Chỉ tiêu 1: phát triển mạng lưới tín dụng
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng cung ứng vốn một cách tiện lợi cho khách hàng và chiến lược mở rộng hoạt động kinh doanh về khu vực nào đó của NHTM nhằm góp phần thực hiện quản trị TDNH phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước.
Trong đó:
- Cbq là số lượng chi nhánh và phòng giao dịch bình quân của một NHTM trên địa bàn một tỉnh (khu vực).
- Cn là số lượng chi nhánh và phòng giao dịch của một NHTM trên địa bàn một tỉnh (khu vực) được phân tích.
- Hc là số lượng đơn vị cấp quận, huyện và cấp tương đương của tỉnh, thành phố (khu vực được phân tích).
Tính đặc thù của TDNH của nhiều NHTM là đang ngày càng diễn ra rộng khắp trên phạm vi toàn lãnh thổ quốc gia. Không thể nói một NHTM phục vụ tốt phát triển kinh tế đất nước mà chỉ có một hoặc một số ít chi nhánh đứng chân trên
một địa bàn tỉnh, thành phố. Chỉ tiêu số chi nhánh, phòng giao dịch bình quân trên địa bàn một đơn vị hành chính cấp quận, huyện càng cao càng tốt, phản ánh khả năng phục vụ của NHTM. Việc mở một chi nhánh hoạt động, kéo theo điều động con người, trang bị cơ sở vật chất, phương tiện làm việc, công nghệ ngân hàng hiện đại... để phục vụ cho sự phát triển kinh tế ở đó và các vùng lân cận, thể hiện quản trị tín dụng phục vụ phát triển kinh tế của NHTM.
Chỉ tiêu 2:bình quân số lượng khách hàng một CBTD quản lý:
Trong đó:
- Kbq là số lượng khách hàng bình quân một CBTD quản lý.
- K là số lượng khách hàng vay vốn của chi nhánh NHTM được phân tích. - Ltd là số lượng CBTD của chi nhánh NHTM được phân tích.
Nếu bình quân số lượng khách hàng một CBTD quản lý thấp, phản ánh sự lãng phí về nhân lực của ngân hàng; nếu quá cao, chắc chắn sẽ ảnh hưởng khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu vay và gửi tiền của khách hàng; đồng thời, ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng và phần nào phản ánh sự “bóc lột” sức lao động của ngân hàng đối với người lao động.
Chỉ tiêu 3: mức độ phân cấp phán quyết cho vay đối với các cấp chi nhánh trực thuộc.
Xét về mặt phân cấp phán quyết cho vay, một quản trị tín dụng năng động thể hiện: thứ nhất, phân cấp phán quyết cho vay đối với cấp dưới cao; thứ hai, cấp trên trực tiếp có thể ủy quyền cho cấp dưới phán quyết tín dụng trong phạm vi mức ủy quyền được cấp trên phân cấp.
Tính năng động của quản trị tín dụng càng cao, khả năng đáp ứng nhu cầu vay tiền và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng càng lớn. Tuy nhiên, do khả năng quản lý của các cấp ngân hàng có mức độ giảm dần đối với các cấp thấp, nên phân cấp phán quyết càng cao thường đi theo rủi ro tín dụng lớn hơn. Vì vậy, để đánh giá chỉ tiêu này, cần phải đặt trong mối so sánh với các chỉ tiêu về an toàn tín dụng.