Cho con bú sữa mẹ và các yếu tố khác
Theo kết quả hình 3.5 cho thấy có 99 % bà mẹ trong nghiên cứu cho trẻ bú sau sinh. Tỉ lệ bà mẹ cho con bú sau sinh là rất cao. WHO khuyên rằng các bà mẹ nên cho trẻ bú sớm ngay sau khi sinh, tốt nhất là nửa giờ đầu sau sinh. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú sữa non 90.3% và chỉ 1 số ít bà mẹ 9.7% không cho trẻ bú sữa non.
Trong 196 bà mẹ được phỏng vấn có 60.7% bà mẹ cho trẻ bú thêm sữa công thức và 39.3% không cho bú bú thêm sữa công thức.
Hình 3.5 có 7.1% các bà mẹ kiêng bú khi trẻ bị bệnh và 33.2% bà mẹ ăn kiêng trong khoảng thời gian cho con bú. Khoảng thời gian trẻ bị bệnh có thể do rất nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng dù với bất kỳ nguyên nhân nào thì thời kì này vẫn phải duy trì việc cho trẻ bú mẹ để đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng, nước và điện giải cũng như kháng thể có trong sữa mẹ khi trẻ dưới 6 tháng tuổi. Trong dân gian có rất nhiều những lời khuyên kiêng ăn đối với bà mẹ đang cho con bú do họ nghĩ rằng một số loại thức ăn có thể gây mất sữa hoặc khi mẹ ăn vào cho trẻ bú sữa mẹ sẽ không tốt cho trẻ. Trên thực tế
các nhà chuyên môn khuyên bà mẹ không kiêng cho trẻ bú và không ăn kiêng khem khi đang nuôi con bằng sữa mẹ, nếu có chỉ nên kiêng các loại thức ăn có nhiều gia vị cay, các chất kích thích và đồ uống có hại như rượu, bia…
Tỉ lệ trẻ được cho bú sữa ngoài trong 4-6 tháng đầu
Hình 3.6 cho thấy nghiên cứu chỉ ra rằng có 46.9% bà mẹ cho trẻ bú sữa khác trong 4-6 tháng đầu vì các lý do không đủ sữa 26% và mẹ phải đi làm sớm 20.4%, chỉ rất ít là do bà mẹ có thai trở lại, còn lại 53.1% bà mẹ không cho trẻ bú thêm trong 4-6 tháng đầu. Hai tỉ lệ này là tương đối như nhau. Khi đem kết quả trên so sánh với nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Hoàng Mối, Võ Thị Kim Hoàn tại An Giang [13] có 33.3% bà mẹ cho trẻ bú sữa ngoài với lý do cao nhất là do mẹ thiếu sữa 26.6% các lý do. Còn theo nghiên cứu của nhóm tác giả Nguyễn Lân, Trịnh Bảo Ngọc [11] thì có 54.9% lý do bà mẹ cho con bú thêm sữa ngoài là do đi làm xa, chỉ có 16.9% là do mẹ không đủ sữa.
Như vậy tỉ lệ các bà mẹ cho trẻ bú sữa ngoài cao hơn nghiên cứu của nhóm tác giả Trương Hoàng Mối, Võ Thị Kim Hoàn [13] và lý do chủ yếu thì gần ngang bằng nhau.
Thời gian cho con bú sau sinh và cách cho con bú mẹ
Theo bảng 3.8 có 51.5% bà mẹ cho con bú sau 30 phút - 1 giờ đầu, 36.2% sau 30 phút, 5.6% trong 60 phút -24 giờ và có 6.6% cho trẻ bú sau 24 giờ sau sinh. Như vậy số bà mẹ thực hành cho con bú đúng nửa giờ đầu sau sinh chỉ đạt 36.2%. Trong khi đó số bà mẹ lựa chọn cho trẻ bú sau 30- 60 phút đầu khá cao 51.5% nhưng lại không phải kiến thức đúng. Nghiên cứu của tác giả Ninh Thị Nhung tại Thái Bình [15] có 38.4% bà mẹ cho trẻ bú trong 30 phút đầu. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú 30 phút sau sinh theo nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
Trẻ được bú mẹ theo nhu cầu cần thiết của trẻ
Theo kết quả hình 3.7 có 69.9% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, số bà mẹ không cho trẻ bú mẹ theo nhu cầu chiếm 30.1%, số bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu đạt tỉ lệ cao.
Về cách cho trẻ bú trong ngày thì có 86.7% bà mẹ cho bú theo nhu cầu của trẻ và chỉ có13.3% cho trẻ bú theo giờ nhất định.
Theo bảng nghiên cứu 3.10 cho thấy cách bà mẹ làm khi trẻ không tự bú được. Số bà mẹ có cách làm đúng trong trường hợp này (cố gắng giúp trẻ tự bú) đạt 69.4%, số còn lại bà mẹ vắt sữa đổ thìa hoặc cho trẻ bú bình chiếm 30.6%. Trên thực tế chỉ ra rằng còn nhiều bà mẹ chưa có cách làm đúng khi gặp vấn đề với việc trẻ khó bú mẹ, họ đã chuyển qua cho trẻ bú đổ thìa hoặc bú bình ngay, đây là 1 trong những nguyên nhân khiến trẻ lười hoặc bỏ hẳn thói quen bú mẹ.
Thực hành về thời gian cai sữa cho trẻ
Hình 3.8 có 60.7% bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ khi trẻ 18-24 tháng tuổi, có 28.6% bà mẹ cho trẻ cai sữa mẹ khi trẻ dưới18 tháng tuổi và có10.7% khi trẻ trên 24 tháng tuổi. Khi đem so sánh với kết quả nghiên cứu của tác giả Ninh Thị Nhung tại Thái Bình [15] có 72.4% bà mẹ cai sữa cho trẻ khi trẻ được 12-18 tháng, trên 18 tháng 13.2%.
Như vậy số bà mẹ có thực hành đúng về thời gian cai sữa cho trẻ là 60.7% và thời gian cai sữa đúng ở nghiên cứu của chúng tôi cao hơn của tác giả Ninh Thị Nhung.