1.156. Kết quả đề tài nghiên cún “ Xây dựng cơ sở dữ liệu giám sát đa
dạng thực vật Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh ” của Phòng Sinh thái thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) (Nguyễn Văn Sinh, 2006) đã cho thấy, lớp phủ thực vật tự nhiên của Trạm được chia thành 4 trạng thái đặc trung sau: trảng cỏ, trảng cây bụi, rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa. Trong các khu vực phân bố rừng thứ sinh kín và rừng thứ sinh thưa ngoài quần xã rừng cây lá rộng hỗn loài, do nhiều loài cây gỗ cùng tham gia cấu thành nên tầng tán chiếm phần lớn diện tích, còn có những quần xã do một loài: Sặt (Sinobambusa sat), Nứa (Neohouzeaua dullooa), Giang
1.157. (Ampelocaỉamus patellaris), Bồ đề (Styrax tonkinensis) hoặc Chẹo
(Engelhardtia roxburghỉana), hoặc do ưu hợp của 2 loài (Giang và Nứa) chiếm ưu thế tuyệt đối ở tầng tán.
1.158. Rừng thứ sinh kín phân bố ở độ cao từ 300 m so với mực nước
biển trở lên, gôm quân xã rừng cây lá rộng hôn lõài, quân xẵ rừng ưu hợp Giang Nứã và quần xã rừng ưu thế Sặt. Các quần xã này có những đặc điểm chính sau:
1.159. + Quần xã rừng kín cây lá rộng hon loài: Đây là quần xã duy nhất
trong Trạm ĐDSH mang nhiều đặc trưng của rừng thành thục. Hiện nay được bảo vệ nghiêm ngặt, ít bị tác động, có cấu trúc đặc trưng của rừng nhiệt đới mưa mùa. Rừng thứ sinh được phục hồi sau khai thác kiệt và thời gian phục hồi dài có
nhiều cây gỗ lớn, các cây gỗ có chiều cao trong khoảng 8 - 1 5 m, đường kính dao động trong khoảng 1 0 - 3 5 cm, cá biệt có một vài cá thể Gội (Agalỉa sp.) họ Xoan (Meliaceae) cao tới 25 m và đường kính 50 cm, Nang trứng (Hydrocarpus sp.) cao tới 20 m, đường kính 40 cm. Các cây gỗ tạo ra độ tàn che tương đối lớn 90%. Tầng cây bụi chủ yếu là cây tái sinh tự nhiên còn non, phân bố rải rác. Thảm tươi có thành phần loài nghèo nàn các loài thuộc họ Cỏ (Poaceae), độ dầy rậm. Hệ thống dây leo ít.
1.160. + Quần xã rùng kín Uĩí hợp Giang và Nứa: Phân bố ở những diện
tích ven suối, độ dốc rất lớn, tới 30P. Ngoài Giang và Nứa tạo nên độ tàn che dầy 95% còn có một số loài cây gỗ với mật độ cá thể ít như: Tai chua (Garcinỉa cowa), Ràng ràng (Ormosia baỉansae), Ngát (Gironniera subaequalỉs)...
1.161. + Quần xã rừng kín ưu thế Sặt: Phân bố chủ yếu ở đỉnh núi, rải rác
có thể gặp một số loài cây gỗ như Sau sau (Liquidamba formosana), Lá nến
(Macaranga denticulata), Trám (Canarium sp.)...
1.162. Rừng thứ sinh thưa phân bố ở đai thấp hơn, từ 300 m trở xuống
đến 100 m so với mực nước biển, gồm quần xã rừng thưa cây lá rộng hỗn loài, quần xã rừng thưa ưu thế Bồ đề (Styrax tonkìnensis), Chẹo (Engelhardtỉa roxburghỉana), Giang, và quần xã rừng thưa ưu hợp Giang và Nứa. Độ tàn che trong các kiểu thảm dao động 40 - 60%. Cây gỗ có chiều cao 5 - 15 m.
1.163. + Quần xã rừng thưa cây ỉá rộng hôn loài: Bao gồm các trạng thái
thảm khác nhau về thành phần loài, ưu hợp, cấu trúc nhưng có điểm chung là đang trông quá trình phục hôi băng diên thê thứ sinh. Do tâng tán thưa, ánh sáng lọt xuống mặt đất nhiều nên thành phần loài cây bụi và cỏ tương đối phong phú.
1.164. + Quần xã rừng thưa ưu thế Bồ đề (Styrax tonkỉnensỉs): Phân bố ở
gần khu rùng trồng Keo tai tượng và Keo lá chàm. Các cá thể Bồ đề phát triến tốt, đều, nhiều cây đạt đường kính trên 25 cm ở độ cao ngang ngực.
1.165. + Quẩn xã rừng thưa ưu thê Chẹo (Engelhardtỉa roxburghỉana)'.
Có hai quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo, một ở dưới thấp gần suối bên trong quần xã rừng trồng Keo tai tượng và Keo lá chàm, một ở trên độ cao gần 300 m, gần quần xã rừng thưa ưu thế Giang.
1.166. + Quần xã rừng thưa ưu thế Giang (.Ampelocalamus patellarỉs)’.
Có hai quần xã nhỏ rừng thưa ưu thế Giang, một ở dưới thấp gần quần xã rừng trồng Thông đuôi ngựa và quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo, một ở trên độ cao gần 300 m giữa quần xã rừng thưa ưu thế Nứa và quần xã rừng thưa ưu thế Chẹo.
1.167. + Quần xã rừng thưa ưu thế Nứa (Neohoiizeaua dullooa): Nằm ở
gần đỉnh 300 m đầu tiên từ ngoài vào, giáp với ranh giới của Trạm với xã Ngọc Thanh.
1.168. Thảm cây bụi phân bố ở độ cao dưới 100 m so với mực nước biển.
Các thảm cây bụi này bao gồm các quần xã có hay không có cây gỗ với nhiều trạng thái khác nhau: Thảm cây bụi thấp sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau nương rẫy, thảm cây bụi cao sau trồng rừng không thành, thảm cây bụi cao sau khai thác kiệt. Mỗi một trạng thái có thời gian phục hồi khác nhau, tổ thành thực vật khác nhau chủ yếu thuộc 3 họ: họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Cỏ (Poaceae) và họ Cà phê (Rubiaceae). Cây gỗ chủ yếu là các loài tiên phong, ưa sáng: Ba soi (Macaranga denticuỉata), Bời lời vòng (Litsea verticillata), Kháo (Machilus sp.), Hu đẽĩĩ (Commersonia bartramỉa), Thâu tau (Aporoza dỉoỉca), Bồ cu vẽ (Breynỉa fruticosa) Hoắc quang (Wendlandia panicuỉata), vỏ dụt
(Hymenodictyon oriense). Ngoài ra còn gặp một số họ khác như: Họ Na (Annonaceae), họ Trôm (Sterculiaceae), họ Nhài (Oleaceae), họ Cam (Rutaceae). Cây bụi chủ yếu là các loài thuộc họ Mua (Melastomaceae), họ Sim (Myrtaceae).
1.169. Thảm cỏ gồm thảm cở dạng lúa trung bình vói các ưu hợp Lách
dạng lúa có quần họp Te (Dỉcranopterỉs dỉchotoma), Guột (Dicranopteris linearis).
1.170. Chuxmg 4. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ THẢO LUẬN