Đo tần số bằng phương pháp đếm tần

Một phần của tài liệu Đo lường và điều khiển ổn định điện áp và tần số máy phát điện 3 pha (Trang 61 - 63)

VI. CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU VÀ TẦN SỐ

6.2.3.Đo tần số bằng phương pháp đếm tần

Là phương pháp được sử dụng rộng rãi vì có những ưu điểm vượt trội như - Thiết bị đo gọn nhẹ.

- Dải tần rộng.

- Dễ dàng hiển thị trên nhiều cơ cấu chỉ thị. - Tiêu tốn năng lượng rất ít.

Nguyên lý hoạt động:

Tín hiệu mang tần số cần đo fx được chuyển thành dạng xung vuông có tần số bằng với tần số fx .

Các xung vuông này được đưa vào bộ đếm trong khoảng thời gian nhất định ( thường là 1 giây ) vì thế số xung đếm được qua bộ hiển thị tỷ lệ với tần số

fx cần đo .

Cổng AND sẽ duy trì việc mở cổng theo chu kỳ của xung định thời, nên sẽ cho các xung tín hiệu cần đo tần số tại đầu ra của cổng AND trong khoảng thời gian mở cổng. Bộ đếm sẽ đếm các xung và số đếm sẽ được lưu trữ vào bộ nhớ cũng như được hiển thị. Xung định thời kích khởi bộ đếm tại thời điểm xuất hiện cạnh trước và dừng bộ đếm tại thời điểm xuất hiện cạnh sau của xung nhờ flip – flop. Xung định thời cũng sẽ điều khiển bộ nhớ. Nếu khoảng thời gian của xung định thời là 1 giây, bộ đếm mở cổng trong khoảng thời gian là 1 giây, bộ đếm cho số chu kỳ tín hiệu truyền qua cổng trong một giây, tức là đo trực tiếp tần số của tín hiệu.

Mở rộng thang đo cho máy đếm tần:

Đối với các tần số cao, sử dụng mạch chia 10 để tạo ra các xung định thời từ 1s đến 1ms tuỳ theo các vị trí đặt của chuyển mạch nhiều vị trí. Nếu có 1000 xung của tín hiệu cần đo truyền qua cổng AND trong khoảng thời gian 1ms, thì tần số của tín hiệu là 1000MHz.

Một phần của tài liệu Đo lường và điều khiển ổn định điện áp và tần số máy phát điện 3 pha (Trang 61 - 63)