CÁCH LAØM SUSH

Một phần của tài liệu Quy trình chế biến sản phẩm Cơm nắm chương 1 (Trang 28 - 30)

6 BƯỚC ĐỂ THỰC HIỆN CƠM NẮM

CÁCH LAØM SUSH

Cách làm truyền thống của người Nhật là đổ cơm ra một cái chậu gỗ lớn gọi là “hangiri”, trải mỏng cơm ra để gỗ hút nhanh chất ẩm mà hạt cơm không bị nát nhuyễn. Không có âu gỗ có thể thay bằng chậu nhựa nông song tuyệt đối không dùng chậu bằng kim loại vì chất chua trong gạo phản ứng với các kim loại sẽ tạo ra mùi vị rất khó chịu.

¾ Nấu chín gạo thành cơm; trộn dấm, đường, muối... vào cơm tùy khẩu vị. ¾ Dùng một loại rong biển khô, mềm mỏng gọi là nori, loại rong biển này được ép liền lạc nhiều miếng với nhau thành những tấm vuông vức chừng 30 X 30cm và đóng bao bì rất vệ sinh.

¾ Trải từng tấm rong biển lên những tấm vật liệu như giấy sáp, mành tre mỏng, giấy nhôm v.v... Những tấm vật liệu này chỉ có tác dụng giữ cứng tấm rong biển cho dễ cuốn mà thôi.

¾ Rải dài ít cơm lên tấm rong biển, đặt lên trên cơm cá hồi tươi cắt thỏi dài hoặc cá nục (tùy mùa) dưa chuột và trái bơ cắt dọc, cải cay (wasabi hay còn gọi là mù tạt xanh) và gừng muối cắt sợi, rau... tùy ý ít nhiều. Cuốn chắc tấm rong với phần cơm cho tròn đều tay, rồi ép mí lại cho chặt. Khi ăn dùng dao mỏng bén cắt thành lát dày chừng 2, 5cm. Nước chấm kèm là tương đặc cay hoặc là tương miso với cải cay.

Ngoài cơm là chính, món sushi còn có nhiều thay đổi khác về các loại thực phẩm dùng kèm tùy theo mùa, theo địa phương và cả ý thích riêng từng người nữa. Món sushi tạo một khẩu vị nhất định cho người ăn khi hương vị - tạm gọi là chủ đạo - cho món ăn là vị cá tươi hoặc trứng cá tươi, rong biển tươi (nhất là sushi làm ở những địa phương ven biển). Chính vì vậy mà sushi đã được khai thác trở thành một công nghệ món ăn dân tộc ấn tượng hàng đầu của Nhật Bản. Thành phố nào trên thế giới có nhà hàng ăn Nhật Bản là phải có món sushi và thông thường được bán với cái giá không dành cho giới thu nhập thấp.

Hình 1.15: Các bước làm Sushi

Một phần của tài liệu Quy trình chế biến sản phẩm Cơm nắm chương 1 (Trang 28 - 30)