Một số kiến nghị đối với Tổng Công ty Thép Việt Nam:

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khấu thép (Trang 29 - 32)

3.2.1.1 Đào tạo đội ngũ nhân viên có trình độ, xây dựng một bộ phận chuyên trách về

lĩnh vực tiền tệ, tỷ giá với trình độ chuyên môn cao và có kinh nghiệm:

“Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn”. Muốn công tác phòng

ngừa, hạn chế rủi ro biến động của tỷ giá hối đoái tốt hơn nữa trước hết phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố con người. Nhân lực là yếu tố tiên quyết, quyết định đến thành công hay thất bại của một hoạt động nào đó của doanh nghiệp. Vì vậy, để nâng cao chất lượng trong công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá mang lại, Tổng Công ty trước hết cần phải xây dựng một đội ngũ chuyên trách về quản trị rủi ro hối đoái có chất lượng. Bộ phận này với những am hiểu về thị trường ngoại hối, được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực dự báo và phòng ngừa ngoại hối sẽ đưa ra những quyết định, nhận xét đúng đắn về việc dự báo và phòng ngừa, hạn chế rủi ro hối đoái. Bộ phận này phải theo dõi thông tin liên quan đến tỷ giá và sự biến động tỷ giá một cách thường xuyên và kịp thời.

Muốn vậy, Tổng Công ty cần thiết lập một hệ thống thông tin tiên tiến, nhanh chóng và kịp thời. Từ đó, mọi thông tin có thể đến với nhân viên và ban lãnh đạo Tổng Công ty một cách nhanh chóng và chính xác nhất.

Tổng Công ty Thép Việt Nam cần tuyển dụng và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên về quản trị thương mại quốc tế, quản trị tài chính, có trình độ chuyên môn, nhạy bén với sự biến động của thị trường tiền tệ, thị trường ngoại hối.

3.2.1.2 Tổng Công ty cần phải sử dụng linh hoạt và cẩn thận các công cụ phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá:

Để hạn chế hay phòng ngừa rủi ro do biến động tỷ giá thì Tổng Công ty phải tăng cường tiếp cận và sử dụng các công cụ phòng ngừa. Tuy nhiên, tuỳ vào từng trường hợp, từng thời điểm mà Tổng Công ty cần cân nhắc kỹ lưỡng, phân tích cẩn thận trước khi quyết định chọn phương pháp phòng ngừa nào đó sao cho phù hợp và có lợi

nhất cho Tổng Công ty. Sau đây là một số giải pháp phòng ngừa mà doanh nghiệp có thể sử dụng như:

o Sử dụng các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường ngoại hối như:  Hợp đồng kỳ hạn

 Quyền chọn tiền tệ  Hợp đồng tương lai  Hợp đồng hoán đổi

o Sử dụng kết hợp các giao dịch trên thị trường tiền tệ:

Thị trường tiền tệ là thị trường chủ yếu giao dịch các loại vốn ngắn hạn. Phương pháp này liên quan đến đồng thời hai hoạt đôngj vay và cho vay với hai đồng tiền nội tệ và ngoại tệ. Tổng Công ty có thể sử dụng các hợp đồng vay và gửi ngoại tệ kết hợp mua ngoại tệ trên thị trường ngoại hối để giảm thiểu tổn thất khi có biến động tỷ giá. Đối với một hợp đồng nhập khẩu, có dự báo là tỷ giá USD/VND tăng tại thời điểm thanh toán hợp đồng thì Tổng Công ty thép Việt Nam có thể phòng ngừa thông qua thị trường tiền tệ bằng cách lấy hoặc vay VND để mua USD tương ứng với khoản cần phải trả. Sau đó, tiến hành gửi USD vào ngân hàng với kỳ hạn đến thời điểm thanh toán. Tại thời điểm thanh toán, Tổng Công ty chỉ cần phải rút USD ra để trả. Trong những nghiệp vụ thế này, Tổng Công ty có thể có lợi từ việc ăn phần lãi suất tiền gửi bên ngân hàng.

o Tạo lập quỹ dự phòng:

Tổng Công ty thép Việt Nam có thể tạo lập quỹ dự phòng để bù đắp cho những biến động, rủi ro bất ngờ xảy ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty, đảm bảo cho hoạt động của Tổng Công ty vẫn ổn định khi có biến cố.

Tổng Công ty cần phải so sánh, phân tích kỹ chi phí và cái lợi của mỗi biện pháp phòng ngừa trong từng thời điểm để lựa chọn ra phương pháp phòng ngừa thích hợp nhất.

3.2.1.3 Đa dạng hoá đồng tiền thanh toán:

Việc phụ thuộc quá nhiều vào đồng Đô la khiến cho Tổng Công ty có thể gặp phải khó khăn lớn khi tỷ giá USD/VND tăng. Với dự đoán diễn biến tỷ giá USD/VND sẽ diễn biến khó lường trong thời gian tới và tránh tình trạng Đô la hoá, việc đa dạng

hoá đồng tiền thanh toán là sự lựa chọn khá tốt. Khi đó, Tổng Công ty sẽ chủ động hơn trong việc thanh toán khi mà không còn phụ thuộc quá nhiều vào đồng USD. Trong nhiều trường hợp, khi đồng Việt Nam giảm giá so với đồng Đô la thì nó vẫn có xu hướng tăng giá với một số ngoại tệ khác. Do đó, nó làm giảm rủi ro và thất thoát hơn khi Tổng Công ty dùng USD để thanh toán.

3.2.1.4 Tăng cường hoạt động xuất khẩu:

Một phần lý do vì đặc điểm hoạt động ngoại thương của Tổng Công ty Thép Việt Nam, nhập khẩu là chủ yếu, hoạt động xuất khẩu chỉ mang tính chất nhỏ, lẻ nên nguồn ngoại tệ thu về cũng không được gọi là đáng kể và doanh thu từ hoạt động ngoại thương cũng rất ít. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hơn nữa để thu về nguồn ngoại tệ. Sau đó, dùng chính ngoại tệ đó để thanh toán hợp đồng nhập khẩu. Làm giảm tính phụ thuộc và bị động của Tổng Công ty trong mỗi lần thanh toán cũng như mỗi lần tỷ giá biến động.

3.2.3.5 Tăng khả năng cạnh tranh:

Bằng cách tăng cường quảng bá thươgng hiệu cũng như uy tín của Tổng Công ty và tăng cường việc R&D phát triển sản phẩm về chất lượng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.Để tăng cường hoạt động nhập khẩu hơn nữa thì nhu cầu sử dụng hàng hoá, nguyên phụ liệu nhập khẩu phải tăng. Do đó, Tổng Công ty nên chú trọng tới việc xây dựng thương hiệu, uy tín của mình. Đồng thời, Tổng Công ty nên tăng cường các hoạt động quảng bá và marketing để kích thích nhu cầu tiêu dùng sản phẩm của mình, đặc biệt là trong “thời đại” cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

Ngoài ra, ngay trên hợp đồng nhập khẩu, ngoài ghi rõ đồng tiền thanh toán, Tổng

Công ty có thể dựa vào uy tín và lợi thế của mình để ghi rõ tỷ giá dùng để thanh toán ngay trên hợp đồng. Hay Tổng Công ty có thể tăng cường mở rộng mối quan hệ với các nhà cung ứng cũ và nhà cung ứng mới tiềm năng…v.v

3.2.3.6 Xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý và hiệu quả:

Để hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty đạt hiệu quả cao hơn nữa thì ngoài việc cần có một đội ngũ nhân viên giỏi, có trình độ chuyên môn và có kinh nghiệm thì Tổng Công ty cần xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, có kỷ luật cao để thôi thúc nhân viên làm việc nghiêm túc nhưng cũng phải xây dựng

một chế độ đãi ngộ thật tốt để nhân viên nhiệt tình với công việc và trung thành với Tổng Công ty hơn.

3.2.3.7 Tăng cường công tác quản trị nguồn vốn và phát triển công tác quản lý hơn nữa:

Để giải quyết tốt vấn đề chi phí do nguyên nhân nguồn vốn bị thất thoát và tham nhũng thì ban lãnh đạo cần quản lý nguồn vốn chặt chẽ hơn nữa

3.2.3.8 Tăng cường tiết kiệm chi phí kinh doanh nhất là chi phí nhập khẩu:

Tổng Công ty cần nâng cao việc xây dựng ngân sách kinh doanh một cách khoa học và hợp lý để giảm thiểu được những lãng phí, những chi phí không cần thiết trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Đồng thời cần tuyên truyền và có biện pháp cưỡng chế thích hợp việc mỗi cá nhân trong cơ quan thực hiện tiết kiệm điện, nguồn nước và của công.

Một phần của tài liệu Ảnh hướng của biến động tỷ giá hối đoái tới hoạt động nhập khấu thép (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w