của Tổng Công ty Thép Việt Nam:
3.1.3.1 Nguyên nhân khách quan:
Hậu quả và “tàn tích” của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2007- 2010 đã dẫn đến tình trạng mất giá tiền tệ quy mô ở nhiều nước trên thế giới, là một cuộc đổ vỡ nhiều hệ thống ngân hàng, xảy ra hàng loạt tình trạng đói tín dụng, tình trạng đói chứng khoán…Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Tỷ giá USD/VND ngày càng trở nên khó dự báo và kiểm soát, thị trường tỷ giá hối đoái đầy biến động trong khi các chính sách điều tiết của Chính phủ chưa thật sự kìm hãm được những biến động đó. Do đó, việc dự báo càng ngày càng trở nên khó khăn và phức tạp
Bên cạnh đó, thị trường hối đoái Việt Nam mang đặc trưng là thiếu các công cụ phòng chống rủi ro tỷ giá, các doanh nghiệp dễ chịu tổn thất khi tỷ giá biến động và vì vậy, việc điều hành chính sách tiền tệ theo những mục tiêu kinh tế lớn thường gặp nhiều trở ngại. Các công cụ phái sinh ở Việt Nam còn khó tiếp cận và nhiều hạn chế, chi phí lại cao. Mặt khác, thói quen và tập quán kinh doanh là những cản trở lớn đối với quá trình phổ biến các công cụ phái sinh ở nước ta.
3.1.3.2 Nguyên nhân chủ quan:
Tổng Công ty Thép Việt Nam chưa có phòng ban chuyên trách về lĩnh vực dự báo và phòng ngừa rủi ro hối đoái. Do đó, chưa có nhân viên với đầy đủ trình độ chuyên môn chuyên trách về công tác này. Mọi công việc liên quan đến việc phòng ngừa và dự báo đều do phòng Tài chính- kế toán và phòng Kinh doanh đảm nhận. Cho nên hiệu quả đạt được chưa thực sự cao. Trong khi tỷ giá hối đoái là một vấn đề phức tạp cần có sự nghiên cứu cẩn thận và đầu tư kỹ lưỡng.
Hoạt động nhập khẩu của Tổng Công ty phụ thuộc quá nhiều vào đồng Dollar. Thêm vào đó, nguồn cung ngoại tệ không sẵn có, xuất khẩu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong các hoạt động ngoại thương, nên ngoại tệ nếu có thì số lượng cũng không nhiều.
Công tác quản trị quá trình “giải ngân” chưa cao, những chiến lược, biện pháp về vốn còn chưa thực tế, tính khả thi chưa tốt