Sinh khối tƣơi của cây bụi trong địa điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và tích luỹ cacbon của một số quần xã cây bụi tại trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 29 - 32)

Kết quả tính toán sinh khối tươi cho từng loài được thể hiện ở bảng 3.6.

Bảng 3.6. Sinh khối tươi của cây bụi ở OTC 1 (Tấn /ha)

STT Loài Trên mặt đất Dƣới mặt

đất Tổng Thân cành Rễ 1 Mua 3,75 1 1,63 6,38 2 Cỏ lào 1,59 0,04 0,53 2,16 3 Ba chạc 1,75 0,31 0,78 2,84 4 Sầm 1,19 0,19 0,25 1,63 5 Mộc trắng 0,13 0,03 0,03 0,19 6 Lấu 0,17 0,09 0,09 0,35 7 Bồ cu vẽ 0,09 0,06 0,06 0,21 8 Trọng đũa 0,06 0,01 0,03 0,1 9 Bùm bụp 0,01 0,006 0,006 0,02 10 Thẩu tấu 1,87 0,31 0,44 2,62 11 Sim 5 0,5 1,25 6,75 12 Tháu kén 1,81 0,07 0,81 2,69 13 Ba gạc 0,19 0,09 0,09 0,37 14 Ké lá hình thoi 0,47 0,19 0,31 0,97 15 Vỏ dụt 0,19 0,03 0,03 0,25

Qua bảng 3.6 ta thấy:

- Sinh khối tươi biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi. Sim có khối lượng tươi cao nhất, khoảng 6,75 tấn/ha, tiếp đến là mua có sinh khối tươi khoảng 6,38 tấn/ha. Ba chạc có sinh khối tươi 2,84 tấn/ha. Cỏ lào tuy có số lượng cá thể nhiều nhưng do đường kính trung bình thấp nên sinh khối tươi chỉ đạt 2,16 tấn/ha. Trọng đũa có sinh khối tươi 0,1 tấn/ha và thấp nhất là bùm bụp khoảng 0,02 tấn/ha. Xếp theo thứ tự giảm dần về khối tươi của các loài cây bụi trong OTC 1 thì Sim > Mua > Ba chạc> Thau kén > Thẩu tấu > Cỏ lào > Sầm > Ké lá hình thoi > Ba gạc > Lấu > Vỏ dụt > Bồ cu vẽ > Mộc trắng > Trọng đũa > Bùm bụp.

- Sinh khối tươi của từng bộ phận cũng rất khác nhau tập trung chủ yếu vào phần thân cành và rễ. Sinh khối trên mặt đất (thân cành và lá) chiếm tỷ lệ đáng kể so với tổng sinh khối, cao nhất là Vỏ dụt chiếm 88%, tiếp đến là Sầm chiếm 84,66%, Mộc trắng chiếm 84,21%, Trọng đũa chiếm 70% và thấp nhất là Ké lá hình tròn chiếm 68,04%.

3.2.2.2. Sinh khối tƣơi của cây bụi trong địa điểm 2

Kết quả tính toán sinh khối tươi cho từng loài được thể hiện ở bảng 3.7

Bảng 3.7. Sinh khối tươi của cây bụi ở OTC 2 (Tấn/ha)

STT Loài Trên mặt đất Dƣới mặt đất

Tổng Thân cành Rễ 1 Mua 3,5 1,19 1,65 6,34 2 Cỏ lào 0,22 0,03 0,13 0,38 3 Sim 0,41 0,03 0,25 0,69 4 Tháu kén 0,44 0,03 0,22 0,69

Qua bảng 3.7 ta thấy:

- Sinh khối tươi biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi. Loài Mua có sinh khối tươi cao nhất, khoảng 6,34 tấn/ha, tiếp đến là Sim và Sầm vào khoảng 0,69 tấn/ha, thấp nhất là Cỏ lào với 0,38 tấn/ha.

- Sinh khối của từng bộ phận cũng rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào phần thân cành và rễ. Sinh khối trên mặt đất (thânh cành và lá) chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng sinh khối, cao nhất là Mua chiếm 73,97%, tiếp đến là Sầm chiếm 68,12%, Cỏ lào chiếm 65,78% và Sim chiếm 63,76%.

3.2.2.3. Sinh khối tƣơi của cây bụi trong địa điểm 3

Kết quả tính toán sinh khối tươi cho từng loài được thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8. Sinh khối tươi của cây bụi ở OTC 3(Tấn /ha)

TT Loài Trên mặt đất Dƣói mặt đất

Tổng Thân cành Rễ 1 Mua 1,25 0,44 0,72 2,41 2 Sim 1 0,34 0,53 1,87 3 Tháu kén 2,44 0,07 1,37 3,58 4 Cỏ lào 0,22 0,03 0,12 0,37 5 Ba chạc 1,25 0,59 0,75 2,59 6 Trọng đũa 0,28 0,03 0,19 0,5 Qua bảng 3.8 ta thấy:

- Sinh khối tươi biến động rất khác nhau giữa các loài cây bụi. Tháu kén có sinh khối tươi cao nhất, khoảng 3,58 tấn/ha, tiếp đến là Ba gạc 2,59 tấn/ha, Mua là 2,41 tấn/ha, Sim là 1,87 tấn/ha, Trọng đũa là 0,5 tấn/ha, thấp nhất là Cỏ lào với 0,37 tấn/ha.

- Sinh khối tươi của từng bộ phận cũng rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào thân cành. Sinh khối trên mặt đất chiếm tỉ lệ đáng kể so với tổng sinh khối.

3.3. Sinh khối khô của cây bụi 3.3.1. Sinh khối khô ở 3 địa điểm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc sinh khối và tích luỹ cacbon của một số quần xã cây bụi tại trạm đa dạng sinh học mê linh (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)