KẾT LUẬN CHƯƠNG

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở việt nam luận án TS luật (Trang 37 - 39)

Xuất phát từ hai tiền đề quan trọng: tập quán là các qui tắc xử sự hình thành tại các cộng đồng nhất định; và tập quán được áp dụng tại các nền tài phán riêng biệt, Chương 1 đã đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài luận án. Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đã có các nghiên cứu sâu và có tầm bao phủ lớn và có các thành tựu khoa học rất lớn mà không thể không kế thừa. Tuy nhiên các công trình nghiên cứu ngoài nước chỉ có giá trị tham khảo, so sánh, gợi ý các giải pháp… cho Việt Nam, chứ không có ý nghĩa áp đặt hay loại bỏ sự nghiên cứu vấn đề này ở Việt Nam bởi có sự khác biệt giữa các nền tài phán về các vấn đề pháp lý như: việc thừa nhận tập quán như một loại nguồn pháp luật, thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán, tổ chức áp dụng tập quán, thẩm quyền áp dụng tập quán và trình tự, thủ tục áp dụng tập quán, môi trường xã hội và pháp lý cho việc áp dụng tập quán, vai trò của tập quán đối với việc phát triển các loại nguồn pháp luật khác, kỹ thuật chứng minh các qui tắc tập quán được chấp nhận, mô hình áp dụng tập quán... Tuy nhiên, đặc biệt các

công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài đã rất thành công trong việc nghiên cứu nền tảng triết học của tập quán pháp và nêu bật được một số mô hình áp dụng tập quán pháp ở một số nước trên thế giới cần được kế thừa. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam có nhiều thành tựu quan trọng có ý nghĩa rất lớn về cả lý luận và thực tiễn, song do nhu cầu áp dụng tập quán chưa có tính cấp thiết cao, do đó còn để nhiều khoảng trống cho các công trình nghiên cứu tiếp theo.

Bởi các lẽ đó, luận án xác định hướng nghiên cứu mới liên quan tới các vấn đề như: nền tảng lý luận của việc xác định các tình tiết cần chứng minh đối với các qui tắc tập quán pháp, nguyên tắc áp dụng tập quán pháp, thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán pháp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, kỹ thuật chứng minh tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, môi trường pháp lý áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại, và kiến nghị một số vấn đề liên quan tới mô hình áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại.

Luận án từ đó đặt ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu chung và các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu cứu cụ thể liên quan tới lý luận, thực trạng và kiến nghị về áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại. Bằng các phương pháp đã được lựa chọn luận án tìm ra các vấn đề mới cả về phương diện lý luận, thực trạng và kiến nghị đồng bộ liên quan tới luận án chủ yếu đi sâu vào nghiên cứu: nền tảng lý luận của việc xác định các tình tiết cần chứng minh đối với các qui tắc tập quán pháp, nguyên tắc áp dụng tập quán pháp, thứ tự ưu tiên áp dụng tập quán pháp trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, kỹ thuật chứng minh tập quán trong việc giải quyết các tranh chấp thương mại, môi trường pháp lý áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại, và kiến nghị một số vấn đề liên quan tới mô hình áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại.

Chương 2

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG TẬP QUÁN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Áp dụng tập quán giải quyết các tranh chấp thương mại ở việt nam luận án TS luật (Trang 37 - 39)