Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38 - 39)

- Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn thành các văn bản pháp lý hướng dẫn về quy trình, nghiệp vụ thanh toán quốc tế đầy đủ và cụ thể hơn cho ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam phù hợp với quy chuẩn và thông lệ quốc tế như: UCP 500, ỦC522… tạo môi trường pháo lý cho hoạt động thanh toán quốc tế.

- Ngân hàng nhà nước cần sớm hoàn chỉnh chính sách lãi xuất và chính sách tỷ giá hối đoái.

Ban hành cơ chế lãi xuất hợp lý; thu hẹp độ chênh lệch giữa lãi xuất cho vay ngoại tệ và nội tệ, không để lãi xuất cho vay nội tệ lên quá cao như hiện nay, trong khi lãi xuất cho vay ngoại tệ thấp khiến cho tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra.

Nới lỏng hơn nữa biên độ tỷ giá, tạo ra sự linh hoạt trong giá trị đồng tiền, đánh giá đúng mức sức mua của nội tệ so với ngoại tệ.

- Hoàn thiện cơ chế chính sách để có thể tiến tới phát triển thị trường ngoại hối ở Việt Nam. Thị trường ngoại hối là nơi cung cấp các loại ngoại tệ để giải quyết nhu cầu về ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại với nhau. Thành lập thị trường ngoại hối sẽ thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngoại tệ, tạo điều kiện tốt cho các hoạt động thanh toán quốc tế.

- Tiếp tục hiện đại hoá hệ thống thanh toán nhằm tăng cường những tiện ích của dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, tăng nhanh tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng; góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và hiệu quả hoạt động ngân hàng; từ đó, ngân hàng nhà nước có thể kiểm soát được lượng tiền trong lưu thông và giảm thiểu rủi ro tài chính.

Một phần của tài liệu Giải pháp hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu tại Ngân hàng Công thương – chi nhánh Hoàn Kiếm (Trang 38 - 39)