Ban giám đố c:

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam chi nhánh phạm sư mạnh (Trang 25)

- Cơ cấu: gồm 1 Giám.

- Chức năng: quản lý và điều hành chung mọi hoạt động của đơn vị, tiếp nhận các chính sách , quyết định ,kế hoạch của các cấp quản lý của NHNN&PTNT.

2.1.4.2 Phòng kế hoạch –kinh doanh :

- Nghiên cứu , xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng.

- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn, trung và dài hạn Techcombank Phạm Sư Mạnh Giám đốc Chi nhánh P.Kế toán- Ngân quỹ P. Dịch vụ và marketing khách hàng P. Kiểm tra- Kiểm soát nội bộ P. Hành chính-Nhân sự P.Kế hoạch- Kinh doanh

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh , thanh toán quốc tế

- Tổng hợp , phân tích thông tin kinh tế , thông tin phòng ngừa rủi ro nghiệp vụ tín dụng

2.1.4.3 Phòng hành chính - nhân sự:

- Có nhiệm vụ tổ chức hành chính ,phục vụ kinh doanh ngân hàng, văn thư lưu trữ , giao dịch đối nội, đối ngoại, quản lý nhân sự, quản lý tài sản,bảo vệ an toàn cơ quan.

- Trực tiếp quản lý con dấu của chi nhánh, thực hiện công tác tổ chức nhân sự của chi nhánh

2.1.4.4 Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

-Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh tại ngân hàng. - Báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát bằng văn bản cho giám đốc ngân hàng, đưa ra những kiến nghị cần bổ sung, sửa đổi quy chế.

2.1.4.5 Phòng kế toán ngân quỹ

- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh , tổ chức quản lý tài chính kế toán – ngân quỹ trong chi nhánh.

- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ ngân quỹ, kế toán như : thanh toán chuyển tiền trong nước và các nghiệp vụ khác. Ngoài ra còn thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ và thanh toán L/C.

- Hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán ngân quỹ và kiểm soát nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn , quản lý tài sản, vật tư, thu thập, chi phí,xác định kết quả kinh doanh trong chi nhánh.

- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của chi nhánh NHNN&PTNT Việt Nam phê duyệt.

2.1.4.6 Phòng dịch vụ & Marketing khách hàng

- Tổ chức các công tác nhằm đưa ngân hàng đến với ngân hàng, đưa ngân hàng đến với quần chúng, quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng có thể cung cấp cho khách hàng nhằm thu hút khách hàng.

ngày một nhiều, giới thiệu các sản phẩm thẻ có công dụng cao phục vụ nhiều nhu cầu của khách hàng trong thanh toán.

2.2. Thực trạng tình hình kinh doanh tại Chi nhánh

2.2.1. Thực trạng nghiệp vụ huy động vốn tại chi nhánh

Sau 5 thành lập, chi nhánh vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng chi nhánh vẫn đạt được những kết quả khả quan. Ta có thể thấy được số liệu tổng nguồn vốn huy động của 3 năm từ 2009 tới 2011 trong bảng 1:

Bảng 1 : Tình hình huy động vốn của Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh

Đơn vị : tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

ST CC (%) ST CC (%) ST CC (%) ST TL(%) ST TL(%) (1) (2) (3) (4) =(2)-(1) (5)=(4:1)*100 % (6)=(3)- (2) (7)=(6:2)*100% Tổng NV 816,231 100 909,30 8 100 998,79 3 100 93,077 11,4 89,485 9,84 1.Theo từng thành phần kinh tế TGDC 147,64 3 18 236,623 26 308,43 2 31 88,98 60,26 71,809 30,35 TGTCK T 668,588 82 672,685 74 690,36 1 69 4,097 0,61 17,676 2,63 2.Theo tiền tệ Nội tệ 771,168 94 804,61 6 88 840,73 5 84 33,488 4,34 36,119 4,49 Ngoại tệ 45,063 6 104,692 12 158,058 16 59,629 132,32 53,366 50,97 3.Theo kỳ hạn TG có KH 407,97 9 49, 9 561,655 61,8 614,27 61,5 153,67 6 37,66 52,615 9,37 KH=<12 tháng 20,158 4,9 32,568 5,8 46,513 7,6 12,41 61,56 13,945 42,82 KH>12 tháng 387,821 95,1 529,087 94,2 567,757 92,4 141,266 36,43 36,67 7,31 TG không 408,252 50,1 347,65 3 38,2 384,52 3 38, 5 -60,59 -14,84 36,87 10,6

KH

( Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng số liệu trên ta thấy : Công tác huy động vốn của chi nhánh trong những năm qua nhìn chung đạt kết quả tốt. Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn, cơ cấu tiền gửi có chuyển biến tích cực, tỷ lệ tiền gửi hầu như đều tăng qua các năm. Cụ thể là :

- Tổng nguồn vốn ngân hàng huy động được năm 2009 là 816,231 tỷ đồng, năm 2010 là 909,308 tỷ đồng tăng 93,077 tỷ đồng so với năm 2009 và đạt tỷ lệ tăng trưởng là 11,4%

- Tổng nguồn vốn huy động trong năm 2011 cũng tăng so với năm 2010 ở mức 89,485 tỷ đồng, đạt tỷ lệ tăng trưởng là 9,84%.

- Xét cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế : TGDC của năm 2010 với năm 2009 tăng 88,98 tỷ đồng đạt tỷ lệ tăng trưởng là 60,26%.TGDC của năm 2011 so với 2010 tăng 71,809 tỷ đồng đạt tỷ lệ tăng trưởng là 30,35%, do ảnh hưởng chung của khủng hoảng kinh tế nên năm 2009 TGDC đạt mức thấp, sang năm 2010 nền kinh tế đã dần phục hồi, TGDC trong năm 2010 đã tăng ở mức cao và duy trì tăng ở năm 2011. Cũng như TGDC, TGTCKT cũng đã tăng mạnh trong các năm 2010, 2011, tỷ lệ tăng giảm liên hoàn từ 0.61% tăng lên 2.63%, đây là một dấu hiệu, đây là một dấu hiệu phát triển tốt của các TCKT và công tác huy động vốn của chi nhánh đã được đẩy mạnh thu hút ngày càng nhiều TGTCKT.

- Cơ cấu huy động vốn theo tiền tệ: nhìn chung việc huy động vốn nội tệ và ngoại tệ tăng đều theo từng năm. Nguồn vốn nội tệ năm 2010 so với năm 2009 tăng 33,448 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 4,34%. Năm 2011 so với năm 2010 tăng 36,119 tỷ đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 4,49%. Nguồn vốn ngoại tệ tăng mạnh vào năm 2010 tới tỷ lệ tăng trưởng là 132,32% và tiếp tục duy trì tăng vào năm 2011 với tỷ lệ tăng trưởng là 50,97%. Với việc phục hồi của nền kinh tế trong những năm qua và sự điều chỉnh lãi suất huy động vốn nội tệ, ngoại tệ linh hoạt, kịp thời đã góp

phần nâng cao chất lượng, số lượng huy động vốn nội tệ và ngoại tệ.

- Xét cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn: Các loại tiền gửi theo kỳ hạn cũng lần lượt tăng theo các năm, nhưng tỷ lệ tăng giảm liên hoàn có phần giảm đi, cụ thể là : TG có KH với mức giảm liên hoàn từ 37,66% xuống 9,37%, KH =<12 tháng từ 61,65% xuống 42,82%, KH>12 tháng từ 36,43% xuống 7,31%. Chỉ có TG không KH có tỷ lệ tăng giảm liên hoàn tăng từ -14,84% lên 10,6%. Nguyên nhân của sự tăng giảm liên hoàn không đều này là do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu, năm 2008 kinh tế xã hội Việt Nam nói chung cũng như ngân hàng nói riêng cũng gặp nhiều khó khăn để phục hồi.

Để đạt được kết quả như trên, Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh đã chấn chỉnh tác phong làm việc, mở rộng mạng lưới phục vụ tất cả đều lấy chữ tín hàng đầu. Đi đôi với việc thực hiện áp dụng các hình thức huy động vốn với nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đối với khách hàng gửi tiền như : huy động tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm gửi góp… với hình thức trả lãi hàng tháng, quý, năm, lãi sau, linh hoạt, phù hợp với lãi suất và mặt bằng chung của các TCTD trên địa bàn.

2.2.2. Thực trạng nghiệp vụ sử dụng vốn huy động của chi nhánh .

Huy động vốn là tiền đề của hoạt động kinh doanh nhưng sử dụng vốn có hiệu quả mới là trọng tâm của công tác kinh doanh trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Chủ trương của chi nhánh là cho vay tất cả các thành phần kinh tế, khách hàng được bình đẳng trong vay vốn của ngân hàng. Tình hình vốn huy động được sử dụng cho vay được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2: Hiệu suất sử dụng vốn huy động

Đơn vị : tỷ đồng

STT Chỉ tiêu Cách tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1 Doanh số cho vay 1 521,142 651,842 786,562

2 Tổng nguồn vốn huy động 2 816,231 909,308 998,793

3 Hiệu suất sử dụng vốn huy động 3=(1:2)*100% 63,85% 71,69% 78,75%

Techcombank Phạm Sư Mạnh năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng trên ta thấy:

- Doanh số cho vay và hiệu suất sử dụng vốn của chi nhánh đều tăng qua các năm cụ thể là 2009 với hiệu suất sử dụng vốn huy động là 63,85%, năm 2010 là 71,69% và năm 2011 là 78,75%. Nhờ công tác marketing, cũng như các chính sách ưu đãi cho vay hợp lý…Chi nhánh đã cải thiện đáng kể doanh số cho vay trong các năm vừa qua, và cơ cấu cho vay cũng không ngừng tăng qua các năm, cụ thể được biểu hiện qua bảng sau :

Bảng 3 : Tình hình sử dụng vốn tại chi nhánh NHTMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2010/2009 Năm 2011/2010

ST CC (%) ST CC (%) ST CC (%) ST TL (%) ST TL (%) (1) (2) (3) 4=2- 1 5=(4:1)*100% 6=3- 2 7=(6:2)*100% Tổng dư nợ 254 100 355 100 451 100 101 39,76 96 27,04 Phân theo kỳ hạn Ngắn hạn 212 83,4 6 241 67,8 9 295 56,0 6 29 13,69 54 22,4 Trung và dài hạn 42 16,5 4 11 4 32,1 1 15 6 43,9 4 72 171,43 42 36,82

Phân theo tiền tệ Nội tệ 248 97,6 4 33 8 95,21 41 9 92,9 90 36,3 81 23,96 Ngoại tệ 6 2,36 17 4,79 32 7,1 11 183,33 15 88,24 Phân theo thành phần kinh tế

Hộ gia đình,

DNNN 10 3,94 22 6,2 35 7,76 12 120 13 59,09 DNNQD 228 89,7 6 30 3 85,35 36 9 81,82 75 32,9 66 21,8

(Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh năm 2009, 2010, 2011)

Qua bảng trên ta thấy :

- Tổng dư nợ từ năm 2009 tới 2011 có xu hướng tăng đều, năm 2009 với tổng dư nợ đạt 254 tỷ đồng, do phải đối mặt với lạm phát tăng cao(theo tính toán lạm phát sơ bộ là 20% ), nhất là chi nhánh có nhiều thay đổi trong hệ thống sau khi được nâng cấp thành chi nhánh cấp 1 vì vậy tổng dư nợ có thể chưa đạt so với dự kiến. Nhưng sang năm 2010 đã đạt tới 355 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tăng 39,76% tiếp đến năm 2011 đạt mức 451 tỷ đồng, tỷ lệ tăng trưởng tăng 27,04%, do đầu năm chi nhánh đã đầu tư tập trung chủ yếu cho các phương án, dự án thực sự có hiệu quả không phân biệt thành phần kinh tế

- Xét theo cơ cấu cho vay ta thấy :

+) Phân theo kỳ hạn cho vay : Mức tăng trong cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng qua các năm, cơ cấu trong cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ nhưng tỷ lệ tăng giảm liên hoàn so với các năm tăng từ 13,96% lên 22,4%. Cụ thể năm 2009, cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm 83,46%, năm 2010 là 67,89% và năm 2011 là 56,06%, ngược lại cho vay trung và dài hạn lại tăng mạnh qua các năm, năm 2009 là 16,54% và tới năm 2011 lên tới 43,94%. Có sự tăng này là do chi nhánh đã chú trọng tới các thành phần vay trung và dài hạn, thẩm định và giám sát tốt các thành phần vay có lợi ích cao trong tương lai.

+) Phân theo tiền tệ: cho vay nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao hơn so với cho vay ngoại tệ, trong những năm gần đây do sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, sự hội nhập kinh tế của nước nhà nên cơ cấu cho vay ngoại tệ đã tăng qua các năm, cơ cấu nội tệ giảm không đáng kể, cụ thể: cho vay nội tệ năm 2009 chiếm 97,64%, năm 2010 chiếm 95,21%, năm 2011 chiếm 92,9%. Cho vay ngoại tệ tăng từ 2,36% tới 7,1%.

+) Phân theo thành phần kinh tế: Nhìn chung cho vay hộ gia đình, cá nhân và DNNN có xu hướng tăng cả về cơ cấu và mức tăng trưởng, cho vay DNNQD có xu hướng giảm nhẹ. Năm 2009 với cơ cấu chiếm 6,3% nhưng cho tới năm 2011, cơ cấu cho vay hộ gia đình, cá nhân đã tăng lên 10,42%, tương tự cho vay DNNN cũng tăng từ 3,94% đến 7,76%. Cơ cấu cho vay các DNNQD luôn chiếm tỷ trọng cao trong thành phần kinh tế cho vay, tuy trong những năm vừa qua cơ cấu có giảm ( năm 2008 chiếm 89,76% xuống 81,82% ), do các DNNQD cũng chịu phải những khó khăn chung của nền kinh tế, hơn nữa chi nhánh cũng đang hoàn thiện hơn về việc thẩm định cho vay sau khi được nâng cấp lên cơ cấu cho vay các DNNQD có thể giảm. Trong những năm tới, chi nhánh sẽ có các kế hoạch, chính sách để thu hút hơn nữa các DNNQD, tăng cơ cấu cho vay DNNQD.

2.2.3. Thực trạng các hoạt động nghiệp vụ khác của chi nhánh

2.2.3.1. Hoạt động thanh toán

- Cũng như các hình thức kinh doanh khác, công tác thanh toán tại Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh đang từng bước chuyển đổi và phát triển để phù hợp với yêu cầu thanh toán của nền kinh tế. Năm 2009 tổng số lượng thanh toán chung là 86,248 tỷ đồng. Hai năm tiếp theo, tỷ lệ thanh toán ngày càng gia tăng tương ứng là 154,254 tỷ đồng năm 2010 và 312,454 tỷ đồng năm 2011. Chi nhánh đã áp dụng nhiều hình thức thanh toán khác nhau và đã đạt được hiệu quả như : Hình thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thanh toán bù trừ…

2.2.3.2. Hoạt động ngân quỹ

Những năm gần đây Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh luôn bội thu tiền mặt. Với khối lượng giao dịch lớn song Ngân hàng TMCP Techcombank Phạm Sư Mạnh đã cố gắng tăng cường độ lao động, kiểm đếm, chọn lọc, hạch toán trong ngày để đảm bảo quyển lợi của khách hàng và ngân hàng: Năm 2009 doanh số thu tiền mặt là 25,860 tỷ đồng, doanh số chi tiền mặt là 25,843 tỷ đồng. Năm 2010, doanh số thu tiền mặt là 27,662 tỷ đồng, doanh số chi tiền mặt là 27,640 tỷ đồng. Năm 2011, doanh số thu tiền mặt là 29,548 tỷ đồng, doanh số chi

tiền mặt là 29,486 tỷ đồng

2.2.3.3. Hoạt động kinh doanh ngoại hối

Những năm gần đây, nền kinh tế biến động phức tạp, nhập siêu tăng cao gây thiếu hụt ngoại tệ đã ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động kinh doanh ngoại hối. Tuy nhiên, cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã năng động tìm mọi giải pháp để thu hút khách hàng về mở tài khoản và thanh toán quốc tế cũng như tìm kiếm một số khách hàng có nguồn ngoại tệ lớn bán lại cho ngân hàng. Tình hình kinh doanh ngoại hối năm 2010 đạt mức lãi 86,783 nghìn USD tương đương 109% so với năm 2009, năm 2011 đạt mức lãi 93,857 nghìn USD tương đương 97% so với năm 2010.

2.2.3.3. Hoạt động bảo lãnh

Bảo lãnh là một trong những dịch vụ mà chi nhánh đã thực hiện nhiều năm và ngày càng khẳng định chất lượng, uy tín đối với khách hàng. Với các loại bảo lãnh như : bão lãnh vay vốn trong và ngoài nước, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng …1dưới các hình thức như: phát hành thư bảo lãnh, xác nhận bảo lãnh thông qua mạng truyển tin có ký hiệu mật, các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong những năm vừa qua của chi nhánh cũng tăng lên đáng kể. Năm 2009 đạt mức 0.781 tỷ đồng, tiếp đến là năm 2010 đạt 0.812 tỷ đồng và năm 2011 đạt 3.833 tỷ đồng. Hoạt động bảo lãnh đã góp phần không nhỏ trong tổng thu nhập của chi nhánh.

2.2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHTMCP Techcombank Chi nhánh Phạm Sư Mạnh nhánh Phạm Sư Mạnh

Những năm gần đây, sự phát triển và hội nhập của nền kinh tế Việt Nam đã

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam chi nhánh phạm sư mạnh (Trang 25)