- Khối các module đầu vào/ra : +Khối các module đầu vào :
Chương 5: Điều khiển độ pH trong khu bể trung hòa
5.2.2. Thiết kế hệ thống điều khiển pH trong bể trung hoà
Trong chương 4 ta đã được biết về cơ sở và nguyên tắc thiết kế hệ thống phân cứng trong toàn hệ thống xử lý nước thải. Trong phần này xin đưa ra mô hình hệ thống phần cứng điều khiển pH trong bể trong hoà:
.
Hình 5.6 : Mô hình điều khiển độ pH trong bể trug hòa
Nguyên tắc của hệ thống: tín hiệu lấy từ sensor pH là giá trị pH đầu vào của bể trung hoà, tín hiệu ra của sensor pH (OrbiPac W CPF 81- của hãng Endres + Hauser) được đưa qua transmitter pH Liquisys M CPM 223. Đầu ra của transmitter này tương thích với chuẩn PROFIBUS-PA, qua bộ chuyển đổi DP/PA Couplex truyền lên PLC (soft PLC). PLC đọc giá trị pH do sensor đưa về, tuỳ thuộc vào giá trị pH đo được mà đưa ra luật điều khiển thích hợp. Nếu giá trị pH<6,5 thì cần đưa tín hiệu điều khiển tới đầu ra của bộ vào ra phân tán ET200-M cho phép điều khiển hệ biến tần- bơm cung cấp bazơ vào bể. Nếu giá trị pH>8,5 thì cần đưa tín hiệu điều khiển tới đầu ra của bộ vào ra phân tán ET200-M cho phép điều khiển hệ biến tần- bơm cung cấp bazơ vào bể. Nếu giá trị pH > 8,5 thì cần đưa tín hiệu điều khiển tới đầu ra của bộ vào ra phân tán ET200M cho phép điều khiển hệ biến tần- bơm bơm axit vào bể. Tại mỗi bể đều có các sensor đo mức để báo lượng axit và bazơ hiện tại trong bình. Trong trường hợp này thì ta giả thiết rằng dòng vào mang tính axit và ta điều chỉnh việc bơm bazơ vào bể.
Toàn bộ phần chương trình điều khiển được xây dựng trên phần mềm Step 7- Manager, và WinLC (Window Control Logic). Để bảo đảm độ an toàn cũng như tuổi thọ của thiết bị ta thiết kế thêm các hộp bảo vệ. Nói chung các thiết bị trong hệ thống đều được chọn theo yêu cầu đảm bảo độ an toàn trong xử lý nước thải.Các thiết bị này đã được chọn và nói đến trong chương 4..