Nhóm đề xuất cho rủi ro kinh tế

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích rủi ro quốc gia (Trang 34 - 36)

Kim chế lm phát

Xem xét và thực hiện bước đột phá thực sự là tách Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khỏi Chính phủ Việt Nam, đặt cơ quan này dưới sự giám sát trực tiếp của Quốc hội. Việc tăng tính độc lập của ngân hàng trung ương đối với chính phủ là yêu cầu bức thiết nhằm ngăn chặn tình trạng phát hành tiền nhằm bù đắp thâm hụt ngân sách một cách quá mức.

Cân nhắc thận trọng đối với gói giải cứu bất động sản. Năm 2009, gói kích cầu 6 tỉ USD cũng đã là một bài học đắt giá: vốn không đi đến đúng đối tượng, kinh tế phục hồi không đáng kể trong khi hậu quả lạm phát kéo dài suốt các năm 2011-2012.

Tăng cường công tác kiểm soát giá cả thị trường, chống đầu cơ đồng thời tiếp tục đẩy nhanh việc thị trường hoá giá các mặt hàng thiết yếu như điện, xăng dầu.

Xem li hiu quđầu tư công và chính sách tài khoá

Trong khi dồn gánh nặng kiểm soát lạm phát sang chính sách tiền tệ thắt chặt thì chính sách tài khoá và đầu tư công hoàn toàn mờ nhạt về vai trò. Hiệu quả đầu tư công và sử dụng vốn ngân sách hoàn toàn không được đánh giá khoa học trên phạm vi quốc gia, trong khi ICOR cao và phân bố vốn tiếp tục dàn trải. Do vậy, cần nghiêm túc đánh giá hiệu quả đầu tư công và sử dụng ngân sách trên phạm vi toàn quốc. Nghiêm khắc giảm thâm hụt ngân sách, không vì các vấn đề khác mà vi phạm mục tiêu thâm hụt ngân sách đặt ra. Tổ chức ngay tổng điều tra thực trạng hiệu quả làm việc của công chức nhà nước, đồng thời có biện pháp phù hợp nhằm cắt giảm chi phí lương không cần thiết.

Đối với chính sách tài khoá, cần giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và giá trị gia tăng để cứu hệ thống doanh nghiệp đi đôi với cắt giảm chi ngân sách vào các mục tiêu không ưu tiên. Tạm thời dừng các dự án không có hiệu quả kinh tế hay đòi hỏi quá nhiều vốn. Tăng các chế tài xử lí đối với các hành vi lạm dụng chi ngân sách.

Hoàn thin công cđiều hành lãi sut

Nhanh chóng hoàn thiện cơ sở pháp lý và nội dung kinh tế của lãi suất cơ bản trở thành lãi suất chuẩn.

Ngoài ra, cần giảm bớt việc sử dụng các biện pháp hành chính phi thị trường để điều hành lãi suất. Tuy nhiên, đối với các tổ chức tín dụng yếu kém về thanh khoản, chiếm tỷ trọng thị phần hoạt động ngân hàng rất nhỏ và đang được tái cơ cấu thì Ngân hàng Nhà nước cần áp dụng các biện pháp mạnh kể cả áp dụng trần lãi suất huy động và cho vay ngăn các tổ chức này nâng lãi suất cao trái với định hướng của Ngân hàng Nhà nước (Nhóm nghiên cứu Học viện Chính sách Phát triển, 2012).

Đánh giá hiệu qu xut-nhp khu, tđó cải thiện cán cân thương mại

Khẩn trương có đánh giá toàn diện giá trị gia tăng mà các mặt hàng xuất khẩu hiện nay đang thực sự mang lại vì gia tăng xuất khẩu nhưng lại đi kèm với gia tăng mạnh nhập

khẩu nguyên vật liệu không phải là hướng đi đúng và bền vững. Đề ra các hàng rào kĩ thuật

ngăn cản việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, tăng cường kiểm

soát và xử lí nạn buôn lậu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận phân tích rủi ro quốc gia (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)