Hoàn thiện chính sách quản lý ngoại hối và tỷ giá hối đoái
Chính sách tỷ giá hối đoái:
Chính sách tỷ giá phải được phối hợp đồng bộ với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tiền tệ, lãi suất,ngoại thương,…đồng thời phải có sự hội nhập thị trường quốc tế.
Vấn đề chính sách tỷ giá trong năm 2013 nên thả nổi có kiểm soát, tỷ giá của Việt Nam trong giai đoạn tái cơ cấu nền kinh tế là làm sao để xử lý được dòng ngoại hối đổ vào Việt Nam đầu tư mà không gây ra các hiệu ứng phụ, đặc biệt là lạm phát. Khi dòng vốn nước ngoài vào dồn dập trong một thời gian ngắn, NHNN có thể sẽ phải bơm mạnh tiền đồng ra để mua lại ngoại tệ nhằm ngăn VND tăng giá quá nhanh. Đây là điều mà NHNN đã làm trong thời gian qua giúp cho dự trữ ngoại hối tăng thêm 18 tỉ USD trong năm 2012. Và để ngăn ngừa lạm phát, NHNN đã phải phát hành tín phiếu để trung hoà dòng tiền này. Trong năm 2013, NHNN có thể phải dùng đến công cụ tăng dự trữ bắt buộc nếu như tiền đồng bị bơm ra nhiều quá.
trường. Thị trường có thể nghĩ rằng NHNN đang kìm giữ tỷ giá cố định thay vì đang đỡ, ngăn không cho đồng nội tệ mạnh lên. Ngoài ra, việc tiếp tục mua vào ngoại tệ trong một thời gian ngắn sẽ tạo ra gánh nặng cho chính sách điều hành lãi suất (điều chỉnh cung tiền) để đảm bảo ổn định vĩ mô.
Vì vậy, dựa trên biến động dòng ngoại hối theo mùa vụ từ năm 2006 tới nay, NHNN hãy để cho VND mạnh lên trong ít nhất là nửa đầu năm 2013 và có thể sau đó để VND yếu hơn đi vào giai đoạn cuối năm. Việc để tỷ giá biến động như vậy thể hiện cam kết của NHNN chuyển việc điều hành chính sách tỷ giá theo hướng thả nổi có kiểm soát (biên độ +/-3%), tránh việc hiểu nhầm rằng NHNN theo đuổi chính sách tỷ giá cố định.
Về quản lý ngoại hối:
Cần có chiến lược tăng dự trữ ngoại phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia. Ngoại tệ chuyển vào nước ta chủ yếu là kiều hối, ngoại tệ do cá nhân mang từ nước ngoài về, nguồn ngoại tệ do khách du lịch nước ngoài chi trả tại Việt Nam, tiền lương của người Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp nước ngoài, ngoại tệ từ dòng vốn đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam,… Trong đó, kiều hối là nguồn thu ngoại tệ lớn. Để khai thác tối đa nguồn ngoại tệ này, chúng ta cần tạo niềm tin cho kiều bào về sự ổn định kinh tế – chính trị – xã hội trong nước để họ yên tâm chuyển tiền về nước. Cơ quan hải quan cần kiểm soát chặt chẽ hơn nguồn kiều hối lậu chảy về; Ngân hàng nhà nước khuyến khích các Ngân hàng thương mại mua để tăng nguồn kiều hối thu hút vào ngân hàng và bán cho Ngân hàng nhà nước.
Xây dựng hệ thống nhóm chỉ tiêu dự trữ ngoại hối làm cơ sở cho các nhà quản lý đầu tư dự trữ ngoại hối tuân theo cũng như để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý dự trữ ngoại hối của từng nhà đầu tư. Điều đó góp phần tăng cường ý thức, trách nhiệm đối với các nhà quản lý dự trữ ngoại hối. Các nhóm chỉ tiêu bao gồm: Nhóm chỉ tiêu đáp ứng nhu cầu thanh khoản; Nhóm chỉ tiêu hạn mức sinh lời và rủi ro của hoạt động đầu tư.
Quản lý nợvay nước ngoài
Quản lý chặt chẽ vay nợ nước ngoài gồm vay nợ chính phủ và vay nợ tư nhân về nhu cầu trả nợ, cơ cấu đồng tiền. Hoàn thiện hệ thống thông tin vay nợ nước ngoài, trước hết là tăng cường công tác thống kê nợ nước ngoài. Việc thống kê nợ nước ngoài bao gồm cả nợ dưới hình thức phát hành trái phiếu và do người không cư trú nắm giữ, đặc biệt là luồng vốn đầu tư vào giấy tờ có giá trên thị trường chứng khoán.
Thành lập Hội đồng tư vấn Nợ. Giải pháp này đã được đề ra nhưng cần phải hoạt động độc lập với thẩm định dự án, những người làm trong Hội đồng này cần phải thực sự vô tư, không có khả năng dùng quyền lực của mình để “đặt giá” với các đơn vị xây dựng đề xin vay vốn…nhằm loại trừ tiêu cực trong đánh giá và xét duyệt các dự án vay nợ nước ngoài.
Đánh giá lựa chọn các phương thức vay nợ nước ngoài sao cho vừa thỏa mãn được
nhu cầu vay nợ vừa có mức lãi suất không quá cao.
Cần quy định cụ thể trong văn bản quy chế vay và trả nợ nước ngoài để cho phía nước ngoài cũng như phía chính quyền và doanh nghiệp địa phương biết rằng “Chính phủ không chịu trách nhiệm khoản vay doanh nghiệp địa phương nếu như không được Chính phủ chấp thuận và bảo lãnh”. Đồng thời, cần có biện pháp cấp bách để hướng dẫn triển khai thực hiện quy chế trên một cách nghiêm túc và hiệu quả. Thận trọng xem xét khả năng trả nợ nhằm hạn chế rủi ro khi phát hành trái phiếu quốc tế.
Hoàn thiện và phát triển hệ thống thịtrường tài chính
Đối với thịtrường tiền tệ
Đây là thị trường lớn nhất trong hệ thống thị trường tài chính nước ta hiện nay. Vai trò của nó là cung cấp nguồn vốn cho các chủ đầu tư. Trong những năm qua, thị trường tín dụng của nước ta không ngừng lớn mạnh nhưng vẫn còn một số điểm bất cập cần được khắc phục sớm nhằm nâng cao sức cạnh tranh môi trường đầu tư ở Việt Nam :
• Nâng cao tiềm lực tài chính của các tổ chức tín dụng để đáp ứng yêu cầu nguồn vốn đầu tư
• Đẩy mạnh hình thức đồng tài trợ nhằm nâng cao khả năng cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế
• Nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ đối với mỗi tổ chức tín dụng cũng như trong toàn bộ hệ thống tín dụng
• Giảm thiểu sự bất bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, các thành phần kinh tế • Thực hiện quản trị rủi ro tín dụng chặt chẽ.
Đối với thịtrường chứng khoán
trong thời gian tới:
Thứ nhất, tiếp tục đồng bộ hệ thống luật pháp, điều tiết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư sẽ e ngại đầu tư vào một nước có hệ thống luật pháp yếu kém, không minh bạch và hệ thống tài chính thiếu nhất quán. Hệ thống kiểm soát ngoại hối liên quan đến tự do hóa tài khoản vốn cũng là mối quan tâm lớn của các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng ta sẽ đi theo quan điểm rằng các chính sách tự do hóa tài khoản vốn tại Việt Nam phải rất thận trọng.
Thứ hai, cần tiếp tục các chính sách mở rộng thị trường tài chính cả về quy mô và chất lượng. Chúng ta bây giờ cần phát triển hệ thống tài chính theo một lộ trình thích hợp, phù hợp với các chính sách mở cửa thị trường. Cần xem xét các nội dung hoạt động chính như sau: Hỗ trợ cung thị trường; Nâng cao chất lượng các sản phẩm thị trường; Xây dựng năng lực các trung gian thị trường; Đồng bộ việc tổ chức, cơ cấu và giám sát thị trường của cơ quan quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng; Cải thiện cơ sở hạ tầng thị trường vốn, hệ thống giao dịch và hệ thống cung cấp thông tin.
Thứ ba, áp dụng thông lệ quốc tế về quản trị công ty và tiếp tục cải cách hệ thống hành chính và quản lý kinh tế của Nhà nước.
Thứ tư, ban hành các chính sách khuyến khích hoạt động dài hạn của các nhà đầu tư thể chế nước ngoài.
Tóm tại, đầu tư theo danh mục thông qua thị trường chứng khoán, thị trường vốn, đặc biệt sự tham dự của các nhà đầu tư nước ngoài luôn là những xung lực mạnh cho phát triển và tăng trưởng tại các nước đang phát triển.
Dưới góc độ cơ quan quản lý thị trường, Bộ Tài chính và Uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ tiếp tục các biện pháp phát triển bền vững thị trường vốn, thị trường chứng khoán để tạo một môi trường an toàn, minh bạch và hiệu quả cho đầu tư và bảo vệ các nhà đầu tư.