Nhà XK không thực hiện đúng những quy định trong L/C

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư LC và các biện pháp phòng tránh (Trang 49 - 57)

II. PHÂN LOẠI L/C

b) Nhà XK không thực hiện đúng những quy định trong L/C

* Phân loại rủi ro:

- Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp.

- Chuyờn chở hàng hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới : Chuyển tải hàng hóa - Chuẩn bị hàng hóa không đúng yêu cầu của hợp đồng

* Tình huống

(Nguồn:http://my.opera.com/HoangVietPG/blog/index.dml/tag/Tranh%20ch%E1%BA %A5p%20ngo%E1%BA%A1i%20th%C6%B0%C6%A1ng_V%E1%BB%A5%203)

Diễn biến của một vụ kiện do trung tâm trọng tài quốc tế VIAC, bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam thụ lý. Chúng ta hãy cùng nhau nghiên cứu và thảo luận.

Nguyên đơn: Công ty TNHH THẫP THÀNH LONG (Người mua Việt Nam).

Bị đơn: Công ty XINXIN TRADING DEVELOPMENT CO.,LTD (Người bán Trung Quốc).

Ngày 15/5/2006 Nguyên đơn ký hợp đồng số TL/XX0306 mua của Bị đơn 750MT thộp gúc Q235 (+/- 10%) giá 445 USD/MT CNF FO cảng Hải Phòng theo Incoterms 2000.

- Giao hàng chậm nhất 30/6/2006.

- Thanh toán bằng L/C không huỷ ngang trả tiền ngay.

- Điều 8 của hợp đồng quy định: trong trường hợp chất lượng của hàng ở cảng đến không phù hợp với hợp đồng, Người mua có thể khiếu nại Người bán bằng biên bản giám định do SGS cấp và gửi cho Người bán trong vòng 40 ngày kể từ ngày hàng đến cảng đến. Ngày 17/5/2006, Nguyên đơn mở L/C số 009LC01061370002 tại NH thương mại cổ phần Đông Á cho Bị đơn hưởng lợi.

Ngày 8/6/2006 lô hàng đầu tiên 436,484 MT đã cập cảng Hải Phòng. Nguyên đơn tự thấy hàng không đủ tiêu chuẩn chất lượng nên đã không nhận hàng và thông báo cho Bị đơn về những khiếm khuyết của lô hàng.

Ngày 25/7/2006, Nguyên đơn đã kiện Bị đơn lên VIAC. Trong đơn kiện Nguyên đơn đưa ra bằng chứng nói Bị đơn thừa nhận lô hàng “cú vấn đề nghiêm trọng” (Trong công văn gửi Nguyên đơn ngày 23/6/2006) và cam kết “sớm giải quyết vấn đề tái xuất hàng trong thời gian sớm nhất” (Trong công văn gửi Nguyên đơn ngày 27/6/2006).

Đồng thời trong công văn gửi cho Hải quan Việt Nam và cho Nguyên đơn, Bị đơn đã thừa nhận lô hàng không đạt tiêu chuẩn XK theo hợp đồng, và cam kết sẽ thay thế hàng trong thời hạn 10 ngày. Tuy nhiên đến nay Bị đơn vẫn chưa thực hiện việc thay thế lô hàng. Nguyên đơn yêu cầu Bị đơn phải trả khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng là 8% giá trị toàn bộ lô hàng, tương đương 26.700 USD, cộng với các khoản thiệt hại khác sẽ tính toán sau. Trong bản tự bảo vệ ngày 1/10/2006 Bị đơn khẳng định đã giao hàng đúng hợp đồng là loại thép Q235B, cho rằng “dự mặt lụ thộp có vết chân chim trong phạm vi cho phép, nhưng không hề ảnh hưởng đến việc sử dung nó một cách bình thường”.

Bị đơn cho rằng Nguyên đơn đã đặt nhầm hàng vì sau đó ngày 2/8/2006 lại kí hợp đồng mua của Bị đơn thép Q345 với cung quy cách như hợp đồng TL/XX0306, nên không có thiện chí nhận hàng.

Lô hàng thứ hai 286,898 MT đưa lên thuyền ngày 18/6/2006 cập cảng Hải Phòng ngày 28/6/2006 nhưng Nguyên đơn không đến xem hàng. Bị đơn nhiều lần đề nghị NH thanh toán nhưng không được thanh toán. Đồng thời Bị đơn đưa ra văn bản Nguyên đơn gửi cho NH Đông Á trong đó đề nghị huỷ L/C ngày 20/6/2006.

Bị đơn cũng đưa ra lí do đã hơn 80 ngày nhưng chưa nhận được bất kì chứng từ nào của SGS tức là Nguyên đơn đã tự mình từ chối quyền yêu cầu bồi thường theo hợp đồng. Trong văn bản trả lời Nguyên đơn phủ nhận việc mua nhầm hàng và nói rằng chất lượng lô hàng Bị đơn cung cấp là quỏ kộm. Giám đốc bên Bị đơn cũng thừa nhận “hàng có vấn đề nghiêm trọng về chất lượng” nên không cần mời SGS giám định.

Nguyên đơn cũng khẳng định việc NH Đông Á không tiến hành thanh toán là theo yêu cầu của NH của Bị đơn. Nguyên đơn cho rằng việc NH này yêu cầu NH Đông Á ngừng việc thanh toán và trả lại bộ chứng từ là do họ cũng đã nhận ra bộ chứng từ không phù hợp với chất lượng của lô hàng trên thực tế và không phù hợp với quy định của hợp đồng.

* Giải pháp:

- Đối với rủi ro chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp:

Ước luợng thời gian chuẩn bị hàng và gom hàng Chúng ta phải ra một khoảng thời gian cụ thể, quy định trong hợp đồng bắt buộc nhà XK phải thực hiện để tránh tình trạng kéo dài, dây dưa không chịu giao hàng.việc này hoàn toàn có thể thực hiện được vì đây là quyền lợi của chúng ta. Đây là việc mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện và điều này được quy đinh trong hợp đồng giữa hai bên.

Ước lượng thời gian đưa hàng lên tàu:

Cũng giống như giải pháp ở trên, giải pháp này chúng ta có thể thực hiện được và không hề tốn chi phí. Thực hiện tu chỉnh L/C khi thấy không thực hiện được:

Nếu cả hai bên đồng ý thì chúng ta mới có quyền điều chỉnh nó. Việc này đôi khi đòi hỏi phải tốn chi phí vì khi sửa đổi chứng từ thì liên quan đến các cơ quan chứng nhận.

Thời gian đưa hàng lên tàu nên tính toán và thỏa thuận cụ thể, hợp lý. Thực hiện tu chỉnh L/C nếu thấy không thực hiện được .

- Đối với rủi ro chuyên chở hàng hóa không đúng quy định của L/C dẫn tới :- Chuyển tải hàng hóa:

+ Khảo sát tuyến vận tải ngay sau khi ký hợp đồng + Thuê tàu chuyến nếu hàng nhiều

+ Chọn hãng tàu có thế mạnh về tuyến vận chuyển đó + Tu chỉnh L/C nếu cần

Trường hợp giao hàng từng phần: trước hết phải đọc kỹ để nắm vững yêu cầu của L/C: + Cho phép giao hàng làm mấy lần

+ Thời gian giao hàng mấy lần + Khối luợng hàng giao mấy lần

+ Đọc kỹ, mua và chuẩn bị hàng đúng yêu cầu của hợp đồng + Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần.

2.4. Rủi ro trong thanh toán:

Bao gồm rủi ro:

- Do không xuất trình đuợc bộ chứng từ theo đúng quy định L/C

- Tính pháp lý của bộ chứng từ thanh toán: Chứng từ giả, không trung thực, nội dung hàng hóa không phù hợp với chứng từ

* Tình huống (Nguồn: InfoTv)

Thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp Việt Nam mua hàng của khách hàng Hồng Kụng đó bị lừa mất tiền, nhất là trong thời gian hiện nay nền kinh tế Hồng Kụng nói riêng và thế giới nói chung gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng khủng khoảng tài chính toàn cầu khiến cho số lượng các vụ lừa đảo càng gia tăng.

Đó là thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kụng cảnh báo đối với các doanh nghiệp Việt Nam về các rủi ro trong ký kết hợp đồng với khách hàng Hồng kụng.

Cơ quan này còn đưa ra một số vụ điển hình đã xảy ra trong thời gian qua như vụ một doanh nghiệp vận tải Việt Nam đã chuyển toàn bộ tiền mua dầu và phí đại lý trả trước cho đại lý tầu biển Hồng Kụng để mua dầu khi ghé qua cảng Hồng Kụng. Tuy nhiên khi tàu ghé qua để mua dầu thì được biết công ty này đã đóng cửa từ vài tháng nay và không thể liên lạc được. Một trường hợp khác là doanh nghiệp sản xuất Việt Nam ký hợp đồng với một công ty Hồng Kụng mua 500 tấn xương thịt trị giá trên 4 tỷ đồng, phương thức thanh toán L/C stand-by, thanh toán trước 40% trị giá hợp đồng. Tuy nhiên, đối tác Hồng Kụng đó “biến mất” sau khi nhận được tiền ứng trước hợp đồng.

Doanh nghiệp xuất NK đồ hộp Việt Nam cũng gặp trường hợp tương tự khi mua bột cà chua của một công ty Hồng Kụng, phương thức thanh toán TTR, thanh toán trước 50% trị giá hợp đồng cũng bị đối tác “lặn” sau khi đã nhận số tiền thanh toán trước.

Đối với trường hợp sau thì doanh nghiệp Hồng Kụng khụng “lặn” mà điều đáng bàn ở đây lại là chất lượng sản phẩm. Mặc dù bị nhiễm melamine vượt mức cho phép nhưng doanh nghiệp Hồng Kụng vẫn làm Giấy chứng nhận kiểm dịch y tế giả mạo để bán cho doanh nghiệp Việt Nam.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Hồng Kụng, cỏc doanh nghiệp Việt Nam bị lừa đảo đa số là những giao dịch lần đầu, các doanh nghiệp Việt Nam không tìm hiểu và điều tra kỹ đối tác nên không biết tình hình tài chính của bạn hàng. Có công ty Hồng Kụng đang trong quá trình làm thủ tục phá sản nhưng vẫn ký hợp đồng bán hàng cho công ty Việt Nam nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiền ứng trước hợp đồng; Một số công ty Việt Nam chỉ giao dịch qua thư điện tử, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm tra được tính xác thực của địa chỉ, số điện thoại, tên công ty có chính xác và có tồn tại trên thực tế hay không; Một số doanh nghiệp Việt Nam nhận được chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi… nờn đó nhanh chóng ký kết hợp đồng và thanh toán ứng trước mà chưa kiểm tra về đối tác; Nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn sử dụng phương thức thanh toán được coi là nhiều rủi ro là TTR, trả trước một tỷ lệ phần trăm khá cao trị giá lô hàng. Ngay

đối với phương thức L/C, phía Việt Nam cũng đã thanh toán trước cho khách hàng một tỷ lệ nhất định trị giá lô hàng.

* Giải pháp:

- Bố trí nhân sự giỏi về nghiệp vụ ở khâu lập bộ chứng từ - Làm ăn với đối tác có thiện chí

- Thỏa thuận ngay với nhà NK những chứng từ cần xuất trình ngay khi ký hợp đồng ngoại thương.

- Nghiên cứu kỹ những rủi ro sai sót thuờng gặp đối với từng chứng từ

- Đọc, nghiên cứu kỹ những quy định của L/C đối với bộ chứng từ. Thực hiện tu chỉnh L/C nếu cần

- Yêu cầu về nội dung và hình thức của chứng từ phải rõ ràng, không chung chung

- Chứng từ phải do các người có thẩm quyền cấp, C/O, I/P, C/Q, Test Report … Vận đơn do hãng tàu đứng ra lập và khi xếp hàng húa cú đại diện nhà NK kiểm tra giám sát sự phù hợp lịch chạy tàu và vận đơn, B/L phải ghi rõ hàng đã xếp lên tàu.

- Đề nghị nhà NK gửi ngay 1/3 bộ vận đơn gốc thẳng tới nhà NK để kiểm tra, đối chiếu với L/C và hợp đồng

- Chứng chỉ chất luợng do các cơ quan uy tín của NXK hay quốc tế cấp và có sự giám sát, kiểm tra và ký xác nhận của đại diện NK

- Chứng nhận số luợng có sự kiểm tra của đại diện nhà NK hoặc đại diện thương mại của Việt Nam.

2.5. Rủi ro do hãng tàu không tin cậy, do hư hỏng mất mát khi vận chuyển .

* Tình huống (Nguồn: http://bwportal.com.vn/?cid=4,4&txtid=548)

Công ty Hapos của Úc đã ký thoả thuận mua hàng với một đối tác Nhật Bản, nhưng trong những thoả thuận trong hợp đồng Hapos đã để cho đụi tỏc Nhật Bản lựa chọn hãng tàu vận chuyển. Hapos cứ đinh ninh đợi hàng về, nhưng sự việc bát ngờ đã xảy ra, chiếc tàu của hãng tàu trên đường từ Nhật bản đến Úc đã bị hải quan bắt giữ vỡ cú vận chuyển hàng cấm và hàng chưa kê khai hải quan. kết quả là tất cả các hàng hoá mà Hapos đặt cũng bị tịch thu luôn.

* Giải pháp

- Giành quyền chủ động thuê tàu

- Chỉ định hãng tàu nổi tiếng, đặc biệt nên thuê tàu của cỏc hóng cú văn phòng đại diện tại nước nhà NK

3.1. Rủi ro đối với NH phát hànha) Rủi ro kỹ thuật a) Rủi ro kỹ thuật

Trong nghiệp vụ mở L/C, nếu NH phát hành kiểm tra không kĩ đơn xin mở L/C sẽ dẫn đến việc chấp nhận cả những điều khoản hàm chứa rủi ro cho NH sau này.

Khi nhận được bộ chứng từ xuất trình, nếu NH phát hành trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra một cách thích đáng bộ chứng từ, để bộ chứng từ có lỗi, nhà NK không chấp nhận, thì NH không thể đòi tiền nhà NK.

NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo qui định của L/C ngay cả trong trường hợp nhà NK mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản do kinh doanh thua lỗ. Trong trường hợp hàng đến trước bộ chứng từ thì NH phát hành hay được yêu cầu chấp nhận thanh toán cho người thụ hưởng mà chưa nhìn thấy bộ chứng từ. Nếu không có sự chấp nhận trước của người NK về việc hoàn trả, thì NH phát hành sẽ gặp rủi ro khi bộ chứng từ có sai sót, khi đó nhà NK không chấp nhận và NH sẽ không truy hoàn được tiền từ nhà NK. Nếu trong L/C NH phát hành không qui định bộ vận đơn đầy đủ(full set off bills of lading) thì một người NK có thể lấy được hàng hoá khi chỉ cần xuất trình một phần của bộ vận đơn, trong khi đó người trả tiền hàng hoá lại là NH phát hành theo cam kết của L/C.

NH phát hành có thể gặp rủi ro do không hành động đúng theo UCP 500, đó là đưa ra quyết định từ chối bộ chứng từ vượt quá 7 ngày làm việc của NH, theo qui định của UCP 500 là không quá 7 ngày.

b) Rủi ro đạo đức

NH phát hành là NH đại diện cho người NK, nó cung cấp tín dụng cho người NK. NH này thường được hai bên NK và XK thoả thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng, nếu chưa có sự quy định trước, người NK có quyền lựa chọn. Rủi ro đối với NH phát hành là ở chỗ NH phát hành phải thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng theo quy định của L/C trong trường hợp nhà NK chủ tâm không thanh toán hay không có khả năng thanh toán. Vì thế, trước khi chấp nhận phát hành L/C, NH cần thẩm định một cách chặt chẽ giống như việc cấp một khoản tín dụng cho khách hàng.

3.2. Rủi ro đối với NH thông báoa) Rủi ro kỹ thuật a) Rủi ro kỹ thuật

NH thông báo có trách nhiệm phải đảm bảo rằng thư tín dụng là chân thật, đồng thời phải xác minh chữ ký, mó khoỏ (test key), mẫu điện của NH phát hành trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro xảy ra với NH thông báo là khi NH này thông báo một L/C giả hoặc sửa đổi một L/C không có hiệu lực trong khi chính NH chưa xác nhận được tình trạng mó khoỏ hay chữ ký uỷ quyền của NH mở L/C.

b) Rủi ro đạo đức

III. RỦI RO ĐỐI VỚI CÁC NH

NH thông báo là NH được NH mở yêu cầu thông báo một L/C do NH mở phát hành cho người bán. NH thông báo phải chịu trách nhiệm về tính chân thật, hợp lệ của thư tín dụng (bao gồm cả việc xác minh chữ ký, khoỏ mó, mẫu điện…) trước khi gửi thông báo cho nhà XK. Rủi ro đối với NH thông báo xảy ra khi gặp phải một L/C giả (hoặc sửa đổi giả) mà không có ghi chú gì. Theo thông lệ quốc tế thì NH thông báo phải chịu hoàn toàn trách nhiệm với cỏc bờn liên quan.

3.3. Rủi ro đối với NH xác nhậna) Rủi ro kỹ thuật a) Rủi ro kỹ thuật

Nếu bộ chứng từ được xuất trình là hoàn hảo thì NH xác nhận phải trả tiền cho nhà XK bất luận là có truy hoàn được tiền từ NH phát hành hay không. Như vậy, NH xác nhận chịu rủi ro tín dụng đối với NH phát hành.

Nếu NH xác nhận trả tiền hay chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn mà không có sự kiểm tra bộ chứng từ một cách thích đáng, để bộ chứng từ có lỗi, NH phát hành không chấp nhận thanh toán thì NH xác nhận không thể đòi tiền NH phát hành.

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư LC và các biện pháp phòng tránh (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w