0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Đối với sinh viên:

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NLP ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC NHẰM CẢI THIỆN THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM (Trang 37 -43 )

5. Kết cấu đề tài:

3.2 Đối với sinh viên:

Áp dụng phƣơng pháp NLP trong việc tạo động lực học tập.

Giữa những năm 70 của thế kỉ XX, có 2 nhà khoa học đã tự đặt cho mình 1 câu hỏi như sau: “Liệu ta có thể “tạo hình mẫu” (modelling) của những người thành công xuất chúng để trở nên “xuất chúng” hơn không?”.

phương pháp Lập trình Ngôn ngữ Tư duy - NLP (Neuro-Linguistic Programming), NLP là một công cụ, phương pháp giúp chúng con người thay đổi tận góc hành vi của mình thông qua việc “lập trình” lại tư duy của chính mình và còn hơn thế nữa NLP còn có thể điều chỉnh, lập trình lại và thay đổi tận gốc tư duy, hành vi của người khác.

NLP không hề giống bất cứ một phương pháp nào từng được biết đến trước đây. Nó nhắm vào việc thay đổi tận gốc của hành vi, tức thay đổi kiểu suy nghĩ dẫn đến hành vi, vì đặc điểm nổi bật này mà NLP phát huy tác dụng rất hiệu quả trong việc thay đổi một con người. Tất cả các kết quả cuộc đời, năng lực cũng như trình độ đều là hiển thị của cách con người suy nghĩ. Việc thay đổi tận gốc vì vậy là điều bắt buộc nếu một người muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào, hoặc thay đổi các thói quen đã bám rễ.

Trong hơn 3 thập kỉ qua, NLP đã trở nên ngày càng phổ biến trên thế giới vì hiệu quả mà nó mang lại. Đã có nhiều chuyên gia phân tích cho rằng B.Obama, Bill Clinton đã từng sử dụng NLP trong các bài nói để tranh cử của mình. Rất nhiều tên tuổi lớn trong ngành diễn thuyết chuyên nghiệp đã thừa nhận mình có sử dụng NLP, trong đó nổi bật nhất phải kể đến Anthony Robbins, người đang được xem là diễn giả số 1 thế giới hiện nay. Ông đã từng dùng NLP giúp ngôi sao quần vợt Mỹ Andre Agassi lấy lại ngôi vị số 1 thế giới nhờ tạo dựng được các mẫu hành vi của người thành công...

Hiện tại NLP được ứng dụng rất rộng rãi trong các lĩnh vực như: quản lý,

huấn luyện, bán hàng, tâm lý học, thể thao, Y tế, thương thuyết, diễn thuyết và nhiều lĩnh vực khác… đặc biệt là giáo dục thay đổi hành vi con người. Nó là công cụ rất hữu ích cho các nhà lãnh đạo, diễn giả, các chuyên gia tâm lý, các huấn luyện viên, các giáo viên các bật từ tiểu học đến đại học…

Trong giới hạn đề tài, nhóm nghiên cứu sẽ áp dụng 2 kỹ thuật nhằm giải quyết 2 vấn đề nổi bật nhất mà các bạn sinh viên hiện nay đang gặp phải.

1/ Không xác định được mục tiêu học tập: 2/ Kiểm soát stress.

3.2.1 Xác định lại mục tiêu học tập:

Đầu tiên là kỹ năng nhận biết kết quả. Nếu không biết mình đang đi đâu, thì sẽ rất khó để đến được đích. Một phần quan trọng của NLP là huấn luyện sự sắc sảo cảm nhận: con người cần phải hướng sự chú ý đến cái gì và làm thế nào để thay đổi cũng như mở rộng những phễu lọc để có thể nhận biết được những điều mà trước đó không nhận ra. Đây là nhận thức giác quan hiện tại.

Hãy bắt đầu từ kết quả hoặc mục tiêu. Càng xác định chắc chắn và chính xác mình muốn gì và càng lập trình bộ não của mình tìm kiếm và nhận biết những khả năng tốt bao nhiêu thì càng dễ dàng đạt được điều mình mong muốn bấy nhiêu. Cơ hội tồn tại khi nó được nhìn nhận nó là cơ hội.

Bước đầu tiên là phải lựa chọn. Nếu ai đó không tự chọn lựa, họ sẽ ngay lập tức bị ảnh hưởng bởi những người khác.

Làm thế nào để biết mình thật sự muốn gì?

Có một vài quy tắc khi làm điều này để có được cơ hội thành công cao nhất. Ở đây, nhóm nghiên cứu áp dụng mô hình “POSERS – kiểu ảnh”, mỗi chữ cái trong từ này là chữ cái đầu của các bước.

+ Positive (tích cực)

Hãy nghĩ đến điều mong muốn chứ đừng nghĩ đến điều không mong muốn. Đặt câu hỏi: “Tôi muốn có cái gì?” “Tôi thực sự muốn cái gì?”

+ Own part (tự thân)

Hãy nghĩ về điều sẽ chủ động làm trong khả năng của chính mình.

Đặt câu hỏi: “Tôi sẽ làm gì để đạt được kết quả?” “Làm thế nào để tôi bắt đầu và duy trì nó?”

+ Specific (cụ thể)

Hãy hình dung về kết quả càng cụ thể càng tốt.

Đặt câu hỏi: “Ai, ở đâu, khi nào, cái gì và cụ thể là làm thế nào?”

+ Evidence (bằng chứng)

đã đạt được điều mong muốn.

Đặt câu hỏi: “Tôi sẽ nhìn thấy, nghe thấy và cảm thấy gì khi tôi đạt được điều đó?” “Làm sao tôi biết được tôi đã có nó?”

+ Resources (nguồn lực)

Bạn có đủ những nguồn lực và các lựa chọn để đạt được kết quả không? Đặt câu hỏi: “Bạn cần những nguồn lực nào để đạt được kết quả?”

+ Size (quy mô)

Kết quả có quy mô đúng không?

Nếu nó quá lớn, đặt câu hỏi: “Điều gì cản trở tôi đạt được nó? Và chia nhỏ vấn đề. Khiến chúng đủ rõ ràng và có thể thực hiện được.

Nếu nó quá nhỏ và không mang tính thúc đẩy, đặt câu hỏi: “Nếu tôi đạt được kết quả này, nó sẽ giúp gì cho tôi?”

Hãy tiếp tục như thế cho đến khi có thể thấy được một kết quả đủ lớn và mang tính thúc đẩy.

3.1.2 Kiểm soát stress:

Khoảng giữa thế kỷ 17, ông Christian Huygens là một nhà bác học vật lý nổi tiếng người Hòa Lan tình cờ tìm ra một hiện tượng tự nhiên thú vị. Ông mô tả rằng khi nhiều đồng hồ quả lắc được để gần nhau, sau một thời gian nào đó, các quả lắc sẽ lắc đồng nhịp, có thể khác chiều nhưng luôn luôn có chung một tần số dao động.

Ông cho rằng thiên nhiên luôn luôn có sự hài hòa, khi hai hệ thống được kề cận nhau, vật đi nhanh sẽ giảm tốc độ, và vật đi chậm sẽ tăng theo, để được nhịp nhàng có cùng một chu kỳ. Hiện tượng này có thể lập lại để quan sát và chứng minh dễ dàng nên nhà bác học này đã gọi khám phá này là sự đồng nhịp (entrainment).

Não bộ của con người lúc sống luôn luôn phát ra những luồng điện rất nhỏ có tần số rõ rệt và có thể đo được chính xác với máy điện não đồ (EEG, Electroencephalography). Khoa học hiện đại phân loại năm tần số chính của những dao động trong não bộ sinh ra những luồng điện này và có tên là: sóng delta, theta, alpha, beta, và gamma.

và thông thường hay xuất hiện trong não bộ người lớn khi ngủ say không mộng mị hay khi bất tỉnh. Trẻ em khi ngủ say đôi khi cũng có. Ở người lớn, loại sóng này thông thường xuất hiện tại não bộ phía trước, và tại não bộ phía sau ở trẻ em.

Theta - Sóng theta có tần số từ 4 đến 7 Hz. Loại sóng này được thấy ở các trẻ em nhỏ. Sóng theta xuất hiện khi buồn ngủ, trong những khi được thư giãn hoàn toàn nhưng vẫn còn tỉnh thức, khi có ý nghĩ tà dâm, kề cận trai gái, và nhất là khi nhập định ở những người tu tập thiền định thành công.

Alpha - Sóng alpha có tần số từ 8 đến 12 Hz. Loại sóng này thông thường xuất hiện ở não bộ phía sau, tụ về một bên não. Những sóng não khi tụ về một bên có biên độ cao hơn phía không tụ. Sóng alpha xuất hiện khi nhắm mắt, hay trong lúc tập thở đều để được thư giãn, hay lúc ngủ sắp thiếp đi. Sóng alpha sẽ tan biến hay giảm hẳn biên độ khi mở mắt trở lại hay khi bắt đầu suy nghĩ hoặc tỉnh ngủ.

Beta - Sóng beta có tần số từ 12 đến 30 Hz. Loại sóng này thông thường tụ về não bộ phía trước và đối xứng cả hai bên não trái và phải. Sóng beta xuất hiện khi phải tập trung suy nghĩ, bận rộn, chăm lo mải mê làm công chuyện, hay trong khi làm những việc quen thuộc không đòi hỏi suy nghĩ nhiều. Sóng beta luôn luôn xuất hiện khi mắt mở và đã tỉnh táo.

Gamma - Sóng gamma có tần số từ 25 đến 100 Hz. Khoa học hiện đại chưa hiểu rõ mục đích và nhiệm vụ của loại sóng não này nên vẫn còn có nhiều tranh luận sôi nổi. Nhiều giả thuyết lý luận rằng sóng gamma phát xuất từ khối não chứa tuyến yên (thalamus), tập trung ở tần số 40 Hz và giúp não bộ có trí nhớ và ý thức được các sự việc xảy ra chung quanh. Loại sóng này còn được tìm thấy ở những bậc tu hành Phật giáo Tây Tạng khi nhập định tĩnh lặng ở trình độ giác ngộ.

Hướng dẫn thực hành:

Dựa vào nguyên tắc của sự đồng nhịp (entrainment) nói trên, nếu người ngồi thiền trong một môi trường nghe thấy hay cảm giác được những âm thanh hay sự dao động liên tục ở tần số từ 4 đến 7 Hz, sóng não bộ sau một thời gian sẽ tự động giảm tần số để hòa hài có chung tần số với những dao động có tần số thấp hơn. Khi tần số sóng não từ tầng beta (trên 20 Hz) rơi xuống vùng định (từ 4 đến 7 Hz), con

người tự nhiên sẽ đạt được trạng thái tĩnh lặng, thư giãn

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng âm nhạc Baroque và thu được những kết quả rất khả quan. Bản nhạc sử dụng được đính kèm.

Kết luận

Sau khi nghiên cứu về động lực học tập của sinh viên khoa Quản trị kinh doanh, nhóm đã chỉ ra được một số vấn đề sau.

Yếu tố quan trọng nhất tạo ra động lực học tập của sinh viên là chất lượng bài giảng và phong cách giảng dạy của giào viên, và kiến thức của môn học đem lại Những sinh viên có kết quả học tập khác nhau có động lực học tập khác nhau. Sinh viên có kết quả học tập càng cao thì động lực học tập càng mạnh.

Chỉ ra được mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa thời gian nghiên cứu bài học trong kỳ và thời gian đến lớp có quan với kết quả học tập

Chỉ ra được 3 nguyên nhân chính ảnh hưởng tích cực tới động lực học tập của sinh viên khoa theo mức độ quan trọng là

1. Mong muốn có việc làm có thu nhập và vị thế xã hội cao trong tương lai 2. Sự động viên của gia đình, bạn bè người thân

3. Chât lượng bài giảng giào viên

Chỉ ra được 3 nguyên nhân chính kìm hãm động lực học tập sinh viên 1. Giáo viên giảng bài không hấp dẫn

2. Không thực tế

3. Kết quả học tập kỳ trước không tốt.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đó, nhóm cũng có kiến nghị một số giải pháp để nâng cao động lực học tập của sinh viên, để sinh viên học tập có kết quả và hiệu quả cao.

Tuy nhiên do hạn chế về thời gian, nguồn lực cũng như kiến có hạn nên chỉ có thể giới hạn đề tài ở sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng. Nếu có them những điều kiện về trình độ học vấn, thời gian và nguồn lực có thể mở rộng quy mô nghiên cứu cho sinh viên toàn trường Đại học Kinh Tế TPHCM nói riêng và sinh viên các khối ngành kinh tế trên toàn quốc nói chung.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG KỸ THUẬT NLP ĐỂ NÂNG CAO ĐỘNG LỰC NHẰM CẢI THIỆN THÀNH TÍCH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐH KINH TẾ TPHCM (Trang 37 -43 )

×