Đối với nhà trƣờng:

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật NLP để nâng cao động lực nhằm cải thiện thành tích học tập của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Kinh Tế TPHCM (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu đề tài:

3.1 Đối với nhà trƣờng:

Thứ 1. Giáo viên cần tăng cường hơn nữa mức độ kiểm tra và giao nhiệm vụ

học tập về nhà cho sinh viên buộc họ phải đầu tư học tập.

Sinh viên thường ỷ lại do thầy cô giáo không kiểm tra bài cũ mà không chịu nghiên cứu bài học ở nhà dẫn đến sự tiếp thu kiên thức trên lớp bị hạn chế cũng như thái độ chủ quan để cuối kỳ học vẫn kịp dẫn đến cuối kỳ lao vào học chỉ trong vài ngày với một lượng kiến thức không phải là nhỏ nên kết quả học tập không cao là tất yếu.

Hiện nay nhà trường đã thực hiện sự kết hợp đánh giá kết quả học tập 30% trên lớp , 70% khi thi nhưng xem ra vẫn chưa có hiệu quả cao vì sụ thực hiện nó chưa đầy đủ. Do đó sinh viên vẫn còn lười.

Thứ 2. Tăng cường hơn nữa mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường để có

biện pháp phối hợp nhắc nhở, động viện giáo dục sinh viên học tập.

Bởi vì theo như kết quả điều tra thì một trong 3 yếu tố quan trọng hàng đầu thúc đẩy học tập của sinh viên là được sự gia đình bạn bè người thân ủng hộ. Vì vậy, nếu có sự phối kết hợp của khoa với gia đình thông báo kết quả tình hình sinh viên cho gia đình để gia đình có biện pháp giáo dục động viên.

Đây là biện pháp rất hiệu quả. Và theo nhóm nghiên cứu, khoa cần có mối liên hệ phối hợp với gia đình sinh viên hơn nữa trong giáo dục sinh viên.

lợi mà điển hình là hệ thống thư viện phòng tự học để sinh viên có nơi nghiên cứu bài học.

Sinh viên hiện nay chủ yếu là ở các khu vực khác về Tp.HCM học và thuê phòng trọ. Do đó, rất khó có một nơi để học tập tốt được. Thư viện là nơi mà sinh viên sẽ đầu tư thời gian nghiên cứu học tập. Do đó cần có một khoảng không gian thư viện để sinh viên học tập và nơi đó phải có thời gian phục vụ linh hoạt giúp đáp ứng thuận lợi cho nhiều đối tượng sinh viên.

Hiện nay hệ thống thông tin thư viện trường kinh tế còn nhiều hạn chế. Phòng tự học cho sinh viên học tập quá ít mà lại ồn, thời gian phục vụ không đáp ứng yêu cầu. Đây là cản trở rất lớn khiến sinh viên ngại đến thư viện để nghiên cứu bài học.

Thiết nghĩ trường ta cần có một sự đầu tư cho sinh viên một nơi tự học có thời gian phục vụ thuận lợi để tạo ra phong trào học cho sinh viên.

Thứ 4. Cần nâng cao hơn nữa chất lượng giảng viên mà đặc biệt là nghiệp vụ

sư phạm của giáo viên.

Có thể nói về trình độ kiến thức của giảng viên là đáp ứng đầy đủ yêu cầu về trình độ đối với sinh viên. Song muốn thực sự để có thể thu hút được sinh viên vào bài giảng vào môn học thì cần giảng viên cần có một nghiệp vụ sư phạm cao, có phong cách giảng bài hóm hỉnh, hấp dẫn, tạo ra tâm lý thoải mái chow sinh viên trong quá trình học.

Yếu tố thuộc về giáo viên là nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới động lực học tập của sinh viên mà tiêu biểu là phong cách cũng như phương pháp giảng day. Do đó, nâng cao trình độ nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên chắc chắn sẽ thu hút sinh viên học tập. Và sẽ nâng cao được chất lượng đào tạo của trường.

Thứ 5. Cần xây dựng một chương trình đào tạo có sự kết hợp giữa lý thuyết

và thực tiễn để sinh viên cảm thấy việc học là có ý nghĩa, và hứng thú, do đó học sẽ tự mình hăng say học tập.

Thực tiễn là một đòi hỏi rất lớn của sinh viên học đại học. Khi học một môn nào đó sinh viên đều tự đặt cho mình câu hỏi học môn này để làm gì, nó sẽ giúp được gì trong thực tế. Nếu giáo viên chỉ cho họ thấy được điều này và làm cho họ

hiểu được mức độ quan trọng của nó thì chắc chắn sẽ tạo ra sự khuyến khích sinh viên học tập.

Thứ 6. Cần giáo dục cho sinh viên hiểu mức độ quan trọng cuả học tập và chỉ

cho họ cách thức học và phương pháp học đặc biệt là với sinh viên khoá mới.

Sinh viên mới vào trường thường rất bỡ ngỡ và có rất nhiều cám dỗ đối với họ như việc làm thêm, chơi bời bạn bè... Những yếu tố này nếu thái quá có thể trở thành tiêu cực làm cho sinh viên coi nhẹ việc học vì vậy khoa cũng như trường cần có những biện pháp giáo dục thiết thực như thông qua các buổi giao lưu, các câu lạc bộ giúp nhau học tập....

Đúc kết:

Qua các công trình nghiên cứu dựa trên kinh nghiệm bản thân và qua tổng kết các câu trả lời của các bảng câu hỏi gởi cho người dạy và người học, đã có nhiều nhà giáo dục đề xuất cách thức mà động lực học tập có thể được phát triển và hổ trợ trong quá trình đào tạo. Như Dornyei và Crizér (1998) đã trình bày 10 đề xuất cho giảng viên hướng vào việc cải thiện động lực học tập cho sinh viên, mà theo đó, có thể tóm lược các phương thức thúc đẩy động lực học tập thành bốn bước như sau:

Bƣớc 1: liên quan đến việc tạo môi trường tương thích trong lớp học. Có

nghĩa là giảng viên cần tạo ra các điều kiện kích thích động lực, đơn giản bằng cách biết tổ chức, hướng dẫn các hoạt động, hành vi thích hợp của sinh viên trong lớp học. Cần tạo một mối quan hệ hai chiều gắn bó, thoải mái, vui vẻ và tôn trọng lẫn nhau trong các hoạt động của lớp giữa thầy và trò. Duy trì một bầu không khí học tập trong lớp dễ chịu và hổ trợ. Đề xuất các quy ước chung cho từng cặp học sinh tự quản để nối kết các thành viên trong nhóm học tập của lớp thành một tập thể thống nhất.

Bƣớc 2: tập trung vào việc tăng cường động lực học sinh bằng cách nâng cao

giá trị của họ liên quan đến kỹ năng thực hành và thái độ học tập. Định hướng rõ rang nhu cầu, khả năng và mục tiêu của người học, xác định mối liên quan chặt chẻ và phù hợp trong tài liệu, giáo trình học với việc làm khi ra trường. Gỉang viên cần thiết kế các hoạt động trong lớp phù hợp khiến người học tự tin, tự giác trong học

tập, tiến đến sử dụng thành thạo các kỹ năng môn học trong thực tế, phù hợp với sự phát triển xã hội.

Bƣớc 3: bảo đảm duy trì động lực bằng cách thiết lập những mục tiêu gần gủi

với người học, nội dung thường gặp trong cuộc sống để sinh viên thực tập suy nghĩ, biết giải quyết vấn đề từ đơn giản đến phức tạp. Cần tạo môi trường cho sinh viên được thực hành nhiều hơn nhằm kích thích động lực. Tổ chức học tập theo nhóm nhằm phát triển khả năng phát biểu và trình bày độc lập, nâng cao chất lượng trong thực hành, thảo luận về kinh nghiệm học tập, phương pháp tiếp thu bài học và tự đánh giá hiệu suất của người học. Quy trình này sẽ gia tăng trong sinh viên sự tự tin, tạo quyền tự học, thúc đẩy chiến lược tự quản, cùng nhau truyền thụ kiến thức đạt được trong tập thể lớp.

Bƣớc 4: đề cặp đến tính tích cực khuyến khích bằng cách thúc đẩy người học

hoàn thành trách nhiệm học tập từ sự nỗ lực hơn là khả năng. Sau đó giảng viên thu nhận thông tin phản hồi về cường độ động cơ học tập đã thúc đẩy hiệu quả học tập. Sinh viên cũng tự đánh giá kết quả học tập của bản thân, của bạn cùng nhóm và của cả lớp qua quá trình luyện tập. Cá nhân tích cực sẽ được biểu dương trước lớp nhằm thúc đẩy động lực học tập. Làm tăng sự hài lòng cho người học về hiệu quả môn học sẽ giúp người học càng cố gắng hơn trong tương lai.

Theo Dornyei bốn bước cơ bản trên chủ yếu tùy thuộc vào thái độ, hành vi tổ chức dạy học của giảng viên và nổ lực tham gia hoạt động học tập của sinh viên, nhằm tạo sự tự tin, ảnh hưởng trực tiếp đến tính tự giác học tập và mang đến hiệu quả tích cực cho người học.

Một phần của tài liệu Ứng dụng kỹ thuật NLP để nâng cao động lực nhằm cải thiện thành tích học tập của sinh viên khoa Quản Trị Kinh Doanh trường ĐH Kinh Tế TPHCM (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)