Sđd, t.1, tr 46 2 Sđd, t 4, tr 272.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh_giáo trình học Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)

I. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất và mục tiêu của chủ nghĩa xã hộ

1.Sđd, t.1, tr 46 2 Sđd, t 4, tr 272.

2. Sđd, t. 4, tr. 272. 1. Sđd, t. 8, tr. 226.

người bóc lột người"2. Khi tìm hiểu cách định nghĩa này của Người, chúng ta phải đặt trong tổng thể quan niệm chung về chủ nghĩa xã hội, nếu tuyệt đối hóa một mặt nào đó mà Người đưa ra, dễ dẫn đến sai lầm trong chỉđạo thực tiễn.

- Định nghĩa bằng cách xác định mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, chỉ rõ phương hướng, phương tiện để đạt được mục tiêu đó. Đây là cách định nghĩa phổ biến mà Hồ Chí Minh hay dùng nhất. Trong hơn 20 định nghĩa về chủ nghĩa xã hội thống kê

được thì hơn 2/3 định nghĩa thuộc loại này. Chẳng hạn, Hồ Chí Minh hỏi: "chủ nghĩa xã hội là gì" và Người tự trả lời: "là mọi người được ăn no mặc ấm, sung sướng tự do", "là

đoàn kết, vui khỏe"...

- Định nghĩa chủ nghĩa xã hội bằng cách xác định động lực xây dựng nó: "Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân và do nhân dân tự xây dựng lấy"3. Nhấn mạnh động lực tinh thần và ý thức xã hội chủ nghĩa, Hồ

Chí Minh coi: chủ nghĩa xã hội không phải là cái gì cao xa, mà đó là những gì rất cụ thể

như ý thức lao động tập thể, ý thức kỷ luật, tinh thần thi đua yêu nước, tăng sản xuất cho hợp tác xã, tăng thu nhập cho xã hội, tinh thần đoàn kết tương trợ, tinh thần dám nghĩ , dám nói, dám làm, không sợ khó, ý thức cần kiệm. Tinh thần cơ bản của một luận

đề mácxít về chủ nghĩa xã hội được Hồ Chí Minh nhắc lại với một quy mô lớn hơn: chủ

nghĩa xã hội là của nhân dân, vì nhân dân và do nhân dân lao động.

Những định nghĩa dung dị, dễ hiểu của Hồ Chí Minh đã phản ánh đầy đủ những

đặc trưng cốt lõi của chủ nghĩa xã hội. Khái quát những đặc trưng này, chúng ta thấy nội dung của nó bao hàm hết thảy mọi mặt đời sống xã hội, làm hiện diện ra một chếđộ

xã hội ưu việt. Đó là:

- Chủ nghĩa xã hội là một chếđộ xã hội có lực lượng sản xuất phát triển cao, gắn liền với sự phát triển tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và văn hóa, dân giàu, nước mạnh.

- Thực hiện chếđộ sở hữu xã hội về tư liệu sản xuất và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động.

- Chủ nghĩa xã hội có chếđộ chính trị dân chủ, nhân dân lao động là chủ và nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân và vì dân, dựa trên khối đại đoàn kết toàn dân mà nòng cốt là liên minh công - nông - lao động trí óc, do Đảng Cộng sản lãnh

đạo.

- Chủ nghĩa xã hội có hệ thống quan hệ xã hội lành mạnh, công bằng, bình đẳng, không còn áp bức, bóc lột, bất công, không còn sựđối lập giữa lao động chân tay và lao

động trí óc, giữa thành thị và nông thôn, con người được giải phóng, có điều kiện phát triển toàn diện, có sự hài hòa trong phát triển của xã hội và tự nhiên.

- Chủ nghĩa xã hội là của quần chúng nhân dân và do quần chúng nhân dân tự xây

2. Sđd, t. 8, tr. 276.

3. Sđd, t. 10, tr. 556.

dựng lấy.

Các đặc trưng bản chất nêu trên là hình thức thể hiện một hệ thống giá trị vừa kế

thừa các di sản của quá khứ, vừa được sáng tạo mới trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội là hiện thân đỉnh cao của tiến trình tiến hóa lịch sử nhân loại. Hồ Chí Minh quan niệm chủ nghĩa xã hội là sự tổng hợp, quyện chặt ngay trong cấu trúc nội tại của nó, một hệ thống giá trị làm nền tảng điều chỉnh các quan hệ xã hội, đó là độc lập, tự do, bình đẳng, công bằng, dân chủ, bảo đảm quyền con người, bác ái, đoàn kết, hữu nghị... Trong đó có những giá trị tạo tiền đề, có giá trị hạt nhân. Tất cả những giá trị cơ bản này là mục tiêu chủ yếu của chủ nghĩa xã hội. Một khi tất cả các giá trịđó

đã đạt được thì loài người sẽ vươn tới lý tưởng cao nhất chủ nghĩa xã hội, đó là "liên hợp tự do của những người lao động" mà C.Mác, Ph.Ăngghen đã dự báo. ởđó, cá tính của con người được phát triển đầy đủ, năng lực con người được phát huy cao nhất, giá trị con người được thực hiện toàn diện. Nhưng theo Hồ Chí Minh, đó là một quá trình phấn đấu khó khăn, gian khổ, lâu dài, dần dần và không thể nôn nóng.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh_giáo trình học Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 32)