Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh_giáo trình học Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 103 - 106)

III. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực của văn hóa

a) Văn hóa giáo dục

Hồ Chí Minh phê phán nền giáo dục phong kiến (kinh viện, xa thực tế, coi sách của thánh hiền là đỉnh cao của tri thức...) và nền giáo dục thực dân (ngu dân, đồi bại, xảo trá, nguy hiểm hơn cả sự dốt nát).

Người quan tâm xây dựng nền giáo dục mới của nước Việt Nam độc lập. Nền giáo dục này được hình thành từ những năm hai mươi, thực sự ra đời từ Cách mạng Tháng Tám thành công và phát triển cùng sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Hồ Chí Minh xác

định, xây dựng nền giáo dục mới là một nhiệm vụ cấp bách, có ý nghĩa chiến lược, vì nó góp phần làm cho dân tộc ta xứng đáng với nước Việt Nam độc lập. Văn hóa giáo dục là một mặt trận quan trọng trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thống nhất nước nhà.

Quan điểm của Hồ Chí Minh về văn hóa giáo dục:

- Mục tiêu của văn hóa giáo dụcđể thực hiện cả ba chức năng của văn hóa bằng giáo dục: Dạy và học để bồi dưỡng lý tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; mở mang dân trí; bồi dưỡng những phẩm chất và phong cách tốt đẹp cho con người. Giáo dục để đào tạo con người có ích cho xã hội. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Giáo dục nhằm đào tạo lớp người có đức, có tài, kế tục sự nghiệp cách mạng, làm cho nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

- Cải cách giáo dục bao gồm xây dựng chương trình, nội dung dạy và học hợp lý, phù hợp với các giai đoạn cách mạng. Nội dung giáo dục phải toàn diện: văn hóa, chính trị, khoa học - kỹ thuật, chuyên môn nghiệp vụ, lao động... Các nội dung đó có mối quan hệ mật thiết với nhau. Học chính trị là học chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cách học phải sáng tạo, không giáo điều. Học để

nắm các quan điểm có tính nguyên tắc, phương pháp luận. Học khoa học kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi của thời đại mới, thời đại của cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển như vũ bão.

- Phương châm, phương pháp giáo dục:

Phương châm bao gồm: học đi đôi với hành, lý luận liên hệ với thực tế; học tập kết hợp với lao động; phối hợp nhà trường - gia đình - xã hội; thực hiện dân chủ, bình

đẳng trong giáo dục; học suốt đời. Coi trọng việc tự học, tựđào tạo và đào tạo lại. Học

ở mọi lúc, mọi nơi, học mọi người.

Phương pháp giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Giáo dục là một khoa học nên cách dạy phải phù hợp với lứa tuổi; dạy từ dễđến khó; kết hợp

học tập với vui chơi có ích, lành mạnh; giáo dục phải dùng phương pháp nêu gương; giáo dục phải gắn liền với thi đua.

- Quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên vì không có giáo viên thì không có giáo dục. Phải xây dựng đội ngũ giáo viên có phẩm chất yêu nghề; phải có đạo đức cách mạng; phải yên tâm công tác, đoàn kết; phải giỏi về chuyên môn, thuần thục về phương pháp. Người đi giáo dục cũng phải được giáo dục, phải học thêm mãi, học không bao giờđủ, còn sống còn phải học.

b) Văn hóa văn nghệ

Văn nghệ được hiểu là văn học và nghệ thuật, biểu hiện tập trung nhất của nền văn hóa, là đỉnh cao của đời sống tinh thần, là hình ảnh của tâm hồn dân tộc. Hồ Chí Minh là người khai sinh nền văn nghệ cách mạng và có nhiều cống hiến to lớn, sáng tạo cho nền văn nghệ nước nhà. Sau đây là một số quan điểm chủ yếu của Hồ Chí Minh về

văn hóa văn nghệ:

- Văn nghệ là một mặt trận, văn nghệ sĩ là chiến sĩ, tác phẩm văn nghệ là vũ khí sắc bén trong đấu tranh cách mạng, trong xây dựng xã hội mới, con người mới.

Văn nghệ là mặt trận được hiểu nó là một bộ phận của cách mạng, là văn nghệ

cách mạng. "Mặt trận" là thể hiện tính chất cam go, quyết liệt. Cho nên tác phẩm văn nghệ và ngòi bút của các văn nghệ sĩ phải là vũ khí sắc bén, là "phò chính trừ tà", là vạch trần, tố cáo tội ác, âm mưu của lực lượng thù địch đầu độc văn hóa; về chiêu bài "công lý", "dân chủ"... Đồng thời văn nghệ có vai trò thức tỉnh, định hướng, cổ vũ tinh thần đấu tranh, tổ chức lực lượng, động viên dân chúng phấn khởi, tin tưởng thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Có chính quyền, tính chất mặt trận của văn nghệ vẫn không giảm, mà lại tăng lên, nặng nề hơn. Bởi vì, xây dựng nền văn nghệ cách mạng là nhiệm vụ chủ yếu, lâu dài. Văn nghệ vừa tiếp tục tham gia kháng chiến, đấu tranh thống nhất nước nhà, vừa xây dựng xã hội mới, con người mới. Văn nghệ góp phần định hướng tư tưởng đúng đắn theo quan điểm của Đảng, bóc trần những thói hư tật xấu như tham ô, nhũng lạm, lãng phí, quan liêu... là những lực cản trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội. Mặt trận những người làm công tác văn nghệ dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện nhiệm vụ

"xây" và "chống", sẽ góp phần to lớn đưa cách mạng đến thắng lợi.

Văn nghệ sĩ là chiến sĩ, vì vậy, cần có lập trường vững, tư tưởng đúng đắn, đặt lợi ích và nhiệm vụ phụng sự nhân dân và Tổ quốc lên trên hết. Họ phải nâng cao trình độ

chính trị, văn hóa, nghiệp vụ, đặc biệt phải có phẩm chất, bản lĩnh, tài năng để sáng tạo ra những sản phẩm tinh thần phục vụ cuộc sống, phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn.

- Phải gắn với thực tiễn của đời sống nhân dân.

Thực tiễn đời sống nhân dân là những nguồn nhựa sống của văn hóa văn nghệ.

Đời sống lao động, chiến đấu, sinh hoạt, xây dựng... của nhân dân là chất liệu không

bao giờ cạn, là sinh khí vô tận cho văn nghệ sáng tác. Văn nghệ sĩ có quyền hư cấu, song phải xuất phát và trở về với cuộc sống thực tại của con người, cái chân thật của sinh hoạt. Muốn làm được điều đó, phải "từ quần chúng ra, trở lại nơi quần chúng"; phải "liên hệ và đi sâu vào đời sống của nhân dân" để hiểu thấu tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của quần chúng. Quần chúng là những người làm ra lịch sử, sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần. Họ là những người đánh giá tác phẩm văn nghệ trung thực, khách quan, chính xác. Nhân dân là người hưởng thụ các giá trị tinh thần.

- Phải có những tác phẩm xứng đáng với dân tộc và thời đại.

Đây là một khía cạnh phản ánh văn nghệ phục vụ quần chúng. Muốn phục vụ tốt quần chúng thì phải nâng cao chất lượng nội dung và hình thức của tác phẩm. Bởi vì quần chúng cần những tác phẩm hay, chân thật, hùng hồn, tạo cho họ sự đam mê, chuyển biến trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn. Nội dung cần chân thực và phong phú; hình thức phải trong sáng, vui tươi, tức là phải tạo nên một tác phẩm hay. Tác phẩm hay là tác phẩm cần diễn đạt vừa đủ những điều đáng nói, ai đọc cũng hiểu được, và đọc xong phải suy ngẫm và thấy có bổ ích.

Tác phẩm văn hóa, văn nghệ hay là tác phẩm phản ánh được những giá trị truyền thống của dân tộc, mang được hơi thở của thời đại; vừa phải ca ngợi cái chân thật người tốt, việc tốt, vừa phải phê phán cái giả, cái ác, cái sai. Những tác phẩm như vậy vừa làm gương mẫu cho các thế hệ hôm nay, vừa giáo dục nhắc nhở con cháu đời sau. Tác phẩm văn nghệ phải phong phú, đa dạng về thể loại, không thể đơn điệu, nghèo nàn. Chính món ăn tinh thần phong phú đó cũng sẽ mở ra con đường sáng tạo mới cho văn nghệ sĩ.

c) Văn hóa đời sống

Xây dựng đời sống văn hóa mới được Hồ Chí Minh chỉ ra ngay sau khi mới giành

được chính quyền, rồi nhanh chóng trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, tạo

động lực mạnh mẽ cho sự nghiệp kháng chiến kiến quốc.

Văn hóa đời sống thực chất là đời sống mới với ba nội dung: đạo đức mới, lối sống mới, nếp sống mới, trong đó đạo đức mới đóng vai trò chủ yếu nhất. Bởi vì, có dựa trên nền đạo đức mới thì mới xây dựng được lối sống mới, nếp sống mới, và đạo đức mới lại được thể hiện trong lối sống và nếp sống.

- Đạo đức mới: Thực hành đời sống mới trước hết là thực hành đạo đức cách mạng.

- Lối sống mới: Lối sống mới là lối sống có lý tưởng, có đạo đức; kết hợp hài hòa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại tạo nên lối sống văn minh, tiên tiến. Hoạt động của con người gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, làm việc. Tính văn hóa

ởđây là biết cách ăn, cách mặc, cách ở... Con người văn hóa trong lối sống là phải có một phong cách sống khiêm tốn, giản dị, chừng mực, điều độ, ngăn nắp, vệ sinh, yêu lao động, quý thời gian, ít lòng ham muốn về vật chất, về chức quyền, danh lợi. Trong

quan hệ với nhân dân, bạn bè, đồng chí thì cởi mở, chân tình, ân cần, tế nhị; giàu lòng thương yêu, quý trọng con người; đối với mình thì nghiêm, đối với người thì khoan dung, độ lượng.

Sửa đổi cách làm việc là phải có tác phong quần chúng, tác phong tập thể - dân chủ, tác phong khoa học. Điều này đặc biệt cần thiết đối với cán bộ quản lý, lãnh đạo. Hồ Chí Minh yêu cầu ởđội ngũ cán bộ phải có phong cách sống, phong cách làm việc hợp lòng dân.

- Nếp sống mới: Xây dựng nếp sống mới (nếp sống văn minh) là xây dựng những thói quen và phong tục tập quán tốt đẹp, kế thừa và phát triển được những thuần phong mỹ tục lâu đời của dân tộc. Tất nhiên không phải cái gì cũ là bỏ hết, cái gì cũng làm mới. Cũ mà xấu thì bỏ. Cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì sửa đổi. Cũ mà tốt thì phát triển thêm. Mới mà hay thì phải làm. Phải bổ sung, xây dựng thuần phong mỹ tục trong các vấn đề vệ sinh, giỗ tết, ma chay, cưới hỏi...; đồng thời phải chống các hủ tục như cờ bạc, hút xách...

Xây dựng nếp sống mới rất khó khăn, phức tạp, vì thói quen rất khó sửa đổi, nó có sức ỳ cản trở ta. Thực tế cho thấy, cái tốt mà lạ, người ta có thể cho là xấu; cái xấu mà quen, người ta có thể cho là thường. Vì vậy, quá trình đổi mới nếp sống phải rất cẩn thận, chịu khó, lâu dài, không thể dùng cách trấn áp thô bạo đối với cái cũ, lạc hậu. Phải tuyên truyền, giải thích một cách hăng hái, bền gan, chịu khó, cẩn thận, khôn khéo, mềm mỏng,... Phải dùng biện pháp nêu gương: người nêu gương, nhà làm gương, làng làm gương. Nói đi đôi với làm, nếu không, tuyên truyền giáo dục, xây dựng nếp sống mới khó đạt kết quả.

Tóm lại, xây dựng văn hóa đời sống chung cho cả xã hội, phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình.

Một phần của tài liệu Tư tưởng Hồ Chí Minh_giáo trình học Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 103 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)