2.3.1. Chuẩn bị bệnh nhân tr−ớc mổ
- Khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh mắc phải, kiểm tra các xét nghiệm cận lâm sàng, tính điểm theo EuroSCORE cộng điểm và xếp nhóm nguy cơ.
- An thần cho bệnh nhân tr−ớc khi phẫu thuật (Hypnovel cho trẻ ≤ 6 tuổi và Seduxen cho bệnh nhân > 6 tuổi).
2.3.2 Kỹ thuật tiến hành
2.3.2.1. Tại phòng mổ
- Đặt đ−ờng truyền tĩnh mạch với kim truyền thích hợp cho bệnh nhân - Lắp monitor theo dõi các chức năng sống: điện tim, huyết áp, SpO2... - Thở ôxy qua mask 3 – 6 lít/phút
- Đặt kim luồn vào động mạch quay hoặc động mạch cánh tay để đo huyết áp động mạch liên tục.
* Khởi mê: Sufentanil (0,5 àg/kg), Etomidate (0,2 – 0,3 mg/kg), Norcuron (0,08 – 0,1 mg/kg).
- Đặt nội khí quản: Thở máy chỉ huy áp lực với tần số phù hợp, điều chỉnh thông khí sao cho EtCO2 30 – 35 mmHg.
- Đặt ống thông dạ dày, ống thông bàng quang, nhiệt độ thực quản và trực tràng.
- Đặt catheter tĩnh mạch trung tâm (cảnh trong bên phải hoặc bên trái). * Duy trì mê: Tr−ớc khi c−a x−ơng ức dùng sufentanil liều 2/3 liều khởi mê, sau đó duy trì bằng bơm tiêm điện trong quá trình phẫu thuật (0,2 àg/kg), Norcuron nhắc lại sau 40 phút với liều bằng 1/2 liều khởi mê. Duy trì isofluran 0,8 – 1,2 MAC tr−ớc và sau chạy máỵ Khi thực hiện tuần hoàn ngoài cơ thể duy trì propofol bơm tiêm điện 3mg/kg/giờ. Tuần hoàn ngoài cơ thể đẳng nhiệt theo phác đồ th−ờng quị
2.3.2.2. Tại phòng hồi sức sau mổ tim
- Bệnh nhân đ−ợc chuyển về phòng hồi sức tim ngay sau khi phẫu thuật két thúc với tình trạng huyết động cho phép.
- Tiếp tục thở máy với các thông số nh− trong mổ, sẽ thay đổi dựa vào kết quả khí máu động mạch.
- Kháng sinh, giảm đau, an thần, thuốc chống đông cho bệnh nhân.
2.3.2.3. Cách đo nồng độ lactate huyết thanh
- Lấy 0,5 ml máu động mạch đ−ợc hút vào bơm tiêm 1 ml tráng heparin và thử ngay bằng máy xét nghiệm Nova (Hoa kỳ) cho các thông số cần thiết nghiên cứu là nồng độ La huyết thanh (mmol/l), pH, BE (mmol/l), Na+
(mmol/l), Cl- (mmol/l), HCO3- (mmol/l).
- Các xét nghiệm này đ−ợc thực hiện vào 4 thời điểm: . T1: tr−ớc khi chạy tuần hoàn ngoài cơ thể
. T2: khi ngừng tuần hoàn ngoài cơ thể . T3: sau mổ 6 giờ
. T4: Sau mổ 12 giờ 2.3.3. Thu thập số liệu
2.3.3.1. Giai đoạn tr−ớc mổ
- Đánh giá các đặc điểm chung cả nhóm bệnh nhân nghiên cứu gồm tuổi, giới tính, bệnh lý mắc phải: mạch vành, bệnh van tim...
- Ghi nhận đặc điểm của từng bệnh nhân tr−ớc phẫu thuật, tính điểm cho từng bệnh nhân theo EuroSCORE cộng điểm.
- Xếp nhóm nguy cơ
2.3.3.2. Giai đoạn trong mổ
- Thời gian phẫu thuật
- Thời gian thực hiện tuần hoàn ngoài cơ thể - Thời gian cặp động mạch chủ
- Định l−ợng La huyết thanh vào 2 thời điểm: + T1:Tr−ớc tuần hoàn ngoài cơ thể + T2:Khi ngừng tuần hoàn ngoài cơ thể
2.3.3.3. Giai đoạn sau mổ
- Thời gian thở máy (theo phụ lục 1) - Thời gian nằm hồi sức (theo phụ lục 2)
- Tổng số máu mất qua dẫn l−u (kể đến khi rút dẫn l−u) - Các thuốc trợ tim: Loại thuốc, liều, thời gian dùng. - Các biến chứng sau mổ tim
- Tỷ lệ tử vong sau mổ trong thời gian nằm viện - Định l−ợng La vào 2 thời điểm
+ T3:6 giờ sau phẫu thuật + T4:12 giờ sau phẫu thuật
2.3.4 Xử lý số liệu
- Các kết quả thu thập đ−ợc xử lý theo ph−ơng pháp thống kê y học bằng ch−ơng trình SPSS 12.0 với p < 0,05 là có ý nghĩa thống kê
- Thuật toán t – test: Đ−ợc dùng để so sánh hai giá trị trung bình của các biến định l−ợng.
- Test ANOVA đ−ợc dùng để so sánh ≥ 3 giá trị trung bình của các biến định l−ợng.
- Paired test: so sánh sự khác nhau ở cùng 1 nhóm về các biến định l−ợng.
- Test χ2 (khi bình ph−ơng): so sánh sự khác biệt của các biến định tính. - Năng lực tiên l−ợng của nồng độ La huyết thanh bằng diện tích d−ới đ−ờng biểu diễn (AUC = area under curve) trong ROC (receiver – operating characteristics).
- Độ nhạy, độ đặc hiệu của một số ng−ỡng “bệnh lý” nồng độ La huyết thanh khác nhau trong tiên l−ợng độ nặng bệnh nhân mổ tim mở.
Ch−ơng 3
kết quả nghiên cứu
Từ tháng 3/2008 đến tháng 9/2008, chúng tôi tiến hành nghiên cứu định l−ợng La huyết thanh của 120 bệnh nhân mổ tim mở với tuần hoàn ngoài cơ thể tại khoa gây mê hồi sức và khoa phẫu thuật tim mạch – lồng ngực bệnh viện Việt Đức, các kết quả thu đ−ợc nh− sau