b) Cơ sở dữ liệu ở mức quan hệ giữa các bảng
3.3.2. Kịch bản giao diện phần mềm
Đầu tiên, để vào được chương trình thì phải đăng nhập. Có 2 kiểu đăng nhập:
- Một là, tài khoản dành cho GV có mật khẩu đăng nhập;
- Hai là, tài khoản dành cho HS sử dụng để kiểm tra không cần mật khẩu. Sau khi GV đăng nhập sẽ xuất hiện các màn hình quản lý của GV như sau:
Đối với Tab quản lý tài khoản GV có thể vào tạo tài khoản, sửa tài khoản, xem thông tin tài khoản của HS và thay đổi mật khẩu chương trình.
Đối với “Tab Môn học/ Mô-đun” và “Tab Bài học/ Mô-đun” GV có thể vào thêm môn học/ mô-đun và thêm bài học/ mô-đun cho môn học/ mô-đun trước khi tạo bộ đề trắc nghiệm.
28
Đối với “Tab Đề thi” GV có thể vào tạo bộ đề, tạo bộ đề theo bài học, tạo đề thi và sửa câu hỏi. Khi GV bắt đầu tạo bộ đề cần: Lựa chọn bộ đề thuộc môn học nào? Phần mềm trắc nghiệm này cho phép tạo với 4 dạng câu trắc nghiệm thông dụng: Loại Đúng-Sai, Loại 4 Lựa chọn, Loại Ghép hợp (2/6 hoặc 3/6), Loại Điền khuyết theo bộ đề đã soạn sẵn với tỷ lệ trọng số các câu hỏi theo dàn bài trắc nghiệm môn học.
GV khi nhập còn có thể tùy biến số lượng câu của từng loại trắc nghiệm (đúng sai, lựa chọn, ghép hợp, điền khuyết) trong một bộ đề. Nhập hoàn thành “Câu 1”, ấn “Tiếp tục” nhập “Câu 2” … khi đã nhập đủ số lượng câu hỏi đã gán cho chương trình ban đầu. Nhấp nút “Hoàn thành” hiện sáng, tức là đã hoàn thành được một bộ đề có đáp án lưu trữ trên chương trình; sau đó có thể tạo ra nhiều đề thi “con” từ bộ đề “gốc” vừa nhập tại Tab “Tạo đề thi”.
Sau một thời gian cho HS thi với đề đã soạn, sẽ có trường hợp một số câu hỏi của đề có “vấn đề”. GV có thể điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung câu hỏi ngay trên phần mềm. Nhấp “Tab sửa câu hỏi”, bắt đầu chọn môn học, chọn bộ đề và thứ tự câu cần sửa…
Sau khi đã nhập đủ số lượng câu hỏi cần thiết cho bộ đề, GV có thể vào Tab tạo đề thi “trộn đề” từ đề “gốc” vừa nhập. Số đề có thể tùy biến theo ý định của GV, có thể số đề bằng với số lượng HS của lớp; nhưng một điều mà người dùng cần chú ý là, số đề trộn được nhiều bao nhiêu còn tùy thuộc vào số câu hỏi của đề gốc. Nếu câu hỏi quá ít thì chương trình không thể tạo nhiều hơn “giai thừa số lượng câu hỏi của đề gốc”.
GV còn có thể tạo ra các đề kiểm tra theo bài từ việc truy xuất câu hỏi từ các bộ đề kiểm tra kết thúc. Số lượng câu hỏi của đề kiểm tra theo bài bằng với số lượng các câu hỏi thuộc các bài tương ứng có trong các bộ đề
29
kiểm tra kết thúc. Điều này đã tạo sự đơn giản cho việc nhập câu hỏi vào chương trình, GV chỉ cần nhập 1 câu hỏi 1 lần và gán các thuộc tính cho nó, việc truy xuất sẽ có thể thực hiện.