thành công của bất kỳ liên kết trong du lịch sinh thái cộng đồng nào.
1.2.2 Thực trạng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu nghiên cứu
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng đang đứng trước những cơ hội phát triển trong xu thế du lịch thế giới chuyển dần sang khu vực Đông Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á. Bên cạnh đó là xu hướng yêu thích du lịch sinh
20
thái cộng đồng thông qua việc tìm hiểu, trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, văn hoá, đời sống người dân bản địa của phần đông du khách trên thế giới.
Các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia với giá trị đa dạng sinh học độc đáo, văn hoá cộng đồng đậm đà bản sắc, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, người dân nồng hậu, hiếu khách và những nét văn hoá mang đặc trưng từng vùng miền hấp dẫn, có tiềm năng vô cùng to lớn trong việc phát triển các hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái cộng đồng.
Với ưu thế về tài nguyên du lịch sinh thái cộng đồng, loại hình hoạt động này ở Việt Nam trong những năm gần đây đã có những bước tiến mới. Các hình thức du lịch này thường thấy ở nước ta như : du lịch homestay, tham gia các hoạt động văn hoá, văn nghệ cùng người dân bản địa, tham quan các bản làng dân tộc, tham quan nghiên cứu đa dạng sinh học,… diễn ra một số nơi như bản Lác - Mai Châu, Chiềng Yên - Sơn La, VQG Cát Bà, Khu bảo tồn Cù Lao Chàm - Hội An…
Trong những năm gần đây, số du khách đến thăm các điểm du lịch tự nhiên, tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là tại các vườn quốc gia hoặc các khu bảo tồn thiên nhiên. Đối với khách nước ngoài họ thường đi theo từng nhóm nhỏ, ý thức cao về mục đích chuyến đi thể hiện rõ những đặc trưng của DLST Cộng đồng (không yêu cầu cao về dịch vụ, thích tự do khám phá, thích tìm hiểu cuộc sống của cộng đồng, thời gian mỗi chuyến đi thường kéo dài).
Trong khi đó, du khách nội địa thường đi tham quan tập thể, theo đoàn với số lượng lớn, có thời gian lưu trú ngắn. Do đó, có thể thấy rằng : các chuyến đi du lịch của du khách đến các khu tự nhiên hiện nay ở Việt Nam thường mang tính đại chúng, chưa đích thực là du lịch sinh thái cộng đồng.
Do đó, có thể thấy rằng, các chuyến du lịch sinh thái cộng đồng của du khách đến các khu tự nhiên của Việt Nam hiện nay mang nhiều tính tự phát, chưa được tổ chức bài bản. Điều này có thể thấy rõ qua một số hiện tượng tiêu cực sau: xảy ra mất
21
an ninh trật tự, lôi kéo khách, việc phân chia khách ở tại nhà dân không đều, vai trò và lợi ích của cộng đồng địa phương nhận được từ du lịch còn hạn chế…
Như vậy, tiềm năng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở nước ta còn rất lớn, song thực tế hiện nay, hoạt động này chưa tương xứng với tiềm năng. Các hoạt động DLSTCĐ diễn ra trong các VQG nói riêng và ở Việt Nam nói chung còn rất nhiều vấn đề bất cập và chưa phải là các hoạt động DLSTCĐ thực sự. Các hình thức hoạt động của loại hình du lịch này mới chỉ mang ý nghĩa tham quan, hưởng thụ môi trường, ít đạt được mục đích nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường và cảm nhận nét đặc sắc, cái hay, cái đẹp trong văn hoá của cộng đồng bản địa.
Riêng đối với khu vực nghiên cứu ở vườn quốc gia Pù Mát thì chưa có một nghiên cứu về du lịch sinh thái cộng đồng nào. Trong đề án phát triển miền Tây nghệ An của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Nghệ An đã nêu ra phương hướng phát triển du lịch cho vùng như:
- Quy hoạch vùng, khu, điểm du lịch miền Tây Nghệ An. - Đầu tư hạ tầng du lịch và dịch vụ du lịch.
- Lập các dự án đầu tư hạ tầng du lịch.
Trên thực tế khách quan, để có thể triển khai và phát triển được loại hình du lịch sinh thái cộng đồng ở vườn quốc gia Pù Mát thì cần có những nghiên cứu cụ thể làm tiền đề cho các dự án cụ thể triển khai tại đây. Điều này là một cơ sở thiết thực mong cải thiện tình trạng hiện tại của du lịch nói chung và du lịch sinh thái cộng đồng nói riêng ở vườn quốc gia Pù Mát.
22
CHƯƠNG 2
ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU