như chăn, màn, quạt điện còn thiếu, vệ sinh không đảm bảo và các dịch vụ phục vụ kèm theo còn nhiều hạn chế, đơn điệu.
+ Cơ sở ăn uống: Tại trung tâm của vườn có một nhà ăn tập thể có thể phục vụ từ 100 đến 120 người. Với những khách lẻ việc phục vụ khó khăn hơn. Các trung tâm phục vụ hội họp, khu thể dục thể thao và sân khấu biểu diễn: VQG Pù Mát hiện có hai hội trường lớn được trang bị đầy đủ ánh sáng, âm thanh, bàn ghế… dùng cho các cuộc họp, hội nghị và đón tiếp các cấp về thăm và làm việc. Khu thể dục thể thao chỉ mới có một sân bóng chuyền và một sân cầu lông phục vụ cho nhu cầu giải trí của cán bộ trong vườn, giao lưu với các đoàn khách và nhân dân địa phương. Cạnh sân bóng chuyền có một sân khấu dùng để giao lưu, biểu diễn văn nghệ, đốt lửa trại và uống rượu cần.
Ở tại cộng đồng thì một số bản như: bản Khe Rạn, bản Nưa, bản Yên Thành, bản Làng Xiềng có nhiều nhà sàn to, đẹp có thể tham gia làm dịch vụ homestay. Những nơi này có thể là các địa điểm để khách lưu trú qua đêm. Việc ăn uống cũng có thể bố trí được với một số món đặc trưng của người bản địa và thêm một số món thông thường để tránh việc khách thưởng thức không hợp khẩu vị. Nhưng nói chung, dịch vụ homestay ở đây còn tương đối sơ sài, thiếu cả về cách tổ chức lưu trú cho khách, vật chất phục vụ cho khách lưu trú qua đêm như (chăn, màn, chiếu, quạt…).
3.2.4 Chủ trương, chính sách cho việc phát triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng đồng
Hiện nay việc phát triển DLST, DLSTCĐ đang dần dần được quy định trong các văn bản pháp luật, mặc dù chưa được hoàn thiện và đầy đủ nhưng đó cũng là một
51
minh chứng khẳng định cho việc phát triển DLSTCĐ ở các VQG và KBT là phù hợp. Cụ thể có các văn bản sau:
- Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng 2004. - Luật Du lịch 2006.
- Nghị định số 23/2006/NĐ-CP của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng.
- Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý rừng.
- Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN của BNN và PTNT về việc ban hành quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, KBTTN.
Cụ thể các văn bản này có những điều chỉnh như: Để phục vụ phát triển du lịch sinh thái, du lịch sinh thái cộng đồng tại các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên theo quy định pháp luật hiện hành có ghi “Chủ rừng được tự tổ chức hoặc cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thuê, nhận khoán rừng và môi trường rừng để kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái trong rừng…”. Như vậy về luật: là được tổ chức kinh doanh du lịch ở rừng đặc dụng, nhưng du lịch phải phù hợp với mục tiêu bảo tồn, mọi hoạt động về du lịch trong vườn quốc gia không được gây ảnh hưởng xấu đến bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường và các hệ sinh thái (điều 53). Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và Phát triển rừng (điều 55) và Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng (điều 22). Các hoạt động du lịch sinh thái không được gây ô nhiễm môi trường và các hệ sinh thái tự nhiên trong rừng đặc dụng.
Ngoài ra tại quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, thì ban hành rõ quy chế phát triển DLST ở các VQG và KBTTN.
52
Về vấn đề bảo tồn, phát huy văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam, thời gian qua Đảng và Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách về việc bảo tồn và phát huy văn hoá dân tộc thiểu số trong giai đoạn hiện nay:
- Nghị định số 05-NĐ/TW ngày 16/7/1998 tại hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Quyết định số 124/2003/QĐ-Ttg ngày 17/6/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số Việt Nam”, nhằm: sưu tầm, gìn giữ, nghiên cứu, giới thiệu các kiểu kiến trúc, trang phục, nhạc cụ, khí cụ, công cụ sản xuất, hàng thổ cẩm, đồ gốm sứ của các dân tộc thiểu số trong các bảo tàng, các trung tâm văn hoá, các triển lãm và trong đời sống hàng ngày; ngăn chặn việc thất thoát, hư hại các di vật, cổ vật quý của các dân tộc còn đang tiềm ẩn trong đồng bào. Đây là một trong tám nội dung đề án bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá truyền thống của các dân tộc thiểu số Việt Nam.
- Quyết định số 197/2007/QĐ-Ttg ngày 28/12/2007 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Nghệ An đến năm 2020. - Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng trung du miền núi Bắc Bộ đến năm
2020;
Về phía UBND tỉnh Nghệ An cũng có các văn bản chỉ đạo cho vấn đề này:
- Quyết định số 84/2006/QĐ-UBND ngày 24/8/2006 của UBND tỉnh Nghệ An về việc ban hành một số nội dung chính sách hỗ trợ bảo tồn, phát triển văn hoá các dân tộc thiểu số ở tỉnh Nghệ An gồm: các loại hình kiến trúc nhà sàn của dân tộc Thái, dân tộc Ơ đu, trang phục đặc trưng của dân tộc Thái, Mông, Ơ đu, Khơ
53
Mú, Thổ là một trong những loại hình văn hoá dân tộc thiểu số ở Nghệ An được hỗ trợ hàng đầu cho việc bảo tồn và phát huy.
- Quyết định 1051/QĐ-UBND ngày 8/3/2010 phê duyệt quy hoạch chi tiết làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 – 2015.
- Quyết định 787/QĐ-UBND ngày 13/3/2009 về việc lập quy hoạch phát triển Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An đến năm 2020.
- Quyết định 2737/QĐ-UBND.VX ngày 12/6/2009 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Nghệ An đến năm 2020. Mục 5.2.2 của quyết định này nêu rõ: giai đoạn 2011-2015: nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, kêu gọi đầu tư xây dựng các khu du lịch, đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật tại các điểm du lịch địa phương như:
+ Khu du lịch sinh thái VQG Pù Mát; + Khu du lịch VQG Pù Huống, Pù Hoạt;
+ Khu du lịch sinh thái - văn hoá Quỳ Châu - Quế Phong.
- Đề án phát triển du lịch miền Tây Nghệ An đã xác định rõ mục tiêu dài hạn là khai thác tốt tài nguyên thiên nhiên, danh thắng, di tích văn hoá, lịch sử và truyền thống dân tộc; đưa miền Tây Nghệ An trở thành các khu, các điểm du lịch sinh thái, danh thắng, văn hoá lịch sử hấp dẫn gắn với hệ thống chung của tỉnh. Phát triển du lịch gắn với bảo tồn tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch. Trong đề án này cũng đã nêu ra phương hướng phát triển du lịch miền Tây Nghệ An như sau:
+ Quy hoạch vùng, khu, điểm du lịch miền Tây Nghệ An; + Đầu tư hạ tầng du lịch và dịch vụ du lịch;
54