Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 1 - vinaconex 1 (Trang 49 - 51)

II. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY 1 Các báo cáo tài chính của công ty

3.1.Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu

3. Phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của doanh nghiệp

3.1.Phân tích các chỉ tiêu chủ yếu

a. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán

Bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường nói chung đều có các mối quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước, với các doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cung cấp, khách hàng. Vì rằng mỗi doanh nghiệp đều cần vốn sản suất kinh doanh, nguồn vốn của chủ doanh nghiệp hầu như không đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh, với Công ty cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex 1 trong quá trình hoạt động doanh nghiệp cần huy động vốn, mặt khác doanh nghiệp cần sử dụng tín dụng thương mại của các nhà tín dụng khác nhau. Nhưng muốn có nhiều khách hàng với những công trình có quy mô tầm cỡ cũng cần cho khách hàng trả chậm. Song cũng cần quản lý các khoản cho khách hàng chiếm dụng một cách hợp lý, có hiệu quả để trách các khoản đó trở thành các khoản nợ khó đòi. Trên thực tế các khoản phải thu và phải trả không bao giờ thu hồi hay hoàn trả được ngay mà cần một thời gian nhất định. Biện pháp để giảm tối đa các khoản bị khách hàng chiếm dụng và nâng cao khả năng sử dụng tín dụng thương mại, doanh nghiệp cần tuyệt đối tránh tình trạng để các khoản phải trả đến hạn hoặc quá hạn mà chưa mà chưa thu hồi được cũng như các khoản phải thu đến hạn mà chưa trả nó sẽ làm giảm uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị trì trệ, khả

năng thanh toán của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Để tránh tình trạng rủi ro trong thanh toán, doanh nghiệp cần phải làm tốt công tác thu hồi nợ.

Trong 3 năm tình hình thanh toán của doanh nghiệp được thể hiện như sau:

Biểu II.4: Bảng tình hình thanh toán

Đơn vị tính: VNĐ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009 ST % ST % 1. Các khoản phải trả 421.247.861.885 493.566.729.856 567.849.229.332 72.318.867.971 17,17 74.282.499.476 15,05 2. Các khoản phải thu 269.326.357.490 153.203.261.123 188.374.222.894 -116.123.096.367 -43,12 35.170.961.771 22,96

(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty) Qua bảng phân tích trên ta thấy:

- Các khoản phải thu năm 2009 giảm 116.123.096.367 đồng tương ứng với 43,12% so với năm 2008, nhưng đến năm 2010 tăng mạnh với mức tăng tuyệt đối là 35.170.961.771 đồng tương ứng với 22,96% so với năm 2009. Điều này cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng 35.170.961.771 đồng.

- Các khoản phải trả đều tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2009 so với năm 2008 tăng 72.318.867.971 đồng, tương ứng với 17,17%; năm tăng 2010 74.282.499.476 đồng tương ứng với 15,05% so với năm 2009. Chứng tỏ doanh nghiệp đã hiểu ra sử dụng chính sách tín dụng thương mại không phải lúc nào cũng tốt vì nó còn phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính và một số yếu tố bên ngoài. Đó cũng là chính sách của doanh nghiệp khi quảng bá thương hiệu, sản phẩm và đẩy mạnh tiến độ thi công.

Để xem xét các khoản nợ phải thu biến động có ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không, cần tính và so sánh các chỉ tiêu sau:

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần xây dựng số 1 - vinaconex 1 (Trang 49 - 51)