DOANH CÀ PHÊ TẠI CÔNG TY
Giao dịch hợp đồng tương lai trong giao dịch mua bán cà phê được công ty sử dụng như công cụ phòng ngừa rủi ro khi giá biến động, được thể hiện cụ thể qua các trường hợp sau:
Trường hợp 1: Mua Futures
Trường hợp này được công ty sử dụng khi đã có hợp đồng xuất bán hang nhưng vẫn chưa có hợp đồng thu mua hàng từ các nhà sản xuất trong nước. Khi giá biến động theo chiều hướng tăng gây bất lợi cho công ty, công ty sẽ quyết định mua lượng hàng hóa tương ứng trên thị trường tương lai mà công ty tính toán là sẽ hợp lý, cụ thể như sau:
Tháng 5/2009, Công ty ký hợp đồng xuất khẩu 500 tấn cà phê với giá 850 USD/tấn giao hàng thực vào tháng 9/2009 nhưng do tiên liệu giá cà phê biến động theo chiều hướng tăng, gây bất lợi cho công ty nên đã quyết định mua 50 lots (1 lot = 10 tấn) trên thị trường tương lai với cùng mức giá trên.
Vào thời điểm giao hàng, giá tăng 900 USD/tấn.
Physical (hàng thực) Futures (tương lai)
Bán Mua
5/2009 850 850
9/2009 900 900
Lãi/ Lỗ
Lỗ 50 Lời 50
Rõ ràng, trên thị trường hàng thật công ty đã lỗ 50 USD nhưng trên thị trường tương lai, công ty đã lời 50 USD, khoản lời này đã bù đắp cho khoản lỗ trên.
Trường hợp 2 : Bán Futures
Trường hợp này được ứng dụng khi công ty đã thu mua được một lượng hàng từ trong nước nhưng vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu hàng, khi giá giảm gây bất lợi cho công ty thì công ty sẽ bán lượng hàng này trên thị trường tương lai để bẩ toàn lợi nhuận kinh doanh.
Khi mua cà phê với giá 13.000đ/kg, khi xuất khẩu giá chỉ còn 12.000đ/kg, bị lỗ 1.000đ/kg
Thế nhưng vào thời điểm này, công ty đã bán ra trên thị trường tương lai một lượng tương ứng với giá bán 15.000đ/kg, lời 2000đ/kg.
Nhờ cân đối giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường tương lai, công ty đã đảm bảo có lãi.
Nhận định chung:
Thông thường giá trên thị trường hàng thật và thị trường tương lai biến động cùng chiều và với độ chênh lệch ổn định. Khi tham gia vào hợp đồng tương lai, các nhà XNK được bù trừ lãi lỗ thông qua 2 thị trường, khi trên thị trường hàng thật có lãi sẽ bù đắp khoản lỗ trên thị trường tương lai và ngược lại, chính điều này làm lợi cho các nhà XNK trong việc cố định được giá với đối tác mà không sợ biến động trên thị trường.
Phân tích một hợp đồng cụ thể:
Căn cứ Hợp đồng số SW/V/02.12.08/P/271 ngày 2/12/2008 ( phụ lục kèm theo) giữa công ty FONEXIM HCM với công ty SW COMMODITIES LTD. Công ty ký bán 8 lot 76.8 tấn cà phê Robusta loại 1, ngày giao hàng là tháng 02/2009, theo điều khoản về giá như sau:
Giá kỳ hạn LIFFE Robusta tháng 03/09, trừ lùi 155 USD/tấn, ngày chốt (fix) giá cuối cùng là ngày 02/03/09.
Trong trường hợp bên bán không chốt giá vào ngày chốt giá cuối cùng, bên mua sẽ chốt giá tự động theo giá thị trường LIFFE vào thời điểm đó. Nếu hợp đồng chưa được chốt giá vào lúc giao hàng thì bên mua phải trả cho bên bán 70% giá trị tiền hàng thị trường LIFFE vào tháng 03/09 theo ngày B/L trừ giá trừ lùi, khoản tiền còn lại sẽ được trả sau khi hoàn tất việc chốt giá của toàn bộ hợp đồng.
Nếu mức giá thị trường LIFFE giao tháng 03/09 rớt xuống tới mức giá mà bên mua đã trả 70%, SW COMMODITIES sẽ chốt giá theo giá thị trường.
Theo hợp đồng đã ký kết, công ty FONEXIM HCM đã ký với giá theo Provisional Invoice theo giá đóng cửa ngày 19/02/2009 là 1577 USD, trừ lùi 155 USD.
Vào ngày giao hàng, SW trả trước cho FONEXIM HCM 70% giá trị tiền hàng là : (1577 – 155) x 70% = 995 USD đây cũng là mức stop-loss, mức chặn lỗ trên hoá đơn tạm tính.
30% còn lại, SW sẽ trả cho FONEXIM vào ngày chốt giá cuối cùng.
30% phần tiền còn lại được tính như sau:
(Giá chốt – giá trừ lùi) x lượng hàng = tổng tiền thật – 70% giá trị hàng đã nhận được theo Provisional Invoice
Giá chốt trên Final Invoice là 1,414 USD, mức trừ lùi 222 USD
Tổng tiền thật: (1414 - 222) x 76.8 = 91,545.60 USD
Mức tiền nhận từ 70% trên Provisional Invoice là 76,416.00 USD
Mức tiền còn lại là 15,129.60 USD
Theo hợp đồng trên, do từ lúc ký kết hợp đồng đến lúc chốt giá quy định trong hợp đồng giá liên tục giảm nên công ty không thể chốt giá vì không thể bù lỗ,
công ty đã chuyển tháng 3 lần, kỳ hạn tháng 5, tháng 7 và chốt giá kỳ hạn tháng 9, giá trừ lùi tăng do cộng từ khoảng chênh lệch tỷ giá giữa các kỳ hạn và cộng 20USD phí cho mỗi lần chuyển, mức trừ lùi từ 155 USD đến 222 USD.
Vào ngày chốt giá cuối cùng, nếu FONEXIM HCM không chốt giá mà để giá rơi chạm mức stop-loss, FONEXIM HCM sẽ mất quyền bán lô hàng này và SW sẽ tự động fix giá theo giá thị trường vào ngày đó, hai bên thanh lý hợp đồng, FONEXIM HCM sẽ nhận được 30% còn lại tuỳ thuộc khoảng chênh lệch giá, thậm chí mất luôn khoảng tiền này nếu giá xuống quá thấp.
Sau khi ký kết hợp đồng xuất bán, đây được gọi là hợp đồng ngoại, công ty tiến hành thu mua cà phê từ trong nước, ở đây ký hợp đồng với công ty Hoàng Đạo (hợp đồng nội), mua 76,8 tấn. Khối lượng hàng bán cho SW phải tương đương với lượng hàng mua trong nước. Tuy nhiên vẫn có sự chênh lệch khối lượng vì theo thị trường Luân Đôn, quy định 1 lot = 10 tấn, 76,8 tương đương 8 lot, nếu khoảng chênh lệch này quá lớn sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty vì để mua khối lượng hàng trên công ty phải trả bằng tiền mặt cho khách hàng nội địa thông qua tiền vay của ngân hàng, lãi suất được tính vào hàng ngày, nếu không chốt giá ở mức có lời công ty sẽ liên tục lỗ do tiền vốn không thu được và lãi suất ngân hàng phát sinh. Giá mua hàng nội địa phải thấp hơn giá bán kỳ hạn mới có lời, ở đây công ty mua với giá 24.800.000 đ/tấn.
Sau khi mua được lượng hàng cần thiết để xuất khẩu, công ty tiến hành giao hành, chốt giá nhận khoảng tiền 30% còn lại, sau đó thanh lý hợp đồng, tính toán lời lỗ.