.1 Các nước xuất khẩu cà phê chính của thế giới

Một phần của tài liệu sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phêrobusta tại chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc fonexim hồ chí minh (Trang 50 - 69)

Sản lượng cà phê (nghìn bao) Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO)

Quốc gia Niên vụ 2002 2003 2004 2005

Brasil (R/A) T.4-T.3 48.480 28.820 39.272 32.944 Việt Nam (R/A) T.10-T.9 11.555 15.230 13.844 11.000 Colombia (A) T.10-T.9 11.889 11.197 11.405 11.550 Indonesia (R/A) T.4-T.3 6.785 6.571 7.386 6.750 Ấn Độ (A/R) T.10-T.9 4.683 4.495 3.844 4.630 Mexico (A) T.10-T.9 4.000 4.550 3.407 4.200 Ethiopia (A) T.10-T.9 3.693 3.874 5.000 4.500 Guatemala (A/R) T.10-T.9 4.070 3.610 3.678 3.675 Peru (A) T.4-T.3 2.900 2.616 3.355 2.750 Uganda (R/A) T.10-T.9 2.900 2.510 2.750 2.750 Honduras (A) T.10-T.9 2.497 2.968 2.575 2.990 Côte d'Ivoire (R) T.10-T.9 3.145 2.689 1.750 2.500 Costa Rica (A) T.10-T.9 1.938 1.802 1.775 2.157 El Salvador (A) T.10-T.9 1.438 1.457 1.447 1.372 Ecuador (A/R) T.4-T.3 732 767 938 720 Venezuela (A) T.10-T.9 869 786 701 820 Philippines (R/A) T.7-T.6 721 433 373 500 Tổng sản lượng 121.808 103.801 112.552 106.851 Nguồn: www.ico.org  A (Arabica): Cà phê chè

R (Robusta): Cà phê vối

 T. : Tháng

 A/R: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Arabica là chủ yếu

 R/A: Nước xuất khẩu cả hai loại cà phê, nhưng sản lượng Robusta là chủ yếu

Thị trường xuất nhập khẩu cà phê thế giới năm 2008:

Năm 2008, tổng sản lượng cung cấp cho hoạt động xuất nhập khẩu cà phê của thế giới khoảng 8 triệu tấn, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ là chủ yếu. Hoa Kỳ nhập khẩu 1,35 triệu tấn cà phê các loại với kim ngạch đạt 4,12 tỉ USD tăng 17,3% so với năm 2007. Ngoài ra, Nhật Bản, Italia, Pháp và Đức cũng là các quốc gia có nhu cầu nhập khẩu cà phê rất lớn với giá trị nhập khẩu cà phê trên 1 tỉ USD. Tính tới hết tháng 11 năm 2008, 10 thị trường nhập khẩu cà phê lớn nhất thế giới đã nhập tổng kim ngạch 14,01 tỉ USD, chiếm 75,53% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới. So với cùng kỳ năm 2007, kim ngạch nhập khẩu cà phê các thị trường này tăng 14,19% (tương đương 1,75 tỉ USD).

Hình 2.4 Top 10 nước có kim ngạch nhập khẩu cà phê lớn nhất 11 tháng

năm 2008 (triệu USD)

1.2Trong nước:

Từ những năm 1990, 1991 sau sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu việc bán cà phê theo Nghị Định Thư của Nhà Nước không còn nữa, cà phê Việt Nam bắt đầu được tiếp xúc rộng rãi với thị trường thế giới và đầu năm 1991 Việt Nam bắt đầu gia nhập, là thành viên chính thức của Tổ chức quốc tế về cà phê (ICO). Cho đến nay, cà phê Việt Nam đã được tiêu dùng ở 74 quốc gia và vùng lãnh thổ ở khắp các châu lục. Và chỉ sau 25 năm phát triển sang đầu thế kỷ 21 Việt Nam đã chiếm vị trí thứ 2 trên thế giới về lượng cà phê xuất khẩu chỉ sau Braxin, thứ nhất về sản lượng Robusta.

- 2007: Diện tích 506.000 ha (gần 1 triệu tấn), 1,85 tỷ đôla (1 trong 5 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD)

- Tỷ trọng diện tích 6 vùng trồng cà phê: Đông Bắc và duyên hải Nam Trung Bộ 0%, Tây Bắc 1%, Bắc Trung Bộ 2%, Đông Nam Bộ 8%, Tây Nguyên 89%.

- Tỷ lệ diện tích theo tuổi cây: trên 25 năm 5%, 20 – 25 năm 17%, 12 – 20 năm 28% và nhỏ hơn 12 năm 50%.

 Tốc độ tăng diện tích và tốc độ tăng giá.

+ 1995 – 2000 : giá bình quân 1561 USD/tấn, diện tích tăng 29,7% /năm

+ 2001 – 2005: giá bình quân 541 USD/tấn, diện tích giảm 1,7%/năm

+ 2006 – 2007: giá bình quân 1389,5 USD/tấn, diện tích tăng 3,6%/năm

 Năng suất sản lượng:

+ Năng suất: 18,9 tạ/ha, gấp 2 lần năng suất cà phê thế giới, với sản lượng 960 ngàn tấn (2007)

+ Giai đoạn 1997 – 2007 mức tăng sản lượng bình quân 12,8%/năm

 Hiện trạng giống:

Năm 2008, cà phê vẫn là một trong các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của VN

Việt Nam đã xuất 1,2 triệu tấn với kim ngạch khoảng 1,643 tỷ USD, tăng 22,3% về số lượng và 49,9% về giá trị Kim ngạch xuất khẩu tăng chủ yếu do giá thế giới tăng mạnh.

Riêng 6 tháng 2008, giá trị cà phê xuất khẩu đạt trên 1 tỷ USD.

Các thị trường xuất khẩu hàng đầu là Đức, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia.

Nguồn:

http://xttmnew.agroviet.gov.vn/tapchi/TinHD/2008/Noidung/So09_02.asp#5

1.3 Triển vọng thị trường cà phê thế giới năm 2009

Triển vọng sản xuất

Theo dự báo của Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới - ICO, tổng sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2009 sẽ đạt khoảng 122-125 triệu bao (loại 60kg), giảm 6,83% so với năm 2008 (tương ứng với 9,16 triệu bao). Ở một số nước sản xuất cà phê chính như Braxin, Ấn Độ, Colombia.., sản lượng cà phê sẽ giảm.

Braxin: Theo thông tin của hiệp hội cà phê thế giới, sản lượng cà phê của Braxin vụ 2009 sẽ đạt khoảng 40 triệu bao cà phê so với 45,9 triệu bao của niên vụ 2008. Hiệp hội cà phê Braxin dự báo, sản lượng cà phê của Braxin có thể sẽ giảm từ 16%- 20%. Tổng sản lượng thu hoạch đạt từ 36,9 – 38,8 triệu bao, thấp hơn nhiều so với sản lượng 45.99 triệu bao của năm 2008.

Các nước sản xuất khác: Theo Hiệp Hội Cà Phê Thế Giới, sản lượng của hầu hết các nước sản xuất cà phê khác (Ngoài Braxin) sẽ thay đổi không nhiều so với niên vụ 2008. Sản lượng cà phê của Colombia vụ 2009 sẽ khoảng 12,5 triệu bao (tăng khoảng 200.000 bao so với năm 2008, nhưng nếu mưa nhiều thì sản lượng sẽ giảm khoảng 200.000-500.000 bao. Hội đồng cà phê Ấn Độ dự kiến, sản lượng cà phê Arabica của Ấn Độ năm 2009 sẽ đạt khoảng 80.000 tấn, sản lượng cà phê Robusta sẽ đạt khoảng 186.500 tấn. Các nước trồng cà phê khác

như Indonesia, Ethiopia, Guatemala, Peru... sẽ giảm sản lượng cà phê năm 2009 do ảnh hưởng của thời tiết những tháng cuối năm 2008. Như vậy, với lượng tồn kho cuối năm 2008 khoảng 4,5 triệu bao và sản lượng mới sản xuất, tổng cung cà phê cho thế giới năm 2009 sẽ đạt khoảng 126,5-129,5 triệu bao (tương đương 7,6 – 7,8 triệu tấn).

Nguồn: AGROINFO tổng hợp

2. Biến động giá cà phê trong giai đoạn hiện nay

Thị trường cà phê trên thế giới trong những năm vừa qua thường chao đảo, không ổn định nhất là về giá cả. Tổ Chức Cà Phê Thế Giới (ICO) do không còn giữ được hạn ngạch xuất nhập khẩu, giá cả trôi nổi trên thị trường tự do cho nên có những giai đoạn giá cà phê xuống thấp chưa từng có so với vài chục năm trở lại đây.

Từ năm 1999 bắt đầu cùng với cộng đồng cà phê thế giới, ngành cà phê nước ta trải qua một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giá cà phê liên tục xuống thấp đến mức kỷ lục trong vòng mấy chục năm lại đây. Khủng hoảng đã kéo theo những hậu quả xấu cho sản xuất và đời sống. Nông dân thu nhập thấp không đủ trang trải cho cuộc sống hàng ngày và đầu tư cho tái sản xuất. Đã có những vườn cà phê bị bỏ không chăm sóc và cũng có tình hình chặt phá vườn cà phê để trồng cây khác, kể cả cây lương thực. Từ năm 2004, giá cà phê bắt đầu được cải thiện và giá lên cao vào các năm 2006, 2007 tuy còn thấp nhiều so với giá cà phê các năm 1995- 1998 nhưng với người trồng cà phê thì mức giá hiện nay đã có sức hấp dẫn đáng kể. Cà phê được bán với giá từ 25- 30 triệu đồng Việt Nam 1 tấn. Và có lúc lên trên 30 triệu đồng 1 tấn. Lúc này lại có hiện tượng ngược lại trước đây là người ta lại trồng mới, mở mang diện tích cà phê.

Đồ thị 2.1 .Diễn biến bình quân của đơn giá xuất khẩu và kim ngạch xuất khẩu trong 17 năm từ 1991- 2007

Năm 2008: Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường nông sản thế giới bước vào thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng.

Tình hình này tác động đến nhiều mặt hàng nông sản trong nước, sau cao su đến cà phê... rớt giá thảm hại.

Riêng đối với cà phê - một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu chủ lực, tháng 2/2008 giá xuất khẩu (FOB) tại Tp.HCM đã từng đạt 2.520 USD/tấn; tháng 9 giảm mạnh xuống ở mức 2.000 USD/tấn; giữa tháng 10 giá tiếp tục giảm, còn 1.700 USD/tấn; đến tháng 11 rơi xuống tồi tệ chỉ còn khoảng 1.480 USD/tấn.

Ngoài nguyên nhân chính do tác động của khủng hoảng tài chính, giá cà phê xuất khẩu “trượt dốc không phanh” còn chịu sức ép phục hồi của đồng USD. Bên cạnh đó, nhiều quỹ đầu tư đồng loạt rút vốn ra khỏi hoạt động đầu tư nông

sản, dẫn tới sự giảm cầu trên các thị trường kỳ hạn, làm giá nông sản giảm đột ngột.

Nếu tính từ đầu năm 2008 đến nay, giá cà phê ở Tây Nguyên rơi theo nhịp “tụt - tụt dần”. Vào dịp tháng 2/2008, giá cà phê xô tại Đắc Lắc, Lâm Đồng là 40.000 - 42.000 đồng/kg, đến tháng 9 còn 34.000 - 35.000 đồng/kg; tháng 10 tụt xuống 26.000 - 27.000đồng/kg. Hiện tại chỉ còn 24.000 - 25.000 đồng/kg.

Nếu so với giá đầu năm, 1 tấn cà phê nông dân mất 14 - 16 triệu đồng. Bước vào những ngày đầu tháng 9, giá cà phê trên thị trường thế giới có bước hồi phục trở lại so với cuối tháng 8 vừa qua.

Giá cà phê giao dịch ngày 8/9 tại Luân Đôn đạt 1.494 USD/tấn, tăng 131 USD/tấn so với cuối tháng 8. Nhờ đó giá cà phê trong nước cũng đã quay trở lại mốc trên 25.000 đồng/kg. Giá cà phê tại Đăk Lăk ngày 8/9 được các đại lý mua vào ở mức 25.500 đồng/kg, tăng 2.700 đồng/kg so với cuối tháng 8.

Triển vọng giá năm 2009

Tuy giá cà phê thế giới có xu hướng tăng nhanh trong những năm gần đây (đặc biệt là 8 tháng đầu năm 2008), nhưng theo Ngân Hàng thế giới (WORLD BANK), dưới tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, giá tất cả các loại hàng hóa nông sản nói chung trong đó có cà phê sẽ giảm. World Bank dự báo giá cà phê Arabica sẽ giảm 14,52% trong năm 2009, giá cà phê Robusta sẽ giảm 15,08% so với mức giá bình quân của năm 2008.

Theo dự báo của AGROINFO, trong điều kiện mất mùa làm suy giảm sản lượng cà phê của Braxin và một số nước xuất khẩu chủ chốt (Việt Nam, Colombia, Ấn Độ...), cung cà phê sẽ giảm dẫn tới giá tăng cao nhưng không thể đạt tới mức đỉnh điểm của năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính. Giá cà phê thế giới nhiều khả năng sẽ giảm khoảng 12,57% so với mức giá trung bình của năm 2008.

3. Mua bán cà phê Robusta bằng hợp đồng tương lai qua LIFFE

3.1 Thế nào là giao dịch cà phê trên thị trường tương lai?

Từ năm 1997 đến nay, có 2 phương thức bán hàng ra nước ngoài đang được nhiều doanh nghiệp sử dụng đồng thời. Đó là bán theo phương thức Outright (giá cố định, thời gian giao hàng cố định) và bán theo phương thức Differentials hay Price To Be Fixed (bán trừ lùi, chốt giá sau).

Bán hàng giao ngay (Outright) trong truyền thống giao thương cà phê thế giới có nghĩa người mua và người bán chốt giá ngay tại thời điểm ký hợp đồng mua bán mà không cần biết giá cà phê tại thời điểm giao hàng diễn biến ra sao.

Phương thức này được các doanh nghiệp cà phê Việt Nam áp dụng phổ biến vào đầu những năm 1990, nhưng nếu cả hai bên thoả thuận giá ngay thì việc họ gặp rủi ro về giá là hoàn toàn có thể xảy ra nên sau này phương thức này được thay thế bằng phương pháp ký hợp đồng nhưng không chốt giá mà khi giao hàng mới chốt giá bán dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường London (Anh) và trừ lùi một khoảng chênh lệch so với giá ở thị trường Luân Đôn vào thời điểm giao hàng, còn gọi là phương thức bán trừ lùi (Differentials).

Phương thức bán trừ lùi phổ biến trong hơn chục năm qua thường áp dụng cho các hợp đồng giao xa mà nhà nhập khẩu thường ứng trước 70% số tiền của hợp đồng cho nhà xuất khẩu, phần còn lại được tính toán khi giao hàng và chốt giá dựa vào giá cà phê giao dịch trên thị trường kỳ hạn London. Các năm trước, đây là phương thức bán cà phê tiến bộ so với giao ngay bởi gắn giá cà phê Việt Nam với giá thế giới, hạn chế thiệt hại so với phương thức giao ngay nếu giá cà phê thế giới tăng.

Với cách thức này doanh nghiệp có thể trúng lớn và cũng có thể lỗ nặng, tuỳ theo giá thị trường thế giới lên hay xuống ở thời điểm giao hàng.

Để bảo đảm kinh doanh cà phê ở thị trường trong nước không bị lỗ trong tình hình giá lên xuống chập chờn, nhà buôn cà phê sẽ mua bán một lượng cà phê trên mạng, đặt lệnh bán ngay khi thấy giá có lời, đó là hình thức của giao dịch hợp đồng tương lai, trong đó giá cà phê được "chốt" ngay tại thời điểm đặt lệnh (là thời điểm mà giá cà phê trên thị trường quốc tế được Doanh nghiệp "ưng ý" nhất), còn hàng thì giao sau với thời điểm do hai bên thỏa thuận. Điều quan trọng là, tại thời điểm giao cà phê, giá lên hay xuống thì vẫn giao theo giá đã được "chốt" lệnh từ trước.

Giả sử mua cà phê vào giá 13.000đ/kg, khi xuất khẩu giá rớt còn 12.000đ/kg, bị lỗ 1.000 đồng. Thế nhưng cũng trong cùng thời điểm đó, công ty đã mua vào và bán ra trên thị trường kỳ hạn một lượng cà phê tương ứng với giá bán ra 15.000đ/kg, lời 2.000đ/kg. Nhờ cân đối được giữa mua bán trên thị trường trong nước và thị trường kỳ hạn, công ty vẫn bảo đảm có lãi và tính toán giá mua cà phê của người nông dân ở mức hợp lý.

Và cũng nhờ vào khoản lãi trên thị trường kỳ hạn, nhà xuất khẩu cà phê sẵn sàng mua cà phê của nông dân với giá cao hơn giá thị trường. Thực tế, có thời điểm giá mua vào trên thị trường trong nước là 14.300đ/kg, Công ty Inexim Đắc Lắc đã mua cà phê của nông dân giá 15.000đ/kg khi tính toán bán ra thị trường kỳ hạn được giá trên 18.000đ/kg.

Điểm đặc biệt ở phương thức giao dịch này là các hợp đồng được bên mua và bán ký trên mạng hoặc qua điện thoại trên cơ sở lòng tin.

Thông tin về giá cà phê thế giới vừa được gửi về, các quyết định mua bán bắt đầu cũng được đưa ra. Hàng trăm, thậm chí hàng ngàn cú điện thoại được gọi tới các doanh nghiệp thông báo quyết định bán khi người ta thấy giá cả hợp lý. Một sàn giao dịch điện tử được thiết lập để người bán và người mua

thỏa thuận giá cả và ký hợp đồng. Cà phê sẽ được chuyển giao ở một thời điểm nào đó mà hai bên thống nhất trong tương lai. Vào thời điểm đó, giá cà phê có cao hay thấp hơn giá đã thỏa thuận thì hợp đồng vẫn giữ nguyên giá trị. Cho nên, bên mua và bên bán có thể tính toán được lỗ lãi ngay khi vừa ra quyết định. Trong khi mua bán như vậy, cà phê là ảo nhưng lợi nhuận lại thực. Hình thức mua bán mới mẻ này thực chất là: ký hợp đồng trên mạng và bán cà phê qua điện thoại. Thông thường, phiên giao dịch sẽ được kết thúc vào nửa đêm. Sau mỗi ngày làm việc như vậy, các bảng, biểu đồ giá cà phê cũng được xây dựng để các nhà sản xuất cà phê có thể dự đoán giá trong tương lai.

Ưu thế lớn nhất của giao dịch này là người ta có thể trong tương lai theo mức giá hiện tại – mức giá mà các doanh nghiệp biết chắc là hợp lý, nhờ thế hạn chế được những rủi ro, điều này không một phương thức kinh doanh truyền thống nào đạt được.

Ngoài bảo hiểm rủi ro về giá, hình thức này còn được các công ty tham gia như một kênh đầu tư (mua bán các hợp đồng tương lai nhằm kiếm lợi từ

Một phần của tài liệu sử dụng hợp đồng tương lai để phòng ngừa rủi ro biến động giá cà phêrobusta tại chi nhánh công ty thực phẩm miền bắc fonexim hồ chí minh (Trang 50 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)