Quản lý rủi ro trong logistics

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (Trang 80 - 83)

VI. Kế hoạch hành động – Phát triển nguồn nhân lực

3) Quản lý rủi ro trong logistics

Bản kế hoạch đề xuất giải pháp giới thiệu công cụ và kỹ thuật quản lý rủi ro logistics để giảm tính không chắc chắn và sự chậm trễ trong hệ thống logistics, với các bước thực hiện cụ thể như sau:

 Xây dựng giáo trình đào tạo

 Xây dựng công cụ đánh giá rủi ro

 Đào tạo

 Kiểm toán đánh giá rủi ro

Thực hiện tốt các giải pháp có tính định hướng nói trên sẽ góp phần tăng cường xây dựng và phát triển nguồn nhân lực cho ngành logistics ở nước ta. Một nguồn nhân lực tốt, chất lượng sẽ là tiền đề cho sự phát triển và tăng cường mạnh mẽ của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kì hội nhập, qua đó góp phần thúc đẩy ngành logistics Việt Nam vững vàng phát triển, sánh vai cùng các cường quốc logistics trên thế giới. Đào tạo nhân lực cho ngành logistics hôm nay chính là một bước chuẩn bị quyết định cho ngành phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Tóm lại: Bản kế hoạch hành động logistics xét một cách tổng thể là tương đối khái quát và đầy đủ, đã nêu ra được những vướng mắc cơ bản khi đánh giá về năng lực logistics của Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc về năng lực của hệ thống logistics Việt Nam đang nổi lên mà bản kế hoạch vẫn chưa đề cập đến. Theo người viết, bản kế hoạch nên được cập nhật, bổ sung liên tục để phù hợp với thực trạng hoạt động logistics Việt Nam, và để có thể đưa ra được những bước đi đúng đắn nhất, vững vàng nhất cho hệ thống logistics nước ta.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài “Phân tích kế hoạch hành động cho hệ thống Logistics Việt Nam”, người viết xin rút ra những kết luận sau đây:

- Logistics không chỉ là ngành đem lại nguồn lợi khổng lồ mà còn có vai trò to lớn đối với hoạt động kinh tế quốc tế, nền kinh tế quốc dân, và liên quan mật thiết tới sự sống còn của doanh nghiệp. Vì vậy, doanh nghiệp và Nhà nước cần góp sức, chung tay nâng cao hiệu quả hoạt động logistics.

- Hệ thống logistics bao gồm 4 biến số chiến lược: cơ sở hạ tầng, khung pháp lý và thể chế, người cung cấp dịch vụ, và người sử dụng dịch vụ logistics; đây là một công cụ quan trọng để đánh giá năng lực hệ thống logistics của một quốc gia.

- Hiện nay, năng lực logistics của Việt Nam còn nhiều yếu kém. Tuy nhiên, Chính phủ đã không ngừng đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, cải cách hành chính… nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động logistics. Nhiều chuyên gia trên thế giới đã đánh giá, Việt Nam rất có tiềm năng để phát triển thị trường logistics trong tương lai.

- Bản dự thảo kế hoạch hành động logistics được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) đưa ra khá khái quát, đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong hệ thống logistics Việt Nam mà bản kế hoạch vẫn chưa đề cập đến như năng lực cơ sở hạ tầng còn thiếu đồng bộ, hay luật và quy định dành cho logistics đã không còn phù hợp…

Tóm lại, để phát triển ngành logistic trong bối cảnh Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, ngoài yêu cầu bản thân các doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics không ngừng nâng cao năng lực, nhận thức về logistics, Chính phủ, các bộ và các hiệp hội ban ngành liên quan cũng cần phải có những cam kết cụ thể trong mọi hoạt động liên quan đến lĩnh vực logistics như đầu tư cơ sở hạ tầng hay hoàn thiện khung thể chế logistics… Đặc biệt,

việc đưa ra một chiến lược logistics lâu dài, có thể kết hợp tất cả các yếu tố về tiềm năng, con người, tận dụng triệt để những điểm mạnh của Việt Nam là rất cần thiết. Và để có được chiến lược lâu dài ấy, việc xây dựng kế hoạch hành động logistics là hết sức quan trọng. Đây cũng là một nội dung mà các nhà hoạch định chính sách cần quan tâm hơn nữa để phát triển toàn diện ngành logistics Việt Nam

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)