Mục tiêu của bản kế hoạch

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (Trang 60 - 61)

Dựa trên kết quả thu được từ cuộc họp tham vấn lần 2 trong khuôn khổ RETA 6450 do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp, các bên liên quan đã đồng ý với định hướng chiến lược và một khung mục tiêu chung cho sự phát triển của ngành logistics Việt Nam như sau16:

Mục tiêu chung: Để thành lập một hệ thống logistics hiệu quả, tiết kiệm mà hỗ trợ thương mại, đầu tư và sự phát triển của đất nước

Các mục tiêu chính:

 Tăng cường hỗ trợ thương mại trong khi duy trì an ninh quốc gia

 Cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển tổng hợp logistics

 Phát triển “Just-in-Time”, giảm chi phí và bảo đảm sự đáng tin cậy của quá trình logistics để đáp ứng nhu cầu của khách hàng

16 Phụ lục 3 trang iv

 Tạo ra môi trường cho phép sự phát triển của các dịch vụ logistics phù hợp

Các mục tiêu chính được xây dựng nhằm mục đích cụ thể hóa mục tiêu chung đã được đề ra cho sự phát triển của ngành logistics Việt Nam, đồng thời là kim chỉ nam cho LPoA. Các mục tiêu này sẽ tạo ra các điều kiện cần thiết để cơ sở hạ tầng hiện có hoặc trong tương lai có thể sử dụng một cách tối ưu, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển thương mại trong nước, quốc tế, và dịch vụ logistics.

Thêm vào đó, để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, LPoA được phát triển bao gồm nhiều kế hoạch nhỏ. Đó là: Kế hoạch hành động – Cơ sở hạ tầng, Kế hoạch hành động – Khung pháp luật, Kế hoạch hành động – Các nhà cung cấp dịch vụ logistics, Kế hoạch hàng động – Người sử dụng dịch vụ logistics, và Kế hoạch hành động – Phát triển nguồn nhân lực. Mỗi kế hoạch nhỏ do nhiều cơ quan khác nhau đứng ra điều phối. Việc cùng hướng đến thực hiện những mục tiêu chung giúp cho các kế hoạch phát triển về hạ tầng cũng như dịch vụ được dung hòa với nhau, và việc phối hợp cũng trở nên chặt chẽ, ăn ý hơn.

Một phần của tài liệu KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG LOGISTICS CỦA VIỆT NAM (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)