4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:
4.4.2. Xem xét tính phù hợp và các hiện tƣợng đa cộng tuyến, tự tƣơng quan trong
quan trong mô hình, kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các biến.
Thực hiện kiểm định F để xem xét tính phù hợp của mô hình (1), với giả thuyết:
H0: βRCP =βCR = βDR= βLNS =0 H1: tồn tại 1 trong 4 β khác 0
Nhận thấy:
Prob (F-statistic) của mô hình (1) là 0.000 < 1%, nên chấp nhận H1, do đó mô hình (1) là phù hợp.
Tƣơng tự, tất cả các mô hình đều có prob (F-statistic) <1%, vì vậy tất cả các mô hình đều phù hợp.
Xem xét hiện tƣợng tự tƣơng quan
Tất cả các mô hình hồi quy có Durbin-watson stat >1, các mô hình này không có hiện tƣợng tự tƣơng quan xảy ra.
Nếu hệ số tƣơng quan giữa các biến trong cùng một mô hình lớn hơn 0.7, thì mô hình có thể xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến.
Bảng tƣơng quan Pearson cho thấy hệ số tƣơng quan giữa các biến độc lập (RCP, ICP, PDP, CCC, CR, DR, LNS) và biến phụ thuộc (GOP, ROA) cùng xuất hiện trong một mô hình trong các mô hình 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9, không có hệ số tƣơng quan nào lớn hơn 0.5. Do đó, các mô hình này không xảy ra hiện tƣợng đa cộng tuyến.
Trong mô hình (5) và (10), hệ số tƣơng quan giữa các biến RCP, ICP, PDP khá cao nhƣng hiện tƣợng đa cộng tuyến không phải là một lỗi nghiêm trọng trong phân tích hồi quy, vì vậy đề tài vẫn đƣa vào xem xét hai mô hình này.
Kiểm định quan hệ nhân quả Granger giữa các biến
Để xem xét mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc đƣợc chính xác hơn, đề tài thực hiện kiểm định quan hệ nhân quả Granger nhằm phân tích các biến có quan hệ với nhau theo chiều nào, một chiều hay 2 chiều.
Thực hiện kiểm định cặp giả thuyết thứ nhất:
H0: tỷ số thanh toán hiện hành (CR) không gây ra sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi gộp (GOP)
H1: CR gây ra sự thay đổi của GOP
Sau đó, kiểm định cặp giả thuyết:
H0: GOP không gây ra sự thay đổi của CR
H1: GOP gây ra sự thay đổi của CR
Để kết luận CR gây ra sự thay đổi của GOP thì trong kiểm định thứ nhất phải bác bỏ Ho, trong kiểm định thứ hai phải thừa nhận H0
Lƣu ý: Nếu prob >α, thì chấp nhận H0, CR không có tác động nhân quả Granger lên GOP nhƣng không có nghĩa rằng CR và GOP là không có tƣơng quan với nhau.
Kết quả phân tích Granger Cause:
Granger Causality Tests
Sample: 1 444
Lags: 2
Null Hypothesis: F-tatistic Prob.
CR does not Granger Cause GOP 1.84928 0.1592
GOP does not Granger Cause CR 4.93140 0.0078
Nhìn vào cột prob, nhận thấy 0.1592>α, và 0.0078<α, với α = 15%, do đó trong kiểm định thứ nhất chấp nhận H0, trong kiểm định thứ hai bác bỏ H0. Vì vậy, đề tài khẳng định sự thay đổi của GOP (tỷ suất sinh lợi gộp) là nguyên nhân tác động lên sự thay đổi của CR (tỷ số thanh toán hiện hành)
Kế tiếp sẽ xem xét mối quan hệ nhân quả Granger giữa RCP (kỳ thu tiền bình quân) và ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản).
RCP does not Granger Cause ROA 0.69610 0.4994
ROA does not Granger Cause RCP 2.14819 0.1185
Với α=15%, chấp nhận H0 của kiểm định thứ nhất, trong kiểm định thứ 2 bác bỏ H0, chấp nhận H1. Do đó sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là nguyên nhân gây ra sự thay đổi của kỳ thu tiền bình quân.
Ngoài ra, đề tài cũng kiểm định Granger Cause giữa DR (tỷ số nợ) và ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)
DR does not Granger Cause ROA 3.90373 0.0212
ROA does not Granger Cause DR 0.05414 0.9473
Trong kiểm định thứ nhất bác bỏ H0, trong kiểm định thứ 2 chấp nhận H0, và kết luận: sự thay đổi của tỷ số nợ (DR) có tác động lên sự thay đổi của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Với những biến còn lại, đề tài đã thực hiện kiểm định Granger cause nhƣng kết quả cho thấy không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa những biến đó.