Nghĩa của các hệ số hồi quy, hệ số xác định trong các mô hình

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 34 - 37)

4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

4.4.1.nghĩa của các hệ số hồi quy, hệ số xác định trong các mô hình

Có thể thấy rằng, hệ số hồi quy đứng trƣớc RCP (kỳ thu tiền bình quân) là âm, thể hiện mối tƣơng quan giữa RCP với GOP (tỷ suất sinh lợi gộp) và ROA (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản) là tƣơng quan ngƣợc chiều, điều này khá phù hợp với phân tích tƣơng quan Pearson và các nghiên cứu trƣớc nhƣ: Wang (2002); Deloof (2003); Lazaridis và Tryfonidis (2006); Raheman và Nasr (2007). Khi công ty gia tăng khoản phải thu có nghĩa rằng công ty đang cho phép khách hàng sử dụng những sản phẩm của mình trƣớc khi trả tiền. Tuy nhiên, công ty gặp phải rủi ro là khách hàng có thể sẽ không trả nợ khi đến hạn. Điều này hàm ý rằng nhà quản trị có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi bằng cách cố gắng làm giảm số ngày thu đƣợc tiền từ khách hàng. Lúc này nguồn tiền mặt của công ty dồi dào, đủ sức tài trợ cho các dự án khác hoặc đầu tƣ cho các dây chuyền sản xuất mới, góp phần làm gia tăng lợi nhuận. Chính sách này cũng giúp công ty hạn chế rủi ro tín dụng mà các doanh nghiệp hay gặp phải khi khách hàng của mình phá sản.

Mặt khác, hệ số hồi quy đứng trƣớc ICP (vòng quay hàng tồn kho theo ngày) trong hai mô hình (2) và (7) là không có ý nghĩa thống kê, điều này cũng thống nhất với phân tích Pearson là ICP không có tác động lên tỷ suất sinh lợi. Mặt khác, kết quả hồi quy cũng cho thấy PDP (chu kì khoản phải trả) và CCC (vòng quay tiền mặt) không có ảnh hƣởng lên tỷ suất sinh lợi (đại diện bởi GOP và ROA), những kết quả này thì thống nhất với Ganesan (2007); Sharma và Kumar (2011).

Lý giải cho những kết quả nghiên cứu này, có thể suy luận nhƣ sau: việc tăng hay giảm hàng tồn kho, khoản phải trả luôn có những tác động trái chiều lên tỷ suất sinh lợi. Nếu giảm hàng tồn kho thì sẽ làm gia tăng chi phí đặt hàng, đồng thời sẽ làm mất khách hàng, vì doanh nghiệp có thể ở trong tình trạng thiếu hàng, do đó làm giảm doanh thu. Tuy nhiên nếu gia tăng hàng tồn kho quá mức có thể làm mất đi lợi ích từ việc giữ tiền nhƣ lãi suất cho vay, lãi suất gửi tiết kiệm, làm gia tăng chi phí lƣu kho, chi phí quản lí, phí bảo hiểm. Mặt khác hàng hóa sẽ mất dần giá trị vì đã lỗi thời, hoặc có thể làm hỏng hàng hóa

do tồn trữ lâu. Do những tác động trái chiều này, những lợi ích từ việc gia tăng (hay làm giảm) hàng tồn kho sẽ bị bù trừ bởi những chi phí mà công ty phải trả khi thực hiện chính sách này. Vì vậy, doanh nghiệp phải quyết định mức độ hàng tồn kho nào là hợp lí để hƣớng tới mục tiêu của doanh nghiệp, điều này phụ thuộc vào chính sách mà công ty đang sử dụng Minimum Re-Order Levels hay Just-in-Time Inventories, Floor Plan Financing.

Ngoài ra, với các khoản phải trả, đây là những khoản nợ không lãi suất, doanh nghiệp sẽ có đƣợc những lợi ích nhƣ:

 Giảm thiểu việc sử dụng các nguồn tài sản ngắn hạn nhƣ tiền mặt, tiền gửi ngân hàng.

 Trả tiền ngay khi mua hàng có thể gây ra nhiều chi phí quản lí hơn trả tiền chậm trong kì hạn.

Tuy nhiên cũng có nhiều bất lợi nhƣ:

 Bỏ qua các mức giá thấp hay chiết khấu khi trả tiền ngay.

 Mất danh tiếng, lợi thế thƣơng mại khi trả tiền trễ quá lâu.

 Tốn chi phí quản lí những khoản phải trả.

Những lợi ích và mất mát này bù trừ cho nhau, khiến cho sự thay đổi chu kì khoản phải trả không có ảnh hƣởng lên tỷ suất sinh lợi. Vì vậy, doanh nghiệp phải tự mình xem xét cái nào có lợi hơn? Tùy trong từng trƣờng hợp sẽ lựa chọn một khoản vay không lãi suất hay một lời đề nghị chiết khấu cao? Tuy nhiên, doanh nghiệp nên giữ uy tín với các nhà cung cấp của mình, một mối quan hệ tốt với bên cung ứng sẽ giúp công ty vẫn có hàng hóa trong những thời điểm khó khăn.

Nếu gia tăng vòng quay tiền mặt, có nghĩa là gia tăng khoản phải thu và hàng tồn kho, điều này sẽ làm tăng doanh thu và giảm rủi ro hết hàng trong kho. Tuy nhiên theo nghiên cứu của Deloof (2003) chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra với một khoản tiền rất lớn đầu tƣ vào vốn luân chuyển sẽ cao hơn và gia tăng nhanh hơn so với những lợi ích từ việc đầu

tƣ vào nắm giữ hàng tồn kho và có trong tay những khoản nợ của khách hàng. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng thống nhất với ý kiến của Nobanee (2009) khi ông cho rằng: vòng quay tiền mặt thấp hơn đồng nghĩa với việc chi phí cơ hội cao hơn, nhƣng vòng quay tiền mặt cao hơn sẽ làm cho chi phí lƣu trữ cao hơn. Những suy luận này giải thích cho kết quả nghiên cứu là sự thay đổi của vòng quay tiền mặt không làm thay đổi tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp. Kết quả này thì phù hợp với kết quả nghiên cứu của Sharma và Kumar (2011).

Một điểm cần lƣu ý là tƣơng quan giữa tỷ số thanh toán hiện hành (CR) và tỷ suất sinh lợi gộp (GOP) trong kết quả hồi quy là tƣơng quan âm và có ý nghĩa thống kê, nhƣng trong phân tích tƣơng quan Pearson là tƣơng quan dƣơng. Tuy nhiên, kết quả hồi quy có giá trị hơn vì phù hợp với thực tế, đó chính là hai mục tiêu đảm bảo tính thanh khoản và gia tăng tỷ suất sinh lợi luôn đối nghịch nhau, khi một công ty hƣớng tới mục tiêu gia tăng tính thanh khoản thì chắc chắn sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi. Theo Falope và Ajilore (2009), việc gia tăng tài sản ngắn hạn sẽ làm giảm rủi ro cho công ty nhƣng cũng sẽ làm giảm tỷ suất sinh lợi.

Đặc biệt, hệ số hồi quy đứng trƣớc DR (tỷ số nợ) là âm trong tất cả các phƣơng trình với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) hay tỷ suất sinh lợi gộp (GOP), với mức ý nghĩa rất cao, p-value luôn ở mức 0.000, điều này thống nhất với kết quả phân tích tƣơng quan Pearson. Mối tƣơng quan giữa DR với tỷ suất sinh lợi (đại diện bởi ROA và GOP) là mạnh nhất so với các biến còn lại (RCP, ICP, PDP, CCC, CR, LNS), chứng tỏ tỷ số nợ trong công ty có tác động rất lớn đến tỷ suất sinh lợi.

Kết quả mô hình một lần nữa khẳng định quy mô công ty (LNS) có tác động cùng chiều lên tỷ suất sinh lợi (đại diện bởi ROA và GOP). Mặc dù khi phân tích tƣơng quan Pearson, mối tƣơng quan giữa ROA và LNS không có ý nghĩa thống kê, nhƣng khi chạy hồi quy, kết quả lại cho thấy LNS tác động lên ROA rất mạnh (p-value tƣơng ứng với hệ số hồi quy đứng trƣớc biến LNS luôn <1%). Những công ty có quy mô lớn không những có ƣu thế về thị phần mà còn có hệ thống sản xuất và phân phối chuyên nghiệp, hiện đại,

do đó hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn, việc quản lí chi phí đƣợc thực hiện tốt hơn nên tỷ suất sinh lợi cao hơn.

Hệ số xác định R2 có hiệu chỉnh của các mô hình nằm trong khoảng từ 14.7% đến 23.7%, các mô hình giải thích đƣợc từ 14.7% đến 23.7% sự thay đổi của biến phụ thuộc. Kết quả này hoàn toàn có ý nghĩa so với các nghiên cứu của Mathias Bernard Baveld (2012) : R2 có hiệu chỉnh chỉ nằm trong khoảng 0.05 đến 0.2, và nghiên cứu của Nor E. et al. (2010) ở Malaysia, khi R2

có hiệu chỉnh nằm trong khoảng 0.06 đến 0.23.

Một phần của tài liệu Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi của các công ty cổ phần Việt Nam (Trang 34 - 37)