Tổng quan về thị trƣờng bán lẻ Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn với đề tài Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (Trang 61 - 62)

Thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có sức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới. Theo kết quả nghiên cứu của tập đoàn tư vấn AT Kearney, chỉ số phát triển bán lẻ chung của Việt Nam năm 2004 đạt 76 điểm và đứng thứ 7 (lần lượt sau Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Slovenia, Croatia và Latvia). Ba năm sau, năm 2007 Việt Nam đứng thứ 4 trên thế giới cũng theo đánh giá của tổ chức này (Nguyễn Đình Bắch, 2007)42. Sau 5 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ Việt Nam tiếp tục có nhiều thay đổi theo hướng mở cửa sâu rộng hơn, đầy đủ hơn, hội nhập nhanh hơn vào thị trường khu vực và thế giới. Tắnh tới thời điểm đầu năm 2012, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến mới (Phan Thế Ruệ, 2011)43: có khoảng 600 siêu thị, 120 trung tâm thương mại , và 1.000 cửa hàng tiện ắch với hình thức bán lẻ hiện đại, thuận tiện, giá cả ổn định, thu hút nhiều tầng lớp người tiêu dùng. Bên cạnh đó, cả nước có khoảng 9000 chợ truyền thống, tập trung chủ yếu ở nông thôn, ven các đô thị lớn, nhỏ. Một vài đặc điểm của thị trường bán lẻ:

 Thứ nhất, mặc dù dân số đông, nhưng thu nhập đầu người chỉ ở mức trung bình thấp, nên quy mô thị trường vẫn nhỏ. Tầng lớp tiêu dùng phần lớn ở

42

Nguyễn Đắnh Bắch, 2007, Xếp hạng thị trường bán lẻ hấp dẫn thế giới: Mất điểm, Việt Nam tụt hạng, xem ngày 8.5.2012, http://www.ncseif.gov.vn/sites/en/Pages/xephangthitruongbanle-nd- 7869.html.

43

nông thôn, thu nhập không ổn định, dân trắ tiêu dùng không cao, chuyển dịch tập quán tiêu dùng chậm.

 Thứ hai, chất lượng, giá cả hàng hóa dịch vụ khó kiểm soát, vệ sinh an toàn thực phẩm không được chú ý, ảnh hưởng đến sức khỏe ngươi tiêu dùng. Hàng hóa tăng giá không tương xứng với tiêu chuẩn chất lượng, khai giá và niêm yết giá không minh bạch, gây mất lòng tin người tiêu dùng.

 Thứ ba, gian lận, hàng giả, hàng nhái là các vấn đề ngày càng nhức nhối. Theo Hiệp hội phòng chống hàng giả, năm 2011 các cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý 500.000 vụ sản xuất, lưu hành hàng giả,.

 Thứ tư, hệ thống bán lẻ của Việt Nam đang còn nhiều tầng nấc, làm tăng chi phắ lưu thông. Hàng tiêu dùng được lưu hành trên thị trường thông qua nhiều hình thức, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng. Chưa có hệ thống bán lẻ hoàn chỉnh, đặc biệt là khu vực nông thôn, miền núi.

Mặc dù vậy, thị trường bán lẻ liên tục phát triển với tốc độ cao từ 20% đến 25% qui mô, tổng mức bán lẻ hàng hoá dịch vụ đạt từ 750.000-800.000 tỷ đồng những năm 2006-2008, lên trên 1 triệu ngàn tỷ đồng năm 2010. Năm 2011 mặc dù kinh tế khó khăn, giá cả tiêu dùng cao, sức mua giảm nhưng vẫn có thể đạt 1,3 triệu tỷ đồng. Theo số liệu thống kê, lĩnh vực bán lẻ hàng hoá-dịch vụ đã đóng góp khoảng 15% GDP, doanh số bán lẻ bằng 60-70% GDP, góp phần tăng trưởng kinh tế trong những năm qua44.

Một phần của tài liệu Luận văn với đề tài Quản trị chuỗi cung ứng của tập đoàn bán lẻ Wal-mart và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam (Trang 61 - 62)