Thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý:

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện 19 8 (Trang 52 - 55)

19 D00 u tại chỗ khác 93 1,3 M05-14 Viêm khớp dạng thấp 114 1,5 165-169 Bệnh mạch não khác 114 1,

3.4 Thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý:

• Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện:

Hội đồng thuốc và điều trị tại bệnh viện được thành lập từ năm 1997. Kể từ đó đến nay những công việc chủ yếu mà Hội đồng thuốc và điều trị đã làm được là:

- Xây dựng danh mục thuốc và tổ chức cung ứng thuốc.

- Giám sát kê đơn hợp lý, kiểm tra nội dung ghi chép bệnh án và quá trình dùng thuốc.

- Xác lập và ban hành quy trình cấp phát thuốc, quy trình giao phát thuốc trong bệnh viện cho bệnh nhân.

- Theo dõi phản ứng có hại của thuốc ( ADR ), thiết lập mối quan hệ giữa dược sĩ và bác sĩ.

Một số mặt còn tồn tại trong hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị:

- Chưa tập hợp được các phác đồ điều trị chuẩn thống nhất cho phù hợp với mô hình bệnh tật của bệnh viện.

- Chưa xây dựng được bộ phận chuyên trách làm nhiệm vụ thông tin thuốc cho bệnh viện.

• Cung cấp thông tin thuốc tại bệnh viện

Những thập kỷ đầu của thế kỷ 20 các chủng loại thuốc chưa nhiều, các cán bộ chuyên môn y dược dễ nắm bắt các tác dụng của thuốc. Nhưng ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ đã sản xuất ra nhiều chủng loại thuốc với những tác dụng điều trị bệnh tinh vi hơn nhiều. Các thông tin về thuốc ngày càng phức tạp và phong phú. Đứng trước tình hình đó người dược sĩ phải có trách nhiệm giúp các bác sĩ điều trị chọn ra được thuốc nào chữa bệnh này hiệu quả nhất, an toàn nhất và ít tốn kém nhất, giúp các nhân viên y tế chăm sóc bênh nhân cho dùng thuốc đúng liều đúng cách nhất để phát huy một cách tối đa hiệu lực của thuốc.

Sau đây là một số nét về công tác cung cấp thông tin thuốc tại bệnh viện 19-8 - Cung cấp thông tin thuốc tại khoa dược:

Trưởng khoa dược phụ trách về vấn đề thông tin thuốc, hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn có hiệu quả. Việc tổ chức thông tin được thực hiện:

• Liên hệ các công ty đến giới thiệu, hội thảo thuốc mới tại bệnh viện.

• Xin tài liệu về cấp cho các khoa lâm sàng, các bác sĩ, dược sĩ như: Vidal, Mims...

• Tham gia hội thảo ở các trung tâm, hãng thuốc lớn.

Dưới đây là một số tài liệu phục vụ cho công tác thông tin thuốc có tại khoa dược:

1. Dược điển.

2. Quy chế chuyên môn 3. Tập san dược lâm sàng 4. Tập san dược học

5. Tập san y học thực hành.

6. Hướng dẫn điều trị chuẩn ( Vụ điều t r ị )

7. Tài liệu thông tin về tình hình kháng thuốc của vi khuẩn ( Bộ y t ế ) 8. Thuốc biệt dược và cách sử dụng

9. Vidal, MIMS

10. Các sách báo tạp chí trong nước, ngoài nước. - Cung cấp thông tin thuốc cho bệnh viện

Khoa dược cung cấp thông tin thuốc cho bệnh viện thông qua các buổi giao ban bệnh viện hàng ngày, hoặc gửi thông tin về thuốc đến thẳng các khoa lâm sàng. Tuy nhiên chưa có các bộ phận chuyên trách và chỉ tiêu biên chế chính thức cho cán bộ làm công tác thông tin thuốc. Do đó công tác thông tin thuốc cho bệnh viện còn hạn chế. Các bác sĩ, dược sĩ nhận được thông tin thuốc phần lớn từ các hãng thuốc và các trình dược viên do đó vì mục đích thương mại mà thông tin này thường thiếu khách quan, không đầy đủ, phóng đại mặt có lợi và ít nói dến mặt có hại và tác dụng phụ của thuốc. Do đó nguồn thông tin thuốc này tuy phong phú nhưng chưa đảm bảo được tính khoa học và khách quan.

PHẦN 4 - KẾT LUẬN VÀ ĐỂ XUÂT ý k i ế n

4.1 Kết luận

Qua sơ bộ khảo sát công tác cung ứng thuốc tại bệnh viện 19-8 có các kết luận sau:

• Về biên chế cán bộ trong bệnh viện:

Có sự mất cân đối giữa y và dược, hiện nay tại bệnh viện cứ 17,3 bác sĩ mới có 1 dược sĩ.

• Về bộ máy tổ chức nhân lực tại khoa dược:

Khoa dược hiện chưa có cán bộ dược có trình độ sau đại học, có 5 dược sĩ đại học được đảm bảo phân bố đồng đều hợp lý ở các ban.

• Về mô hình bệnh tật và sự đáp ứng của danh mục thuốc với mô hình bệnh tật:

Mô hình bênh tât:

Mô hình bệnh tật khá phức tạp. Các nhóm bệnh chiếm tỷ trọng cao là: Tiêu hoá, Nhiễm trùng-Ký sinh trùng, Tim mạch, Chấn thương, Tai nạn giao thông. Sư đáp ứng của danh muc thuốc với mỏ hình bênh tât:

Phân tích cơ cấu thuốc sử dụng tại 2 thời điểm: 1998, 2001 ta thấy các nhóm thuốc chiếm tỷ lệ cao trên danh mục thuốc ( Nhóm kháng sinh, tiêu hoá, tim mạch ) có mối tương quan với những nhóm bệnh chiếm tỷ lệ cao về số lượt điều trị ( Bệnh tiêu hoá, Nhiễm trùng, Chấn thương, Tai nạn giao thông, Tim mạch)

Trên danh mục thuốc các thuốc nội ngày càng được sử dụng rộng rãi đặc biệt là nhóm kháng sinh, vitamin do đó góp phần làm giảm chi phí điều trị đối với người bệnh và khuyên khích sự phát triển của ngành công nghiệp dược.

Về công tác cung ứng thuốc:

Khoa dược luôn đảm bảo cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời đảm bảo chất lượng phục vụ nhu cầu điều trị.Việc mua thuốc theo hình thức đấu thầu giúp giảm được giá đầu vào tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân.

- Pha chế đầy đủ kịp thời các đơn thuốc thường, thuốc chuyên khoa theo yêu cầu điều trị của các khoa phòng lâm sàng.

- Kiểm nghiệm đầy đủ các mặt hàng tự pha chế tại khoa.

- Chấp hành tốt và kiểm tra quy chế chuyên môn về dược thường xuyên tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.

Những khó khăn tồn tại:

- Về nhân lực: Do thiếu cán bộ là DSĐH và sau đại học nên khoa dược chưa có chỉ tiêu biên chế chính thức cho cán bộ làm công tác dược lâm sàng. - Về công tác quản lý thống kê: Tuy khoa dược đã đưa được hệ thống máy vi

tính vào quản lý nhưng do còn hạn chế về việc ứng dụng nên công tác quản lý thống kê còn gặp nhiều khó khăn.

- Về danh mục thuốc sử dụng tại bệnh viện:

+ Việc xây dựng danh mục thuốc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm điều trị. Chưa có cơ sở khoa học lý luận xác đáng cho việc xây dựng danh mục thuốc.

Một phần của tài liệu Khảo sát tình hình cung ứng thuốc tại bệnh viện 19 8 (Trang 52 - 55)