Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của sinh viên cao đẳng khối kỹ thuật thông qua dạy học nội dung phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến (Trang 97 - 104)

, x (cos sin si n)

3.2.2.Phân tích kết quả thực nghiệm

f xy ,) ln(  x x2 y 2)

3.2.2.Phân tích kết quả thực nghiệm

3.2.2.1. Đánh giá định lượng

Kết quả kiểm tra được chúng tôi phân loại và thống kê trong bảng sau: Từ 8 đến 10: Giỏi, 7 đến cận 8: Khá, 5 đến cận 7: Trung bình, 3 đến cận 5: Yếu, 0 đến cận 3: Kém.

Bảng 3.1: Thống kê kết quả kiểm tra

Kết quả

Lớp

Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém

Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Số bài % Thực nghiệm 31 27.7 45 40.2 26 23.2 9 8.0 1 0.9 Đối chứng 21 18.9 39 35.1 35 31.5 13 11.7 3 2.7

Biểu đồ 3.1:Biểu đồ cột về kết quả điểm số của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Giái Kh¸ TB YÕu KÐm Thùc nghiÖm §èi chøng

3.2.2.2. Kiểm định giả thuyết

* Bảng tổng hợp kết quả các thực nghiệm: Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả các thực nghiệm Lớp Các kết quả Thực nghiệm Đối chứng Điểm trung bình X 789 112 7,04716 111 6 ,45 Độ lệch chuẩn 2 2,13 3,61 Số bài cố điểm 5 102 95 Tỷ lệ 91,1% 85,6%

* Kiểm định giả thuyết bằng phương pháp U:

Gọi G là giả thuyết “Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm không cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng” và Đ là đối thuyết: “Kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng”. Ta có bảng kiểm định giả thuyết như sau:

Bảng 3.3: Bảng kiểm định giả thuyết Thực nghiệm Số liệu Nội dung 1 1 n 112 2 n 111 Điểm trung bình X1 7,04 Điểm trung bình X2 6,45 Độ lệch chuẩn 2 12,13 Độ lệch chuẩn 2 23,61 1 2 TN 2 2 1 2 1 2 X X U n n     2,59 Mức ý nghĩa  0,05 U1,96 So sánh 2,59 >1,96 Kết luận Bác bỏ G, chấp nhận Đ

Kết quả kiểm định cho phép kết luận: kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn kết quả kiểm tra của lớp đối chứng.

3.2.2.3. Đánh giá định tính

Dựa vào các nhận xét, ý kiến đóng góp của GV tham gia thực nghiệm sư phạm, ý kiến nhận xét của SV về mức độ hiểu bài và sự hứng thú trong bài giảng và kết quả bài kiểm tra.

Các nhận xét của các GV và SV đã được tổng hợp lại thành các ý kiến chủ yếu sau đây:

- Các tình huống được xây dựng trong luận văn đã góp phần tạo được hứng thú, lôi cuốn SV vào quá trình tự nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức, giải quyết các câu hỏi và các bài toán; từ đó các em có thể tự khám phá và hiểu sâu được kiến thức mới hay lời giải cho bài toán.

- Mức độ khó khăn được thể hiện trong các tình huống đã xây dựng là đúng mức, kiến thức là vừa sức đối với SV, câu hỏi dẫn dắt hợp lý.

- Sau bài học, đa số sinh viên đã nắm được kiến thức cơ bản, có kỹ năng vận dụng vào việc giải bài toán được giao và lĩnh hội được những kiến thức thực sự là của mình.

- Nhờ các phương pháp dạy học tích cực (đàm thoại phát hiện, phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy tự học, tự nghiên cứu, thảo luận nhóm…) được vận dụng vào các tình huống cụ thể và hệ thống câu hỏi dẫn dắt hợp lý, giờ học đã sôi động hơn, SV làm việc nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn, hoạt động một cách tự giác, tương tác và sáng tạo.

- Các bài giảng được thực hiện có thành công hay không phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống câu hỏi và bài tập có tính chất gợi ý, dẫn dắt SV tự nghiên cứu ở nhà và hợp tác trên lớp . Do đó GV cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi và bài tập phù hợp và hay cho mỗi nội dung dạy học.

- Nhận xét: “Phương pháp dạy học được sử dụng trong luận văn nhằm nâng cao hiệu quả dạy học nội dung “Phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến” là có tính khả thi”. Nó không chỉ áp dụng cho những nội dung kiến thức như đã trình bày trong luận văn, mà còn có thể áp dụng cho dạy học nhiều nội

dung khác. Đặc biệt, phương pháp dạy học này rất phù hợp với dạy học toán cao đẳng, đại học. Nó giúp SV tích cực hơn, chủ động hơn, hợp tác hơn, giúp GV có những bài giảng hay, hiệu quả .

- Phương pháp dạy học được đưa ra trong luận văn đã giúp đỡ rất nhiều cho GV trong việc thực hiện dạy học theo phương pháp mới, nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở các trường CĐ,ĐH hiện nay. Cũng nhờ những giáo án được xây dựng theo phương pháp này, GV có thể sử dụng như là tài liệu tham khảo, nó giúp cho các GV xây dựng được những bài giảng hay để nâng cao chất lượng dạy học, giúp cho GV tạo ra được không khí tích cực trong giờ học, còn SV được tham gia vào bài học để tự khẳng định mình nhiều hơn.

- Một số GV có ý kiến đồng ý với kết luận rằng: Phương pháp dạy học được trình bày trong luận văn không phải là vạn năng. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phải kết hợp với các phương pháp dạy học khác, nhất là các phương pháp tiên tiến trên thế giới được vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam. Hiệu quả sử dụng phương pháp dạy học này còn tùy thuộc vào năng lực sư phạm của GV và trình độ nhận thức cũng như ý thức tích cực tự học của SV.

3.2.2.4. Những kết luận ban đầu rút ra được từ kết quả của thực nghiệm sư phạm

Qua kết quả của thực nghiệm sư phạm đã nêu trên ta thấy rằng: Nếu áp dụng phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng dạy học như đã trình bày trong luận văn thì:

- Có khả năng tạo được môi trường cho sinh viên học được cách tự nghiên cứu, tự khám phá giải quyết vấn đề và thể hiện mình.

- Có khả năng góp phần phát triển tư duy toán học cho sinh viên.

- Có khả năng góp phần phát triển tính tự giác, sáng tạo và phát triển kỹ năng hợp tác cho sinh viên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Có khả năng góp phần giúp các giảng viên đổi mới phương pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học, mà trước hết là trong quá trình dạy học nội dung “Phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến” cho SV cao đẳng khối kỹ thuật.

Kết luận chƣơng 3

Qua thực nghiệm sư phạm bước đầu có thể kết luận được: Các biện pháp sư phạm đề ra là hợp lý, không những có tác dụng tốt trong việc nâng cao năng lực tự học toán cho sinh viên cao đẳng kỹ thuật mà còn nâng cao chất lượng học tập và đạt được mục tiêu giáo dục.

KẾT LUẬN

Luận văn đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận về tự học: Khái niệm tự học, năng lực tự học, năng lực tự học toán, một số yếu tố ảnh hưởng đến việc nâng cao năng lực tự học toán của sinh viên, nhiệm vụ của giáo viên trong việc nâng cao năng lực tự học toán của sinh viên cao đẳng kỹ thuật.

Bước đầu điều tra, đánh giá được thực tiễn vấn đề giảng dạy toán, phương pháp học và việc tự học của sinh viên. Đánh giá tiềm năng nâng cao năng lực tự học toán trong dạy học nội dung “Phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến”.

Luận văn đã đề xuất một phương án dạy học và xây dựng tài liệu hướng dẫn tự học nội dung “Phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến” góp phần nâng cao năng lực tự học toán của sinh viên cao đẳng khối kỹ thuật.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, tổng kết kinh nghiệm và thông qua thực nghiệm sư phạm có thể khẳng định được tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.

Những kết quả nghiên cứu của luận văn cho thấy: mục đích nghiên cứu đã đạt được, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành, giả thuyết khoa học là chấp nhận được.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực tự học của sinh viên cao đẳng khối kỹ thuật thông qua dạy học nội dung phép tính vi phân và tích phân hàm nhiều biến (Trang 97 - 104)