Cách tiếp cận tiền tệ đối lên cán cân thanh toán bị phê phán theo một số ý kiến: 1. Cầu về tiền không ổn định:
Các nhà phê bình không đồng ý với giả định về cầu tiền ổn định. Theo đó, cầu về tiền ổn định trong dài hạn nhưng không phải trong ngắn hạn nó cho thấy sự ổn định kém hơn.
2. Đủ việc làm là điều không thể
Tương tự, giả định về việc làm đầy đủ không được chấp nhận vì tồn tại tình trạng thất nghiệp không tự nguyện ở các quốc gia.
3. Quy luật một giá không hợp lệ:
Frankel và Johnson cho rằng giả định quy luật một giá mà cho hàng hóa được bán là giống hệt nhau là không hợp lệ. Điều này là do khi các yếu tố sản xuất được đưa vào các ngành sản xuất hàng hóa phi thương mại, nhu cầu vượt quá đối với hàng hóa không được thương mại sẽ tràn vào nguồn cung hàng hóa thương mại đã giảm. Điều này sẽ dẫn đến nhập khẩu cao hơn, và làm xáo trộn quy luật một giá cho tất cả hàng hóa thương mại.
4. Sự không hoàn hảo của thị trường:
Ngoài ra còn có sự không hoàn hảo của thị trường ngăn cản quy luật một giá hoạt động đúng ở nhiều thị trường đối với hàng hóa thương mại. Có thể có sự khác biệt về giá do thiếu thông tin về giá cả ở nước ngoài và các quy định thương mại mà các thương nhân phải đối mặt.
5. Không thể can thiệp trung hòa
Giả định rằng việc thể can thiệp trung hòa dòng tiền là không thể theo chế độ tỷ giá hối đoái cố định, đã không được các nhà phê bình chấp nhận. Họ cho rằng, việc can thiệp trung hòa dòng tiền là hoàn toàn có thể nếu khu vực tư nhân sẵn sàng điều chỉnh thành phần của danh mục tài sản của mình liên quan đến tầm quan trọng tương đối của trái phiếu và số dư tiền, hoặc nếu khu vực công chuẩn bị điều hành ngân sách cao hơn thâm hụt bất cứ khi nào nó có cán cân thanh toán thâm hụt.
6. Liên kết giữa BOP và Cung tiền không hợp lệ:
Cách tiếp cận tiền tệ là dựa trên liên kết trực tiếp giữa BOP của một quốc gia và tổng cung tiền. Điều này đã được các nhà kinh tế đặt câu hỏi. Mối liên kết giữa hai bên phụ thuộc vào khả năng của NHTW để trung hòa dòng vốn vào và chảy ra của dự trữ ngoại hối khi BOP có thâm hụt và thặng dư. Điều này yêu cầu mức độ can thiệp trung hòa của dòng chảy bên ngoài. Nhưng điều này là không thể xảy ra bởi vì sự toàn cầu hóa thị trường tài chính.
7. Bỏ qua ngắn hạn:
Cách tiếp cận tiền tệ có liên quan đến trạng thái cân bằng dài hạn tự điều chỉnh trong BOP. Điều này là không thực tế vì nó không mô tả thời gian ngắn mà nền kinh tế đi qua để đạt đến trạng thái cân bằng mới. Giáo sư Krause đã chỉ ra, cách tiếp cận tiền tệ “tập trung vào giả định dài hạn mà bỏ qua tất cả các vấn đề làm cho cán cân thanh toán trở thành một vấn đề”
8. Bỏ qua các yếu tố khác:
Cách tiếp cận này bỏ qua tất cả các yếu tố thực tế và cấu trúc dẫn đến mất cân bằng trong BOP và chỉ tập trung vào tín dụng trong nước.
9. Bỏ bê chính sách kinh tế:
Cách tiếp cận này nhấn mạnh vai trò của tín dụng trong nước trong việc mang lại trạng thái cân bằng BOP và bỏ bê các biện pháp chính sách kinh tế. Theo giáo sư Currie, cán cân thanh toán cân bằng cũng có thể “đạt được nhờ các chính sách chuyển đổi chi tiêu hoạt động thông qua dòng chảy thực và ngân sách chính phủ.”
Câu 1: Đánh giá khả năng thành công của Việt Nam khi phá giá nội tệ (với mục tiêu cải thiện tình trạng thâm hụt của BOP) dựa theo các cách tiếp cận. (Tập trung vào cách tiếp cận co giãn và tiếp cận tiền tệ lên BOP).
Khi xem xét có nên giá tiền tệ hay không, các nhà hoạch định chính sách cần cân nhắc cẩn trọng các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả của phá giá tiền tệ:
Theo điều kiện Marshall-Lerner, để cho việc phá giá tiền tệ có tác động tích cực tới cán cân thanh toán, thì giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của XK và độ co dãn theo giá cả của NK phải lớn hơn 1. Tuy nhiên, hiện nay giá trị tuyệt đối của tổng hai độ co dãn theo giá cả của XK và NK ở Việt Nam vẫn còn nhỏ hơn 1, nên việc phá giá tiền tệ ở nước ta có tác động không tốt tới CCTM
Phá giá dẫn tới giảm giá hàng XK định danh bằng ngoại tệ, do đó nhu cầu đối với hàng XK tăng lên. Đồng thời, giá hàng NK định danh bằng nội tệ trở nên cao hơn, làm giảm nhu cầu đối với hàng NK. Hiệu quả ròng của phá giá đối với cán cân thanh toán tùy thuộc vào các độ co dãn theo giá. Nếu hàng XK co dãn theo giá, thì tỷ lệ tăng lượng cầu về hàng hóa sẽ lớn hơn tỷ lệ giảm giá; do đó, kim ngạch XK sẽ tăng. Tương tự, nếu hàng NK co dãn theo giá, thì chi cho NK hàng hóa sẽ giảm. Nghiên cứu thực nghiệm cho thấy, hàng hóa thường không co dãn theo giá cả trong ngắn hạn, bởi vì thói quen tiêu dùng của người ta không thể thay đổi dễ dàng. Do đó, điều kiện Marshall-Lerner không được đáp ứng, dẫn tới việc phá giá tiền tệ chỉ làm cho cán cân thanh toán trong ngắn hạn xấu đi. Trong dài hạn, khi người tiêu dùng đã điều chỉnh thói quen tiêu dung của mình theo giá mới, cán cân thanh toán mới được cải thiện.
Thực tế tại Việt Nam, năng lực sản xuất hàng hóa trong nước còn hạn chế, các mặt hàng sản xuất trong nước đều phụ thuộc vào nguyên vật liệu NK khiến tỷ giá ít tác động đến CCTM, cụ thể:
- Năng lực sản xuất hàng hóa thay thế NK: Có một số hàng hóa mà các nền kinh tế đang phát triển (gồm cả Việt Nam), không hoặc có thể sản xuất được thì chất lượng không tốt bằng hay giá cả có thể cao hơn. Vì vậy, mặc dù giá NK đắt hơn, người tiêu dùng chưa chắc sẽ lựa chọn hàng trong nước. Như vậy, nếu thực hiện phá giá, nền kinh tế Việt Nam với năng lực sản xuất hàng thay thế cho hàng NK còn yếu sẽ khó hạn chế được NK.
- Năng lực sản xuất hàng hóa đủ tiêu chuẩn XK: Đa phần doanh nghiệp (DN) Việt Nam vẫn sản xuất nhỏ lẻ và có năng suất thấp. Nếu DN trong nước không có năng lực sản xuất hàng XK hoặc không tìm được thị trường XK, khi Chính phủ thực hiện phá giá, những cơ hội kinh doanh tốt mà Chính phủ hướng tới thông qua phá giá sẽ bị bỏ lỡ, hoạt động XK và CCTM chưa chắc được cải thiện.
- Điều hành tỷ giá ít có tác động đến CCTM ở Việt Nam: Về mặt lý thuyết, nếu tiền đồng được định giá cao, hàng hóa nội địa sẽ mất dần tính cạnh tranh, ảnh hưởng đến XK và CCTM. Ngược lại, nếu tiền đồng được định giá thấp, hàng hóa trong nước có tính cạnh tranh hơn, đóng góp vào tăng trưởng XK và cải thiện CCTM.
Biểu đồ 1: 10 nhóm hàng XK đạt mức tăng lớn nhất về trị giá trong năm 2019
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Nhìn vào cơ cấu XK, danh mục hàng XK còn chậm đa dạng hóa, tỷ trọng kim ngạch 8 mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn trong XK. Cùng lúc đó, một số mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam như gỗ và sản phẩm gỗ, dệt may và giày dép vẫn phụ thuộc nguồn nguyên liệu NK nên giá trị gia tăng thấp. Khảo sát các ngành hàng XK cho thấy, hầu hết XK của các nhóm ngành công nghiệp chế biến - chế tạo đều kích thích NK mạnh mẽ.
Năm 2019, có tới 70% giá trị XK của Việt Nam do các DN có vốn đầu tư nước ngoài tạo ra. Một số mặt hàng chiếm tới 100% kim ngạch XK như điện thoại di động. Từ vị trí là khu vực chủ lực về XK, khối các DN trong nước hiện chỉ còn đóng góp chưa tới 30% tổng kim ngạch XK cả nước so với mức 63% của 10 năm trước. Điều này hàm ý rằng, nếu tỷ giá được điều chỉnh mạnh hơn thì chưa chắc CCTM được cải thiện, mục tiêu lấy tỷ giá để hỗ trợ XK là không phù hợp trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, mục tiêu cải thiện CCTM một cách bền vững khó có thể đạt được với các cách điều hành tỷ giá nếu không có cải thiện trong mô hình tăng trưởng kinh tế và cơ cấu nền kinh tế.
Nguồn: Tổng cục Hải quan
Các mặt hàng NK chủ lực của Việt Nam gồm có điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc thiết bị; điện thoại và linh kiện; vải; sắt thép... Việt Nam XK nhiều nhất sang Hoa Kỳ, sau đó tới EU, Trung Quốc, ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc... Các mặt hàng XK chủ lực gồm có điện thoại và linh kiện; điện tử, máy tính và linh kiện; máy móc, thiết bị; dệt may; giày dép... Thực tế này cho thấy sự hạn chế của ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, nên sản xuất trong nước phụ thuộc nhiều vào nguồn tư liệu sản xuất NK.
Phân tích trên cho thấy, sự bất cập về cơ cấu XNK là yếu tố chủ yếu giải thích cho ảnh hưởng của tỷ giá lên CCTM của Việt Nam. Hàng Việt Nam chất lượng còn kém, XK phụ thuộc vào NK và tỷ giá thực của VND vẫn còn định giá cao nên CCTM VN khó duy trì thặng dư thương mại lâu dài. Phá giá VND không thể giúp Việt Nam cải thiện được tỷ trọng XK.
Theo cách tiếp cận tiền tệ, mất giá tiền tệ sẽ giúp cho hàng hoá trong nước trở nên rẻ hơn và hàng hoá NK lại đắt lên tương đối, từ đó nâng cao sức cạnh tranh hàng XK của nước đó. Chính sách này sẽ giúp cho NHNN có thể điều chỉnh tỷ giá và CCTM mà không cần phải chờ đợi thị trường tự điều chỉnh chủ động trong việc kiểm soát CCTM. Tuy nhiên, phá giá VNĐ chưa chắc làm cho hàng XK trong nước cạnh tranh hơn so với các nước khác mà còn có thể gây ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế khi giá cả hàng hoá bị đẩy lên cao, gây thiệt hại cho nền kinh tế do việc phá giá chỉ mang tác động tạm thời, ngắn ngủi lên BOP.
Lịch sử đã xảy ra trong năm 2011 khi VNĐ phá giá mạnh (tỷ giá tăng 9,3%) kéo theo lạm phát bùng nổ gần 18,6% trong một năm. Điều này cũng đã từng xảy ra ở Trung Quốc, khi Trung Quốc phá giá CNY 50% năm 1994, Trung Quốc đã phải đối mặt với lạm phát tăng cao, năm 1994 là 24,24%, tăng hơn 66,25% so với mức lạm phát năm 1993. Xét trên khía cạnh này thì trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, khi mà phá giá có cải thiện CCTM hay không còn chưa chắc thì lạm phát đã tăng. Trong khi đó, Việt Nam với thực trạng kinh tế như hiện nay khó có thể chấp nhận trước tình trạng tái lạm phát trở lại.
Hiện này tăng trưởng GDP hiện đang có dấu hiệu chậm lại, lạm phát của Việt Nam tuy đã được kiểm soát ở mức dưới hai con số, nhưng tính ổn định chưa cao, còn tiềm ẩn những yếu tố gây áp lực tăng giá. Bên cạnh đó, thâm hụt ngân sách kéo dài, vay nợ nước ngoài để bù đắp thâm hụt ngày càng tăng. Vậy nên thực hiện phá giá tiền tệ chưa chắc mang lại tích cực cho BOP mà còn có thể gây ra lạm phát.
Bên cạnh đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế đang bị đôla hóa. Trong suốt thời kỳ cải cách, mức độ đôla hóa tính theo tiêu chí của IMF có giảm dần, song so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn là cao. Với một nền kinh tế đôla hóa, nếu các biện pháp chính sách tiền tệ, tỷ giá hối đoái thiếu thận trọng, không cân nhắc đến tất cả các khía cạnh của vấn đế thì hậu quả của bất ổn vĩ mô là rất nặng nề, khi đó thì không thể nói đến vấn đề tăng trưởng kinh tế cũng như đẩy mạnh XK được
Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế. Các kết quả cho thấy, việc giảm giá VND vẫn có thể có tác động khuyến khích XK ban đầu, nhưng sau đó tác động này có thể giảm đi do làm gia tăng các yếu tố đầu vào. Sự xuất hiện ngày càng nhiều, trên quy mô lớn của chuỗi sản xuất toàn cầu đang đặt ra những vấn đề mới cho việc xem xét, nhìn nhận lại thương mại quốc tế, trong đó có XK và tác động của các yếu tố khác đến thương mại, trong đó có tỷ giá.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 cho thấy, yếu tố chính quyết định sức cạnh tranh của nền kinh tế là khoa học công nghệ và chất lượng nguồn nhân lực của các quốc gia. Vậy nên, tỷ giá hối đoái chỉ có tác dụng hỗ trợ nhất định, không phải là then chốt.
Trong thời điểm hiện tại nếu Việt Nam phá giá vẫn chưa thể đảm bảo được thành công, đồng thời chính sách tỷ giá hối đoái của nước ta trong giai đoạn gần đây cũng đã liên tục được điều chỉnh để sát hơn với mức tỷ giá thực tế của thị trường. Do đó, phá giá mạnh VND là một hành động không cần thiết. Phá giá tiền tệ có thể mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế nhưng hiện giờ chưa phải thời điểm thích hợp. Cần phải có những yêu cầu nhất định về cơ cấu XNK, phương pháp để NHTW duy trì được lợi thế từ phá giá như trung hòa tiền tệ, tình hình kinh tế chính trị và đời sống nhân dân thích hợp thì phá giá mới có thể phát huy hết hiệu quả của nó.
Câu 2: Thâm hụt kép là gì? Phân tích tình trạng Thâm hụt kép của Việt Nam. I. Thâm hụt kép
Tình trạng thâm hụt kép nghĩa là khi một quốc gia phải đối mặt với đồng thời thâm hụt ngân sách Chính phủ và thâm hụt cán cân vãng lai.
- Khi thâm hụt kép xảy ra, tổng của tiết kiệm tư nhân ròng và thâm hụt cán cân vãng lai phải cân bằng với thâm hụt ngân sách Chính phủ.
- Một quốc gia với THK sẽ rơi vào tình trạng đầu tư thấp, tiết kiệm thấp và tiêu dùng cao.
- Ngược lại, quốc gia với thặng dư CCTM và thâm hụt ngân sách Chính phủ sẽ đạt được mức đầu tư cao, tiết kiệm cao và tiêu dùng thấp