Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng: không

Một phần của tài liệu UMT BCDGN TH AnMinhBac1-UMT (Trang 32 - 37)

- Kiến nghị đối với trường:

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minh chứng: không

chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 2: Các hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường:

a) Có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hằng năm;

b) Tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo kế hoạch với các hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh;

c) Phân công, huy động giáo viên, nhân viên tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường các điểm mạnh: nhà trường có chương trình, kế hoạch tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; các hoạt động được tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, phong phú và phù hợp với lứa tuổi học sinh; đội ngũ giáo viên, nhân viên tích cực tham gia; kết quả giáo dục nhà trường luôn ổn định và từng bước được nâng cao góp phần hỗ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

2. Điểm yếu:

Thống nhất việc xác định điểm yếu của nhà trường: một số học sinh nhà xa trường nên không có điều kiện tham gia đầy đủ các hoạt động ngoài giờ lên lớp; nội dung tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp có lúc chưa phong phú, nguyên nhân do còn một số giáo viên ít có kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động ngoại khóa cho học sinh.

Tuy nhiên, phần điểm yếu này chưa được nêu trong phần mô tả hiện trạng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: hàng năm nhà trường xây dựng kế hoạch hoạt động ngoài giờ lên lớp với nhiều nội dung đa dạng, phong phú về trò chơi, đố vui,...để thu hút tất cả

học sinh tham gia một cách hứng thú. Hướng dẫn, góp ý rút kinh nghiệm từng hoạt động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Tuy nhiên, nhà trường cần nêu thời gian cụ thể năm học nào, không nên nêu chung chung “hàng năm”.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 3: Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi của địa phương:

a) Tham gia thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, ngăn chặn hiện tượng tái mù chữ ở địa phương;

b) Tổ chức và thực hiện "Ngày toàn dân đưa trẻ đến trường", huy động trẻ trong độ tuổi đi học;

c) Có các biện pháp hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ khuyết tật tới trường.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường các điểm mạnh: nhà trường tham gia và thực hiện tốt mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, không để tình trạng tái mù xảy ra trên địa bàn, nhà trường luôn đạt chuẩn phổ cập hàng năm, tổ chức thực hiện tốt ngày toàn dân đưa trẻ đến trường, huy động hết đối tượng trẻ 6-14 tuổi ra lớp, hồ sơ phổ cập được nhà trường lưu trữ đầy đủ qua các năm. Quan tâm hỗ trợ trẻ có hoàn cảnh khó khăn được đến trường học tập.

2. Điểm yếu:

Thống nhất việc xác định điểm yếu của nhà trường: nhiều hộ dân chuyển đi, chuyển đến theo mùa vụ nên nhà trường còn gặp khó khăn trong việc đi điều tra, tổng hợp, thống kê.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: hàng năm nhà trường tham mưu, phối hợp với công an địa phương, phân công giáo viên phụ trách từng tổ Nhân dân tự quản để nắm chắc đối tượng chuyển đi, chuyển đến; làm tốt công tác phúc tra đối tượng hàng năm; hiệu trưởng hướng dẫn nghiệp vụ giáo viên chuyên trách phổ cập kịp thời.

Tuy nhiên, nhà trư.ờng cần nêu thời gian cụ thể năm học nào, không nên nêu chung chung “hàng năm”.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 4: Kết quả xếp loại giáo dục của học sinh đáp ứng mục tiêu giáo dục:

a) Tỷ lệ học sinh xếp loại trung bình trở lên đạt ít nhất 90% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 95% đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh xếp loại khá đạt ít nhất 30% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 40% đối với các vùng khác;

c) Tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi đạt ít nhất 10% đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và ít nhất 15% đối với các vùng khác.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài đồng ý với việc xác định điểm mạnh của nhà trường: đội ngũ giáo viên yêu nghề, mạnh dạn đổi mới phương pháp trong hoạt động dạy học; phần lớn học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập nên tỷ lệ học sinh khá giỏi, học sinh lên lớp đều đạt chỉ tiêu so với quy định.

2. Điểm yếu:

Thống nhất với đánh giá của nhà trường: tỷ lệ học sinh yếu chiếm 1,5%. Nguyên nhân một số PHHS chưa quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên cho con em nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa đến mùa vụ lại về. Tuy nhiên, phần điểm yếu này chưa được nêu trong phần mô tả hiện trạng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Đoàn đánh giá ngoài thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: ngay thời điểm đầu năm học hiệu trưởng sàng lọc đối tượng học sinh chưa về địa bàn, phối hợp với lãnh đạo ấp tuyên truyền làm cho phụ huynh hiểu được ý nghĩa của việc học con em mình; chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm làm tốt công tác phối hợp với gia đình phụ huynh trong việc giáo dục toàn diện học sinh; tăng cường đổi mới phương pháp dạy học dưới các hình thức như tổ chức sinh hoạt các chuyên đề phụ đạo học sinh yếu vào buổi 2 của chương trình T30, để nâng cao chất lượng ở năm học 2014-2015 và những năm tiếp theo.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 5: Tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục thể chất, giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

a) Có các hình thức phù hợp để giáo dục ý thức tự chăm sóc sức khoẻ cho học sinh;

b) Khám sức khoẻ định kỳ, tiêm chủng cho học sinh theo quy định; c) Học sinh tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường: học sinh được tuyên truyền đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác giáo dục thể chất, rèn luyện sức khỏe được thực hiện đạt hiệu quả tốt; học sinh tích cực tham gia bảo vệ môi trường.

2. Điểm yếu:

Đồng ý với việc xác định điểm yếu của nhà trường: việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của một số học sinh chưa được thường xuyên, nguyên nhân do các em chưa có ý thức cao, chưa hiểu đúng về tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh cá nhân hàng ngày.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: hiệu trưởng chỉ đạo nhân viên y tế trường học thường xuyên tuyên truyền vào các buổi chào cờ và chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm phối hợp với phụ huynh trong việc vệ sinh cá nhân của các em, đồng thời hàng ngày nhắc nhở việc giữ gìn vệ sinh cá nhân của học sinh trong từng buổi học, để nâng cao dần ý thức tự giác giữ vệ sinh’; giáo dục và nghiêm cấm học sinh không dùng bút viết vẽ lên bàn ngồi học; làm tốt công tác phối hợp với trạm y tế xã để tổ chức cho học sinh được tiêm chủng phòng chống bệnh hàng năm.

Tuy nhiên, kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường chưa xác định rõ thời gian thực hiện.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

a) Tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học đạt từ 90% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 95% trở lên đối với các vùng khác;

b) Tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến từ 35% trở lên đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo và từ 50% trở lên đối với các vùng khác;

c) Có học sinh tham gia các hội thi, giao lưu do cấp huyện (quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) trở lên tổ chức.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với việc xác định điểm mạnh của nhà trường: tỷ lệ học sinh lên lớp, hoàn thành chương trình tiểu học, tỷ lệ học sinh đạt danh hiệu học sinh giỏi, học sinh tiên tiến đạt kế hoạch đề ra; nhà trường tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các hội thi, giao lưu do cấp huyện, cấp tỉnh tổ chức và đã đạt được nhiều giải cao.

2. Điểm yếu:

Thống nhất với việc xác định điểm yếu của nhà trường: tỉ lệ học sinh khá giỏi ở các khối lớp chưa đều; tỷ lệ học sinh yếu chiếm 1,5%. Nguyên nhân do một số phụ huynh học sinh chưa quan tâm đến việc học của con em mình, thường xuyên cho con em nghỉ học theo gia đình đi làm ăn xa nên việc tiếp thu kiến thức của các em không liên tục.

Tuy nhiên, phần điểm yếu này chưa được nêu trong phần mô tả hiện trạng.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Nhà trường đã đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng phù hợp với điểm yếu: năm học 2014-2015, nhà trường xây dựng kế hoạch, chỉ đạo giáo viên bồi dưỡng năng lực kiến thức trong học tập cũng như các hoạt động giáo dục để các em tham gia các hội thi, giao lưu do cấp trên tổ chức đạt hiệu quả cao hơn; tăng cường và dành nhiều thời gian cho công tác phụ đạo học sinh yếu để nâng cao chất lượng đều ở các bộ môn; thành lập một số câu lạc bộ nhằm giúp học sinh năng khiếu có điều kiện phát huy; làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc giáo dục toàn diện để các em đến trường thường xuyên, hạn chế tình trạng bỏ học.

4. Những nội dung chưa rõ cần kiểm tra lại hoặc cần bổ sung minhchứng: không chứng: không

5. Đánh giá tiêu chí: Đạt

Tiêu chí 7: Giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống, tạo cơ hội để học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo:

a) Giáo dục, rèn luyện các kỹ năng sống phù hợp với độ tuổi học sinh; b) Tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào quá trình học tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo;

c) Học sinh sưu tầm và tự làm đồ dùng học tập, chủ động giúp đỡ lẫn nhau trong học tập.

1. Điểm mạnh:

Đoàn đánh giá ngoài nhất trí với đánh giá của nhà trường: việc tích hợp giáo dục kỹ năng sống thông qua các môn học phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh và mang lại hiệu quả cao, thu hút học sinh tham gia vào quá trình học tập tích cực chủ động, sáng tạo; việc ứng xử, giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên đã được cải thiện rõ rệt; học sinh sưu tầm đồ dùng dạy học các môn tự nhiên và xã hội dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

2. Điểm yếu:

Đồng ý với việc xác định điểm yếu của nhà trường: một số em chưa có khả năng tự sưu tầm đồ dùng học tập ở các môn học, nguyên nhân là do các em chưa có thói quen tự sưu tầm, chưa được sự giúp đỡ, gợi ý từ phía giáo viên.

3. Kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục:

Thống nhất với kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục của nhà trường: ngay từ đầu năm học 2014-2015, nhà trường chỉ đạo cho giáo viên phối hợp với phụ huynh trong việc giáo dục toàn diện cũng như trong đối các vấn đề sư tầm các dụng cụ học tập có liên tới kiến thức bài và thường xuyên kiểm tra, quan tâm, tạo cơ hội để các em biết sưu tầm đồ dùng mang lại hiệu quả cao hơn trong quá trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu UMT BCDGN TH AnMinhBac1-UMT (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w