KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1 Kết luận

Một phần của tài liệu Giải bài toán hình học bằng phương pháp tọa độ (Trang 56 - 59)

1. Kết luận

Từ nhận thức của bản thân trên cơ sở thực tiễn chọn đề tài và các biện pháp triển khai đề tài, qua khảo sát chất lượng thực tế và tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và của học sinh, tôi thấy đã đạt được một số kết quả cụ thể như sau:

 Với việc trình bày các dạng bài toán cơ bản, cùng với các ví dụ minh họa ngay sau đó, sẽ giúp tăng cường bài giảng cho các thầy giáo, cô giáo. Đối với các em học sinh các em sẽ dễ hiểu hơn và biết cách trình bày bài, học sinh biết vận dụng thành thạo, linh hoạt, sáng tạo các kiến thức đã học làm cơ sở cho việc tiếp thu bài mới một cách thuận lợi, vững chắc.

 Đặc biệt là nội dung phần bình luận và một số các lưu ý sẽ giúp các em học sinh củng cố những kiến thức về môn học vững vàng, hiểu

 Luyện tập cho học sinh thói quen suy nghĩ, quan sát, lập luận để học sinh phát huy trí thông minh, óc sáng tạo, khả năng phân tích, tổng hợp, tư duy độc lập và thông qua việc thảo luận, tranh luận mà học sinh phát triển khả năng nói lưu loát, biết lí luận chặt chẽ khi giải toán.

 Học sinh biết vận dụng các kiến thức đơn lẻ, xâu chuỗi các kiến thức tạo thành một hệ thống phục vụ cho việc phân tích và tìm ra phương pháp giải đối với các bài toán cụ thể hay tổng quát. Cũng qua đó, học sinh thấy được mối liên hệ logic giữa các vấn đề, các môn học và ý nghĩa của chúng.

 Học sinh thấy được rằng, xoay quanh một bài toán có thể có nhiều cách giải khác nhau, có nhiều cách tiếp cận khác nhau. Từ đó học sinh biết so sánh chọn lọc và tối ưu hóa lời giải, linh hoạt trong giải toán và hình thành phương pháp giải toán mới là cơ sở để các em phát huy tư duy sáng tạo. Cũng qua đây các em có thể liên hệ với thực tế cuộc sống khi đứng trước một vấn đề cần giải quyết các em biết bình tĩnh phân tích vấn đề, tìm cách tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

 Trong quá trình thực hiện đề tài, học sinh được tiếp cận với một số các bài toán trong các đề thi đại học các năm trước. Các em đã biết vận dụng các kiến thức đã học một cách linh hoạt và sáng tạo vào các bài toán đó và đã giải quyết chúng thành công. Từ kết quả đó của các em, các em đã thấy tự tin hơn và khắc phục được tâm lý “ngại khó, ngại khổ” đối với các bài toán hình học không gian, các em không còn “sợ” chúng nữa mà thay vào đó là sự hứng thú với các bài toán, sự say mê với môn học.

 Giải bài toán hình học không gian bằng phương pháp tọa độ không phải là phương pháp mới, nhưng lại có tính thực thi và hiệu quả khá cao. Phương pháp tọa độ đã đơn giản hóa rất nhiều việc xác định khoảng cách, tính số đo góc từ đó mà tạo thuận lợi cho việc chứng minh các quan hệ song song, vuông góc, việc tính diện tích, thể tích của các đối tượng hình học.

Cuối cùng, cho dù đã rất cố gắng bằng việc tham khảo một lượng rất lớn các tài liệu sách hiện nay để vừa viết, vừa mang đi giảng dạy ngay cho các em học sinh của mình từ đó kiểm nghiệm và bổ sung thiếu sót, cùng với việc tiếp thu có chọn lọc ý kiến của các bạn đồng nghiệp để dần hòan thiện bộ tài liệu này, nhưng khó tránh khỏi những thiếu sót bởi những hiểu biết và kinh nghiệm

còn hạn chế, rất mong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy giáo, cô giáo, các bạn đồng nghiệp và các bạn đọc gần xa.

2. Đề xuất và khuyến nghị

 Trong quá trình giảng dạy chương “Phương pháp tọa độ trong không gian” ở trường THPT trước hết các thầy cô giáo cần yêu cầu học sinh nắm vững hệ thống lý thuyết và biết vận dụng giải được các bài toán có trong sách giáo khoa. Những bài tập đó sẽ giúp các em nắm chắc kiến thức cơ bản. Từ các bài toán đó giáo viên hướng dẫn và chọn lọc một số các bài toán cơ bản để học sinh tự nghiên cứu xây dựng những bài toán mới (nếu có thể) và tìm lời giải bài toán mới đó theo nhiều cách khác nhau. Thầy cô giáo sẽ kiểm tra, đánh giá kết quả nghiên cứu của học sinh và tổng hợp chung cho tất cả học sinh cần ghi nhớ về kết quả tốt.

Một phần của tài liệu Giải bài toán hình học bằng phương pháp tọa độ (Trang 56 - 59)