Phân tách Var

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 38)

4) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.2.2)Phân tách Var

Theo Taylor( 2000), mức ERPT cao ngụ ý rằng cú sốc tỷ giá hối đoái được truyền tải vào giá nhập khẩu IMP cũng như giá tiêu dùng CPI cao. Thế nhưng đặt giả thuyết rằng nếu hệ số ERPT thấp, và thấp trong trường hợp này nghĩa là chỉ có vai trò nhỏ trong việc làm cho giá cả thay đổi. Vậy đâu mới là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thay đổi của giá nhập khẩu lẫn giá tiêu dùng. Để biết được điều này, thật là cần thiết để ta có cài nhìn thiết thực hơn về những nhân tố quan trong ảnh hưởng đến giá cả. Đó cũng chính là nguyên nhân chính để ta tiến hành phân tách Var của giá nhập khẩu cũng như tiêu dùng. Và đây là kết quả nhân được :

Nguồn: Tính toán tác giả 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 D(OIL) GAP D(LSCK) D(M2) D(NEER) D(IMP) D(CPI,2) Variance Decomposition of D(IMP)

Phân tách VAR của IMP

Varian decomposition of D(IMP)

Nhìn vào bảng phân tách var của IMP với những cú sốc của tất cả các biến trong mô hình, ta có thể thấy được rằng cú sốc của tỷ giá, lãi suất chiết khấu, cung tiền M2 lần lượt là ba yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thay đổi trong giá nhập khẩu :

Xét cú sốc tỷ giá: Tỷ giá đóng vai trò quan trọng nhất trong sự thay đổi của giá nhập khẩu so với tất cả những yếu tố còn lại trong mô hình. Ngay thời kỳ đầu tiên, một cú sốc tỷ giá đã đóng góp đến hơn 7% trong sự thay đổi của giá nhập khẩu, và nhìn tổng thể thì độ lớn ngày càng tăng từ thời kỳ thứ hai đến hai mươi bốn, tính trung bình khoảng 22%. Đây là một kết quả quan trọng để các nhà làm chính sách có biện pháp thích hợp khi giá nhập khẩu biến động quá nhiều hay ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế.

Xét cú sốc lãi suất chiết khấu và cung tiền M2, thì mức độ đóng góp vào sự thay đổi IMP có thấp hơn tỷ giá, nhưng cũng khá cao, trung bình khoảng hơn 11% với IMP từ gian đoạn thứ hai đên hai mươi bốn. Riêng với cung tiền M2 đóng góp trung bình khoảng gần 6% trong suốt hai mươi bốn thời kỳ.

Phân tách VAR của CPI

Và tiếp đến, ta cũng sẽ tiếp tục phân tách Var của CPI, xem thử liệu rằng đâu mới là những nhân tố chính ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá tiêu dùng.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24 D(OIL) GAP D(LSCK) D(M2) D(NEER) D(IMP) D(CPI,2) Variance Decomposition of D(CPI,2)

Varian decomposition of D(cpi,2)

Nguồn: Tính toán tác giả

Thông qua kết quả bảng phân tách Var, nhân tố chính ảnh hưởng mạnh nhất đến sự thay đổi của giá tiêu dùng CPI vẫn là tỷ giá, nhân tố thứ hai là lãi suất chiết khấu, và tiếp đến là giá dầu.Điều này cũng phù hợp với kết quả nhận được từ phản ứng xung lực của CPI dưới tác động của các cú sốc( Phụ lục).

Xét cú sốc tỷ giá : Tỷ giá vẫn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá tiêu dùng tương tự như giá nhập khẩu, thế nhưng với độ lớn thấp hơn. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu trước đây, ví dụ như Ito, Sasaki, và Sato (2005) , cho thấy giá nhập khẩu phản ứng nhiều nhất với sự thay đổi của tỷ giá, tiếp đến

là giá cả sản xuất(PPI), và cuối cùng, chỉ số giá tiêu dùng bị ảnh hưởng ít nhất. Ngay cả với McCarthy (2000) và Hahn (2003), cũng thấy được mức độ ERPT của tỷ giá đến giá nhập khẩu là khá cao và chỉ số giá tiêu dùng thì chỉ ở mức thấp. Và xét về cú sốc của tỷ giá đến CPI, thì trong hai thời kỳ đầu tiên, mức độ ảnh hưởng đến CPI chỉ đứng ở vị trí thứ hai, sau giá dầu - khoảng hơn 6%. Thế nhưng từ thời kỳ thứ ba đến hai mươi tư, mức độ ảnh hưởng đến CPI tăng mạnh, trung bình khoảng hơn 17%. Cũng là một nhân tố quan trọng trong viêc điều chỉnh lại giá CPI trong những thời kỳ giá cả biến động mạnh, ảnh hưởng tiêu cực đến kinh tế nói chung.

Xét cú sốc lãi suất chiết khấu : Trung bình trong vòng hai mươi bốn thời kỳ, mức độ ảnh hưởng đến sự thay đổi CPI khoảng hơn 7%. Lãi suất có ảnh hưởng lớn đến lạm phát vì lãi suất là một trong những công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ mà nhà nước sử dụng để điều hành nền kinh tế. Gỉa sử khi mà lạm phát đang cao, Nhà nước sẽ sử dụng các biện pháp chủ yếu làm giảm lạm phát như dự trữ bắt buộc, tín phiếu bắt buộc, lãi suất chiết khấu,… Và cụ thể Nhà Nước tăng lãi suất thì làm cho hoạt động sản xuất kinh doạnh khó khăn hơn, khó khăn trong việc cho cá nhân vay mượn tiền để mua hoặc xây dựng mới, điều này làm chậm lại sự phát triển kinh tế và sẽ dẫn đến giảm lạm phát.

Xét đến cú sốc của giá dầu : trong vòng hai tháng đầu tiên kể từ khi cú sốc xảy ra, thì giá dầu có ảnh hưởng lớn nhất, mạnh mẽ nhất đến sự thay đổi của CPI, khoảng hơn 10%, sau đó có sự giảm nhẹ từ thời kỳ thứ ba cho đến thời kỳ hai mươi bốn, trung bình xấp xỉ gần 7%. Nguyên nhân giá dầu ảnh hưởng khá mạnh đến sự thay đổi của CPI vì

Qua hình vẽ trên, ta thấy rằng xăng dầu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến giá cả trong nước, góp phần gây ra lạm phát. Xăng dầu cũng là một trong những mặt hàng thiết yếu trong nhóm hàng hóa tính CPI, và cụ thể là trong nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng. Khi giá xăng dầu tăng lên, tác động trực tiếp sẽ làm tăng những mặt hàng tiêu dùng cuối cùng ( nhiên liệu cho đi lại), và tác động đến CPI gián tiếp qua mặt hàng tiêu dùng trung gian ( nhiên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất, chế biến làm cho giá cả tăng lên) dẫn đến lạm phát. Vì thế, để kiểm soát lạm phát hiệu quả, ta cũng nên chú ý đến sự biến động của giá dầu để điều chỉnh cho phù hợp.

Lạm phát thực tế, lạm phát theo mô hình, và sai số.

Nguồn: Tính toán tác giả

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 31 - 38)