Hàm phản ứng xung lực:

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

4) KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

4.2.1) Hàm phản ứng xung lực:

Để quyết định hàm phản ứng xung lực phù hợp, chúng ta cần phải sắp xếp trật tự các biến theo thứ tự phù hợp. Mỗi cách sắp xếp trật tự các biến khác nhau thì sẽ cho ra kết quả khác nhau. Trong bài này, các biến sẽ được sắp xếp như sau (tương ứng với mức sai phân phù hợp):

OIL  GAP  LSCK  M2  NEER  IMP  CPI

Phản ứng xung lực đến các biến liên quan được tính toán trong vòng 24 thời kỳ (tháng). Chúng ta sử dụng phân hủy Cholesky để theo dõi tác động từ một yếu tố đến yếu tố khác tùy thuộc vào trật tự của nó.

Như ta đã trình bày ở phần trên, mục tiêu chính của bài nghiên cứu này là ta phải tính và mô tả được khi tỷ giá thay đổi, thì ảnh hưởng đến giá cả như thế nào, đặc biêt là chú ý đến sự thay đổi của giá tiêu dùng. Và cụ thể trong bài này, ta chỉ xem xét ERPT đến giá nhập khẩu( IMP) và giá tiêu dùng (CPI), không sử dụng đến giá sản xuất vì ta

không đủ số liệu để tính toán. Và dưới đây là đồ thị cho thấy hàm phản ứng xung lực của IMP, CPI dưới tác động của một cú sốc tỷ giá:

Nguồn: Tính toán tác giả

Để đơn giản, ta lượng hóa tất cả cú sốc trong mô hình này là tăng 1% - kể cả cú sốc tỷ giá. Cụ thể, trong hình này ta thấy được giá nhập khẩu sẽ tăng sau khi tỷ giá tăng, và tăng mạnh nhất vào tháng năm, tháng sáu kể từ khi cú sốc tỷ giá xảy ra, và tiếp tăng cho đến tháng hai mươi tư kể từ khi cú sốc ban đầu xảy ra, nhưng tăng với cường độ ít hơn.

Tiếp đến, ta sẽ tập trung xem xét phản ứng xung lực của CPI với cú sốc tỷ giá qua hình vẽ sau: -.02 -.01 .00 .01 .02 .03 .04 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(IMP) to Cholesky One S.D. D(NEER) Innovation

Sau cú sốc tỷ giá ( tương ứng 1% tăng trong tỷ giá), giá tiêu dùng cũng tăng từ tháng đầu tiên cho đến tháng hai mươi bốn kể từ khi cú sốc ban đầu xảy ra. Và đặc biệt, giá tiêu dùng tăng mạnh trong tháng thứ ba và tháng thứ năm kể từ khi cú sốc đầu tiên xảy ra. Điều này cũng khá hợp lý khi dưới tác động của cú sốc tỷ giá, giá nhập khẩu theo xu hướng tăng thì CPI cũng tăng đồng thời, và tăng mạnh nhất trong tháng thứ năm kể từ cú sốc ban đầu xảy ra.

Để tính toán được hệ số ERPT, ta cũng vẫn xem cú sốc tỷ giá nghĩa là 1% tăng trong tỷ giá. Ngoài ra, sự thay đổi của tỷ giá với cú sốc của chính nó trong những thời kỳ đó cũng nên được xem xét. Leigh và Rosi (2002) đo lường hệ số ERPT thông qua công thức sau:

Trong đó:

 Pt,t+1 là sự thay đổi tác động tích lũy của chỉ số trong thời kỳ i phản ứng lại với cú sốc ban đầu trong tỷ giá hối đoái.

-.003 -.002 -.001 .000 .001 .002 .003 .004 .005 .006 2 4 6 8 10 12 14 16 18 20 22 24

Accumulated Response of D(CPI,2) to Cholesky One S.D. D(NEER) Innovation

t i t t i t t E P PT   ,  ,

 Et là sự thay đổi tác động tích lũy của tỷ giá hối đoái với những cú sốc của chính nó.

Dưới đây là hệ số ERPT tính toán được thông qua phản ứng xung lực :

Hệ số ERPT đến IMP và CPI

Hình a: Tính toán của tác giả

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy một điều rõ ràng rằng khi cú sốc tỷ giá xảy ra, làm cho cả IMP lẫn CPI đều tăng trong cả hai mươi bốn thời kỳ quan sát ( hình a). Cụ thể, ta sẽ nhìn thấy rõ tác động của cú sốc tỷ giá đến giá cả thông qua các giai đoạn được thể hiễn rõ ràng hơn tại hình b.

Hệ số ERPT tính toán theo từng giai đoạn

Hình b: Tính toán của tác giả.

Với IMP

Trong thời kỳ ba tháng đầu tiên, trung bình ERPT đến IMP là 0.75, tương ứng 75%. Nghĩa là 75% thay đổi của tỷ giá hối đoái được truyền tải vào giá nhập khẩu. Và hệ số ERPT trung bình 3 tháng đã lớn hơn 100% kể từ khi cú sốc xảy ra. Ở giai đoạn 6 tháng, trung bình hệ số ERPT lên đến 1.026, nghĩa là đến 102.6% thay đổi cảu tỷ giá hối đoái được truyền tải vào giá nhập khẩu. Điều này cho thấy được phản ứng của các công ty do cú sốc tỷ giá xảy ra. Điều này là hợp lý và cũng thường xuyên thấy trong thực tế, vì hầu hết các hợp đồng nhập khẩu đều được ký kết trên cơ sở giao hàng trong tương lai. Khi những nhà xuất khẩu và nhập khẩu nhận thức được cú sốc tỷ giá tại thời điểm ký hợp đồng, họ sẽ kết hợp sự thay đổi này vào những hợp đồng được giao vào những tháng sau. Chính điều này cũng làm cho hệ số ERPT sẽ giảm xuống mức trung bình khoảng 91,2% và 72,7% tương ứng với mười hai tháng và hai mươi bốn tháng sau khi cú sốc xảy ra.

Với CPI

Trong giai đoạn ba tháng đầu tiên, trung bình của ERPT đến CPI cũng ở mức khá cao, 15,6%. Điều này nghĩa là khi cú sốc tỷ giá xảy ra, thì đến tới 15,6% thay đổi của tỷ giá được truyền vào giá tiêu dùng CPI. Và dần dần, trung bình mức độ ảnh hưởng của tỷ

giá đến giá tiêu dùng cũng đã thấp hơn trong 6 tháng _ ở mức 13,8%, 11,2% trong một năm và giảm xuống còn 9,4% trong hai năm. Nguyên nhân cho sự giảm này cũng dễ hiểu bỡi khi lạm phát xảy ra, nhà nước cũng sẽ thực hiện một vài biện pháp kiểm soát lạm phát, thí dụ như thắt chặt tiền tệ bằng cách nâng lãi suất chẳng hạn. Vì thế, ở những thời kỳ sau, mức độ truyền tải của cú sốc tỷ giá có xu hướng giảm dần trong dài hạn. Thế nhưng, mức độ truyền tải của tỷ giá đến CPI cũng như IMP của Việt Nam khá cao, điều này cũng có thể dễ dàng lý giải được khi Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền kinh tế tăng trưởng ổn định, có nhiều tiềm năng, nhưng nền sản xuất của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, phụ thuộc phần lớn vào máy móc thiết bị, nguyên vật liệu nhập khẩu. Thí dụ như ngành công nghiệp dệt may, hiện tại vẫn là ngành sản xuất chủ lực của nước ta thì cũng đã phải nhập khẩu đến 90% nguyên liệu. Hay nói rõ hơn, nước ta là một nước có thế mạnh về nông nghiệp như lúa gạo, thủy sản xuất khẩu nhưng từ phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn chăn nuôi cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài. Qua đó ta thấy được nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào bên ngoài, thì việc tác động gián tiếp của tỷ giá đến giá cả của Việt Nam thông qua tăng chi phí sản xuất do tăng giá nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu, máy moc thiết bị tính bằng VND có thể sẽ rất lớn. Đồng thời tỷ giá cũng tác động trực tiếp đến nhóm hàng tiêu dùng có nguồn gốc nhập khẩu cũng có chiều hướng tăng lên do xu hướng nhập khẩu hàng tiêu dùng như xe máy, xe ôtô, điện thoại, máy tính,…

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG MỨC ĐỘ TRUYỀN DẪN CÚ SỐC TỶ GIÁ ĐẾN GIÁ NHẬP KHẨU VÀ GIÁ TIÊU DÙNG TẠI VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)