Đào tạo nâng cao năng lực

Một phần của tài liệu đánh giá kĩ thuật việt nam giai đoạn 1994 2000 (Trang 49)

Đào tạo là một hoạt động quan trọng trong nhiều dự án HTKT. Khi chuẩn bị bản báo cáo này, Đoàn chuyên gia tư vấn có đặt ra một số câu hỏi về hiệu quả sử dụng các kiến thức và kỹ năng đ∙ được đào tạo của các cơ quan Việt Nam. Một số ý kiến cho rằng l∙nh đạo một số cơ quan/ngành không muốn áp dụng các biện pháp để phát huy tối đa năng lực của các nhân viên được đào tạo. Vì vậy, khi thiết kế các hoạt động đào tạo, cả hai bên nên định rõ các bước đi cần thiết để sử dụng một cách tốt nhất kiến thức/kỹ năng tiếp thu được qua đào tạo.

Các hoạt động hỗ trợ việc tăng cường năng lực trong những năm 90 thường được hướng vào những kết quả tức thời (ví dụ: nhân viên quốc gia làm quen với thủ tục của các nhà tài trợ; tạo cơ hội cho những nhóm lớn các công chức tìm hiểu các nguyên lý chung của kinh tế thị trường). Đối với những nhu cầu như vậy, có thể sử dụng các cơ chế khá tốn kém để đạt được

những kết quả nhanh chóng (ví dụ: sử dụng chuyên gia nước ngoài để tổ chức các lớp đào tạo cho cán bộ chuyên môn), và phương thức đó là thích hợp.

Trong những năm 90, cộng đồng tài trợ đ∙ tổ chức rất nhiều hoạt động đào tạo tăng cường năng lực ở nhiều cơ quan chủ chốt của Việt Nam (ví dụ: đào tạo về quản lý và điều phối viện trợ ở Bộ KHĐT; các chương trình đào tạo khác tại Bộ Tài chính, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Tư pháp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Bộ Giao thông và Vận tải, Văn phòng Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng xét thầu v.v ). Những hoạt động này đ∙ thu được những kết quả và tác động đáng hài lòng, góp phần đạt được những thành tựu như được đề cập ở các phần khác của báo cáo này.

Việt Nam cũng đ∙ nhận được sự trợ giúp quan trọng trong lĩnh vực cao học dưới hình thức các khoá học ngắn hạn và các khoá đào tạo dài hạn, ở các cơ sở đào tạo tại Việt Nam cũng như ở nước ngoài. Xét theo nhiều chỉ số, đào tạo đ∙ được thực hiện thành công. Sinh viện Việt Nam theo học các khoá đào tạo ở nước ngoài đ∙ học tập tốt và tuyệt đại đa số đ∙ trở về nước sau khi hoàn thành chương trình học tập. Không chỉ các khoá đào tạo về kỹ năng cụ thể đạt được thành tích đáng kể, đào tạo ở những lĩnh vực chung (như kỹ năng ngoại ngữ) cũng đạt được tiến bộ to lớn. Hiệu quả chung của các hoạt động HTKT trong công tác đào tạo đ∙ mở ra cho Việt Nam những nguồn tri thức mới nói riêng và nâng cao sự hiểu biết về môi trường kinh tế quốc tế nói chung.

Ngoài các chương trình đào tạo chính thức đóng vai trò mở đường, thì các gia đình Việt Nam cũng đ∙ tự cố gắng tiếp tục móc nối các cơ hội đào tạo quốc tế cho con em mình. Việc chuyển giao kiến thức đ∙ có tác động to lớn đối với việc nâng cao năng lực của Việt Nam và năng lực đó sẽ tiếp tục phát huy hiệu quả về lâu về dài.

Sau khi đ∙ đáp ứng được nhiều nhu cầu đào tạo trước mắt, thì có thể chuyển trọng tâm theo hướng chú trọng hơn tới nhiệm vụ dài hạn là nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác đào tạo và cung cấp các dịch vụ tư vấn. Trong cả hai lĩnh vực này, cần phải đổi mới về phía cung (nâng cao kiến thức và kỹ năng cho cán bộ của các cơ quan đào tạo, nghiên cứu và tư vấn) cũng như về phía cầu (sử dụng một cách tích cực và hợp lý năng lực đ∙ được tạo ra). Về phía cầu, một yêu cầu hết sức quan trọng được đặt ra là các Bộ và các cơ quan khác cần phải sẵn sàng sử dụng các cơ sở dịch vụ đào tạo và tư vấn độc lập (tức là không thuộc quyền quản lý của họ).

5. Hợp tác kỹ thuật ở cấp tỉnh và địa phương

Chính phủ và cộng đồng các nhà tài trợ hiện đang chuyển trọng tâm sang các nhu cầu phát triển ở cấp tỉnh, huyện và làng x∙. Điều này sẽ tác động đến thiết kế của các dự án HTKT (đơn giản hóa) và đòi hỏi nhiều nỗ lực để xây dựng năng lực tiếp nhận viện trợ cung cấp cho cấp tỉnh và địa phương. HTKT trong thời gian tới nên chú trọng nhiều hơn đến vấn đề xây dựng năng lực quản lý dự án cho các cấp này.

Những yếu điểm trong khả năng thiết kế và thực hiện các chương trình phát triển cấp tỉnh và địa phương có thể gây khó khăn cho các chương trình phát triển của các nhà tài trợ, khi các chương trình này có mục tiêu ủng hộ sự phát triển theo hướng phân cấp quản lý và ưu tiên xóa đói giảm nghèo. Chính phủ đ∙ ý thức được tính cấp bách của việc phải nâng cao năng

lực cho cấp tỉnh, nhưng việc này đòi hỏi thời gian. Trong khi đó, các chương trình hỗ trợ cần được thiết kế sao cho phù hợp với tình hình hiện tại ở các cấp này.

Kinh nghiệm cho thấy đối với các dự án ở cấp tỉnh, các nhà tài trợ cần xây dựng các cách tiếp cận mới để thực hiện dự án. Nên thực hiện vấn đề này trên cơ sở các kinh nghiệm rút ra từ các dự án hỗ trợ cấp tỉnh đ∙ được thực hiện.

Một khía cạnh cải cách khác ngày càng trở nên quan trọng là sự phối hợp và phân chia trách nhiệm giữa các cấp chính quyền. Hiện nay Chính phủ và các nhà tài trợ đang chú trọng đến công tác phát triển nông thôn và cải thiện cơ hội kinh tế cho người nghèo, trong đó tập trung vào nhu cầu phát huy các sáng kiến của cấp cơ sở và cải thiện các cơ chế cung cấp dịch vụ và lập kế hoạch đầu tư cho chính quyền cấp tỉnh và địa phương. Điều này sẽ mang lại những thách thức mới cho công tác thiết kế và thực hiện HTKT.

Phân cấp quản lý chương trình viện trợ xuống cấp tỉnh và địa phương là một mục tiêu rất chính đáng, xuất phát từ nhu cầu mở rộng sự phát triển ra ngoài phạm vi các trung tâm chính của sự tăng trưởng trong thời gian gần đây và nhu cầu xóa đói giảm nghèo và đảm bảo công bằng x∙ hội. Tuy nhiên, sẽ có những vấn đề khá gay go về khả năng tiếp nhận và quản lý viện trợ, đặc biệt ở các tỉnh kém phát triển hơn thuộc diện đối tượng thụ hưởng đặc biệt của việc phân cấp quản lý. Muốn phân cấp quản lý tốt, cần đào tạo cán bộ cấp tỉnh về các vấn đề quản lý viện trợ và quán triệt cho các cấp l∙nh đạo địa phương về tiềm năng và yêu cần của viện trợ nước ngoài. Cấp trung ương cũng cần được nâng cao năng lực theo dõi và đánh giá các chương trình đ∙ được phân cấp quản lý.

Các nhà tài trợ cũng cần điều chỉnh lại thủ tục chuẩn bị và phương thức thực hiện dự án sao cho phù hợp với thực tế ở địa phương. Đoàn chuyên gia tư vấn rất ngạc nhiên khi gặp phải một thực trạng là trong khi thiết kế rất nhiều dự án ở cấp tỉnh, nhiều khó khăn đ∙ nảy sinh do việc áp đặt một mô hình dự án cứng nhắc vào môi trường thể chế mà những người xây dựng dự án còn hiểu biết quá ít. Cần thiết kế các nội dung của dự án cho phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận viện trợ. Ví dụ, một điều không có mấy giá trị thực tiễn nếu bổ sung vào nội dung dự án cấp tỉnh hoạt động nghiên cứu các chính sách được thực hiện ở cấp tỉnh nhưng lại phải chờ quyết định của các cơ quan Trung ương.

Phương thức thiết kế dự án như nêu trong Văn kiện dự án phổ biến của các tổ chức thuộc LHQ, hoặc theo phương thức “Khung lôgic” được một số nhà tài trợ sử dụng, cho thấy các kết quả chi tiết của dự án có thể dự đoán trước và liên quan tới các đầu vào cụ thể được huy động vào những thời điểm nhất định. Đây là một cách tiếp cận có trình tự và hệ thống rất thích hợp với nhiều loại dự án. Tuy nhiên, đối với một dự án nhằm hỗ trợ cho quá trình cải cách trong giai đoạn ban đầu, thì rất khó đoán trước các kết quả dự án, đặc biệt đối với một đoàn công tác ngắn ngày tham gia xây dựng dự án. áp dụng một mô hình định sẵn thường không phục vụ tốt cho việc tạo ra sự thay đổi về thể chế. Phương thức cải cách của Việt Nam thường là thông qua kiểm nghiệm thực tiễn từng bước, theo đó các biện pháp cải cách mới được tiến hành trên cơ sở những bài học kinh nghiệm thu được.

Điều này cho thấy khi thiết kế dự án trong các lĩnh vực như CCHC ở cấp tỉnh và địa phương, nội dung thiết kế dự án cần mang tính linh hoạt. Nên khuyến khích cố vấn trưởng và Giám đốc dự án tham gia vào việc thiết kế các hợp phần chi tiết của dự án trong quá trình thực hiện, với sự đồng ý của Ban Điều hành dự án.

Đoàn chuyên gia tư vấn còn nhận thấy việc sử dụng chuyên gia nước ngoài ở cấp tỉnh còn nhiều khó khăn. Những kinh nghiệm không mấy tốt đẹp trong lĩnh vực này (như chi phí quá cao mà hiệu quả lại hạn chế) cho thấy rằng khả năng cung cấp chuyên gia quốc tế có kiến thức chuyên môn và kỹ năng cá nhân phù hợp với công tác ở cấp tỉnh có thể còn hạn chế. Ngoài ra, cần phải cố gắng nhiều hơn để giúp các chuyên gia nước ngoài nắm được điều kiện thực tế tại địa phương trước khi nhận nhiệm vụ.

Cần chú trọng hơn nữa tới việc tăng cường năng lực đào tạo cán bộ cấp tỉnh cũng như

tới việc sử dụng chuyên gia trong nước cho mục đích này. Do Việt Nam có nhiều tỉnh nên nếu bố trí chuyên gia quốc tế làm việc chuyên trách cho từng tỉnh thì rất tốn kém. Thay vào đó nên xây dựng năng lực đào tạo lại cán bộ cấp tỉnh thông qua các lớp tổ chức ở Trung ương hoặc ở từng vùng cũng như tăng cường sử dụng chuyên gia trong nước để thực hiện các công việc tại thực địa. Sự hỗ trợ của chuyên gia quốc tế có lẽ tốt nhất nên thông qua các chuyến viêng thăm ngắn hạn của các cố vấn không thường trú. Nên tiến hành trao đổi kinh nghiệm nhiều hơn giữa các tỉnh đ∙ tiếp nhận dự án.

6. Sự tham gia của cấp cơ sở

Sự ủng hộ rộng r∙i của quần chúng nhân dân là nền tảng cho thành công của quá trình

Đổi Mới. Muốn tiếp tục phát triển thắng lợi cần phải đáp ứng được nhu cầu của cơ sở và huy động được sự ủng hộ rộng r∙i của nhân dân cho các hoạt động phát triển. Các nhà l∙nh đạo Việt Nam đ∙ nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Chính phủ đ∙ thể hiện mong muốn tăng cường và làm rõ các cơ chế khiếu nại của công dân về các vấn đề, trong đó có vấn đề lạm dụng chức quyền và tham nhũng.

Các nhà tài trợ đ∙ cố gắng khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phát triển bằng cách hỗ trợ cho các tổ chức phi chính phủ và các tổ chức quần chúng. Trong những năm gần đây, số lượng các tổ chức này đ∙ tăng lên đáng kể, cùng với sự hỗ trợ rộng r∙i từ phía các nhà tài trợ cho việc nâng cao năng lực các tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực phát triển, các loại hình tổ chức phi lợi nhuận khác (ví dụ như các hiệp hội chuyên môn, các quỹ, các tổ chức từ thiện), và các tổ chức ở cấp cộng đồng. Chính phủ đ∙ được giới thiệu hàng loạt các "tập quán tốt" của quốc tế trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức phi lợi nhuận, và Chính phủ cũng có ý định hoàn thành việc soạn thảo một bộ luật về các hiệp hội.

phần V: Các lĩnh vực đối thoại trong tương lai

Việt Nam và cộng đồng tài trợ cần tiến hành đối thoại một cách hệ thống hơn để xác định chiến lược HTKT trong tương lai. Các lĩnh vực cùng quan tâm có thể bao gồm:

• Vai trò và tổ chức của Nhà Nước đang trong quá trình liên tục điều chỉnh để phù hợp với môi trường kinh tế mới, trong đó vai trò của Nhà Nước chuyển từ can thiệp trực tiếp sang xây dựng chính sách và khuôn khổ pháp lý. Cần phải tiếp cận với kinh nghiệm của các nước có hệ thống thể chế khác.

• Cần xây dựng một khuôn khổ pháp lý tổng thể để nền kinh tế thị trường có thể hoạt động có hiệu quả hơn.

• Khi phân cấp quản lý các chương trình của Chính phủ và chương trình viện trợ, cần tăng cường năng lực và trách nhiệm giải trình của các cấp địa phương đi đôi với việc xây dựng năng lực của cán bộ địa phương để họ có thể thực hiện tốt nhiều nhiệm vụ hơn. Giao quyền quyết định nên kết hợp với việc nâng cao năng lực thực hiện các quyết định cho các cán bộ địa phương. Điều này đòi hỏi phải đầu tư cho công tác đào tạo cán bộ.

• Cần tăng cường trách nhiệm giải trình về quản lý tài chính công ở tất cả các cấp, và như vậy cần phát triển hơn nữa hệ thống kế toán và kiểm toán công cộng.

• Cần tăng cường hiểu biết cho người dân về quá trình cải cách, thông qua nâng cao nhận thức về các biện pháp cải cách được áp dụng và khuyến khích họ có ý kiến phản hồi về chất lượng và mức độ cung cấp dịch vụ. Kinh nghiệm quốc tế có thể sẽ có ích trong lĩnh vực này.

• Cần nghiên cứu tác động của việc áp dụng các phương thức cung cấp dịch vụ khác (ví dụ việc “x∙ hội hóa” dịch vụ công cộng)

• Nên có ý thức cố gắng mở rộng HTKT trong thời gian tới đây sang những lĩnh vực sẽ trở nên quan trọng hơn (ví dụ hai lĩnh vực quan tâm của phía Việt Nam là (a) nhu cầu học hỏi kiến thức để quản lý quá trình hội nhập của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, đối với cả Chính phủ và khu vực kinh doanh và (b) xây dựng thượng tầng thể chế - bao gồm cả khuôn khổ pháp lý - để tạo ra một “nền kinh tế tri thức”).

phụ lục I:

Năm Biện pháp cải cách

1986 Đại hội Đảng VI tuyên bố tiến hành công cuộc Đổi Mới

1987 Luật Đầu tư nước ngoài- bắt đầu thực hiện chính sách “mở cửa”

Luật Đất đai cho phép tư nhân sử dụng đất được cấp trong nông nghiệp

1988 Lập ra hệ thống ngân hàng 2 cấp; Luật Thuế Xuất Nhập khẩu đưa hệ thống thuế quan vào thực hiện;

Các hộ nông dân được trao quyền sử dụng lâu dài đất nông nghiệp;

Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân trở thành chính sách của nhà nước; Luật Đất đai quy định quyền sử dụng đất nông nghiệp không được phép chuyển nhượng;

Nghị định về quản lý ngoại hối cho phép tự do hoá việc cầm giữ ngoại hối, mở tài khoản ngoại tệ, thanh toán các mặt hàng nhập khẩu và thanh toán nợ nước ngoài bằng các khoản chuyển nhượng;

Phá giá trong thương mại và tỷ giá chuyển đổi thanh toán vô hình;

Nới lỏng những hạn chế về thành lập các tổ chức kinh doanh nước ngoài, xoá bỏ độc quyền ngoại thương của nhà nước.

1989 Xóa bỏ hầu hết các hình thức bao cấp trực tiếp cho sản xuất, huỷ bỏ kiểm soát giá - chấm dứt chế độ “hai giá”; Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ra đời cho phép các pháp nhân ký kết hợp đồng; Các nhà sản xuất hàng xuất khẩu được phép bán hàng cho mọi công ty thương mại nước ngoài hoạt động hợp pháp;

B∙i bỏ hạn ngạch, ngoại trừ đối với 10 mặt hàng xuất khẩu và 14 mặt hàng nhập khẩu (Sau đó giảm xuống còn 7

Một phần của tài liệu đánh giá kĩ thuật việt nam giai đoạn 1994 2000 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)