Phân tích kim ngạch và sản lượng xuất khẩu gạo theo thị trường

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực sông hậu trương thị hồng cẩm (Trang 32 - 38)

Châu Phi. Phân tích dễ nắm được tình hình xuất khẩu øạo qua từng thị trường,

xác định thị truờng nào là chủ yếu, thị trường mục tieu, thị truờng có nhu cầu tiêu thụ cao mà công ty phải đầu tư nhiều trong tuơng lai cũng như thị truờng nào có nhiều rủi ro trong kinh doanh, không có khả năng tồn tại cần rút nhanh để đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Qua phân tích để rút ra nhận định, nhận xét về từng thị truờng, cần phải đầu tư vào các thị truờng có tiềm năng, thị trường chủ lực, tránh các thị truờng có rủi ro cao và từ đó đề ra những kế hoạch kinh doanh xuất khẩu phù hợp với từng thị truờng nhằm tăng nhanh hiệu quả hoạt động của công ty trên lĩnh vực ngoại thuơng.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu gạo qua các thị trường

ĐÐvt: USD Chênh lệch

Thị trường | Năm 2008 |_ Năm 2009 Năm 2010 09/08 10/09

USD % USD % Châu Phi 6.409.980 | 4.282.284,6 14.286.040 | 2.127.695,4 | -33,19 | 10.003.755,4 1 233,61 Châu Úc 87.2784 329.297,28 - - 242.018,88 | 277,29 Châu Mỹ 138.065,4 117.945,42 - - - 20119,98 | - 14,57 Châu Âu 7.900,2 66.096,93 - - 58.196,73 | 736,64 Châu Á 1.290.244 023.068,4 | 1.866.195,37 | -367.175,6 | -28,45 943.126,97 | 102,17 Tổng 7.700.224| 5.438.597| 16.665.575 | -2.261.627 | -2937| 11.226.978 | 206,43

Luận văn tốt nghiệp Châu Phi TT 83% :

Hình 5: Thị trường xuất khâu gạo năm 2008

Châu Úc, 1.6%

Châu Mỹ, 2.54⁄4 Châu Âu, 0.16%

Châu Á, 13.83%

Châu Phi, 81.87% Hình 6: Thị trường xuất khẩu gạo 2009

Châu Mỹ T 0.71% ..g Châu Âu Châu Á 0.41# 11.19% Châu Phi 85.72%

Hình 7: Thị trường xuất khẩu gạo năm 2010

> Năm 2008: Gạo của công ty Lương thực Sông Hậu chỉ xuất khâu vào hai thị trường chủ lực là Châu Phi và Châu Á.

+ Thị trường Châu Phi : Qua bảng số liệu trên cho ta thấy thị trường Châu Phi chính là thị trường xuất khẩu chủ lực của đơn vị, luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tông sản lượng xuất khẩu của Công ty. Thị trường này có một đặc điểm là Công ty bán qua các Công ty đa quốc gia như Olam, Phoneix, Nidera, Novel chứ Công ty cũng chưa thực sự thâm nhập trực tiếp được vào các thị trường này, điều này nó cũng có những thuận lợi nhất định như Công ty sẽ có độ an toàn cao trong khâu thanh toán, số lượng mua hàng với số lượng lớn, tuy nhiên giá cả xuất khẩu sẽ không cao do các đơn vị này hầu như đều có đại diện tại Việt Nam nên việc năm giá cả, thông tin của các đơn vị này tại Việt Nam rất sát.

+ Thị trường Châu Á : Nếu như các năm trước Châu Á là thị trường chiếm tỷ trọng xuất khẩu khá cao thì vào năm 2008, sự tăng trưởng mạnh nhất lại thuộc về thị trường Châu Phi với tỷ trọng 83,24% trong tổng sản lượng xuất khẩu của công ty. Lý do là trong năm này đối tác nhập khẩu gạo thường xuyên Inđonesia có thể tự đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ gạo trong nước đo lượng dự trữ trong nước cao và mở rộng sản xuất nên sản lượng gạo xuất sang thị trường này giảm

mạnh.

Tóm lại, thị trường xuất khẩu gạo chính của công ty năm 2008 là thị

trường Châu Phi với tỉ trọng đạt cao nhất là 83,24%, thị trường chiếm tỷ trọng

thấp hơn là Châu Á với 16,76%. Trong những năm sắp tới công ty cần tiếp tục đề ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả trên từng thị trường, có kế hoạch tiếp thị hiệu quả để tiếp tục giữ vững thị trường cũ và thâm nhập thị trường mới. > Năm 2009: Điểm nỗi bật cần chú ý trong năm 2009 là Công ty đã từng bước thâm nhập vào các thị trường khó tính, đòi hỏi chất lượng cao đó là thị trường Mỹ, Australia, Anh. Tuy số lượng bán vào các thị trường này vẫn còn đứng ở mức khiêm tốn nhưng nó cũng đánh dẫu một bước phát triển về chất lượng hàng hóa của Công ty khi thâm nhập vào được các thị trường này.

Luận văn tốt nghiệp

+ Thị trường Châu Phi : Trong năm 2009 thị trường này vẫn là thị trường tiêu thụ gạo số 1 của công ty với tỷ trọng 81,87%, giảm 1,13% so với năm 2008. Tuy nhiên, lượng ngoại tệ thu về lại không như mong đợi nếu như vào năm trước xuất khẩu 14900 tấn với giá trị 6.409.980 USD thì năm này sản lượng xuất khâu

đã giảm 3062 tấn xuống còn 11838 tấn, kéo theo giá trị xuất khẩu giảm

2.127.695,4 USD tương đương 33,19% .Gía trị gạo xuất khâu vào năm 2009 giảm mạnh so với năm 2008, một phần là do giá gạo xuất khẩu trung bình năm

2009 chỉ đạt 376,17 USD/tấn, trong khi đó vào năm 2008 là 453,11 USD/tấn.

+ Thị trường Châu Á : Đạt doanh thu xuất khẩu là 923.068,4 USD, thị trường này vẫn là thị trường nhập khẩu gạo quan trọng của công ty hàng năm. Vì đây là thị trường tương đối dễ tính, không có những qui định khắt khe về qui cách và chất lượng gạo, gạo của công ty phần lớn đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng ở thị trường này. Khách hàng chính của công ty ở thị trường này chủ yếu là Indonesia, Philippin, Malaysia.

+ Thị trường khác : Tổng tỷ trọng xuất khẩu gạo sang 3 thị trường Châu Mỹ, Châu Úc, Châu Âu chỉ đạt 4,3% trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên nó cũng là một tín hiệu đáng mừng khi công ty đã từng bước thâm nhập vào những thị trường tiềm năng này. Sản lượng gạo xuất sang các thị trường này chưa cao một phần cũng là vì ở những thị trường này gạo chỉ là lương thực phụ trợ sau lúa mì. Đây lại là một thị trường khó tính, có những qui định khắt khe về qui cách chất lượng sản phẩm, thích gạo phẩm chất cao, tỉ lệ gạo gấy từ 4% trở xuống, dạng hạt dài, kích thước đồng đều, không lẫn tạp chất... Vì vậy gạo Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của thị trường này. Trong tương lai chúng ta cần nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm để có thể thâm nhập sâu hơn vào thị trường này, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

> Năm 2010: Có thê nói đây là năm mà hoạt động xuất khẩu gạo của công ty đạt hiệu quả cao về sản lượng cũng như giá trị trên các thị trường

+ Thị trường Châu Phi: : Doanh thu xuất khẩu gạo của công ty vào thị trường này năm 2010 tăng 10.003.755 USD, tăng tương đương 233,6 3% so với năm 2009. Mức tăng này làm cho doanh thu xuất khẩu vào thị trường Châu Phi đạt cao nhất trong 3 năm qua. Nguyên nhân là do điều kiện xuất khâu đạt nhiều

thuận lợi, nhu cầu gạo thế giới tăng cao, công ty đã kịp thời năm bắt được tình hình đây mạnh xuất khẩu, đồng thời cũng thê hiện thành công của công ty trong việc giữ vững thị trường cũ, tạo lập mối quan hệ làm ăn lâu dài với khách hàng ở thị trường Châu Phi — khách hàng thường xuyên tiêu thụ gạo của công ty với số lượng lớn.

+ Thị trường Châu Á: Doanh thu xuất khẩu trên thị trường Châu Á cũng đạt thành tích cao nhất trong 3 năm, tăng 943.127 USD tương đương 102%. Vào những tháng cuối năm 2010, Thái Lan — nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới đã trãi qua trận lũ tối tệ trong lịch sử gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng làm mắt đi 300.000 lúa, điều này khiến cho nguồn cung gạo trên thế giới trở nên hạn hẹp. Thêm vào đó việc Chính phủ chỉ đạo mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn gạo hàng hóa vụ hè thu góp phân tiêu thụ cũng như làm tăng giá mua lúa gạo hàng hóa, nguyên nhân này đã khiến cho doanh thu xuất khâu gạo năm 2010 đạt cao nhất trong 3 năm vừa qua.

+ Thị trường khác: Nếu so với năm 2009 thì doanh thu xuất khẩu gạo vào những thị trường này tăng lên rất cao với mức tăng tương đương 277% ở thị trường Châu Úc, 736,64% ở thị trường Châu Âu. Nguyên nhân là do năm 2010 là năm xuất khẩu có nhiều thuận lợi công ty đã thành công trong việc tạo lập được nhiều mối quan hệ giao dịch với các khách hàng lớn ở Châu Âu. Tuy nhiên, gạo của công ty nói riêng và Việt Nam nói chung vẫn chưa thâm nhập nhiều vào thị trường khó tính này, vì các công ty ở Châu Âu này chủ yếu nhập khẩu gạo từ

Việt Nam để xuất sang các thị trường khác như Châu Phi và Nam Mỹ, chứ không

đưa vào bán trực tiếp ở thị trường Châu Âu. Nên mặc dù doanh thu xuất khẩu vào thị trường này tăng rất cao nhưng chúng ta vẫn cần cô gắng nhiều hơn để có thể đưa gạo trực tiếp đến tay người tiêu dùng cuối cùng ở Châu Âu, đem lại lợi nhuận cao cho công ty.

Nhìn chung năm 2010, doanh thu xuất khẩu sang các thị trường đều tăng lên

cao hơn so với năm 2009, vì năm nay đã nhu cầu nhập khâu gạo từ những khách hàng mới tăng lên đáng kể do nguồn cung bị hạn chế nên nhu cầu nhập khẩu gạo

trên thế giới tăng cao. Khách hàng chính của công ty trong năm 2010 vẫn chủ yếu là thị trường Châu Phi và Châu Á - thị trường tiêu thụ nhiều gạo phẩm chất trung bình. Còn đối với thị trường tiêu thụ gạo phẩm chất cao như Châu Âu, năm

Luận văn tốt nghiệp

nay tuy doanh thu từ thị trường này tăng lên đáng kể, nhưng Châu Âu vẫn không phải là thị trường tiêu thụ gạo chính của công ty nên công ty cần phải đây mạnh nâng cao qui cách chất lượng sản phẩm để thâm nhập sâu hơn vào thị trường cấp

Cao.

Tóm lại, qua 3 năm 2008-2010 doanh thu xuất khẩu gạo qua các thị trường có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2009 giá gạo xuất khẩu trên thế giới giảm mạnh nên làm cho doanh thu xuất khẩu vào các thị trường cũng giảm đáng kế. Năm 2010 là năm thuận lợi cho việc xuất khẩu nên doanh thu xuất khẩu gạo qua các thị trường đều tăng. Xét về thị trường:

+ Thị trường Châu Phi,Châu Á là những thị trường truyền thống của công ty tiêu thụ phần lớn gạo phẩm chất trung bình nên gạo của công ty đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng của thị trường này. Đây lại là những thị trường chiếm tỉ trọng cao

nhất về doanh thu xuất khẩu trong 3 năm qua, do đó công ty cần đây mạnh mối

quan hệ thân thiết, đảm bảo cung ứng sản phẩm kịp thời, đúng hạn để tạo uy tín nhằm giữ vững quan hệ mua bán và cộng tác lâu đài.

+ Đối với thị trườg đòi hỏi gạo chất lượng cao: Châu Âu, Châu Úc, Châu Mỹ. Trong tương lai, công ty cần đây mạnh nâng cao hơn nữa chất lượng gạo, chế biến ra nhiều loại gạo chất lượng cao đạt tiêu chuẩn quốc tế về qui cách, phẩm chất gạo và độ đồng đều trong từng lô hàng xuất khẩu, để thâm nhập trực tiếp vào thị trường khó tính (như Châu Âu, Nhật Bán) để người tiêu dùng ở thị trường này biết đến, tiêu dùng, và ưa chuộng gạo Việt Nam nhằm đem về lợi nhuận cao cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của công ty lương thực sông hậu trương thị hồng cẩm (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)