Phương tiện lưu thông

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 36 - 37)

I. điều kiện ra đời, đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá

b,Phương tiện lưu thông

Với chức năng làm phương tiện lưu thông, tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt.Trao đổi hàng hoá lấy tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.

Công thức lưu thông hàng hoá là: H - T - H, khi tiền làm môi giới trong trao đổi hàng hoá đã làm cho bán và hành vi mua có thể tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.

Tiền là hình thức biểu hiện giá trị của hàng hoá, bó phục vụ cho sự vận động của hàng hoá. Lưu thông hàng hoá và lưu thông tiền tệ là hai mặt của quá trình thống nhất với nhau. Lưu thông tiền tệ xuất hiện và dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông. Số lượng tiền này được xác định bởi quy luật chung của lưu thông tiền tệ.

C. Mác cho rằng số lượng tiền tệ cho lưu thông do ba nhân tố quy định :số lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường, giá cả trung bình của hàng hoá, và tốc độ lưu thông của những đơn vị tiền tệ cùng loại. Sự tác động của ba nhân tố này đối với khối lượng tiền tệ cần cho lưu thông diễn ra theo quy luật phổ biến là: "Tổng số giá cả của hàng hoá chia cho số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại trong một thời gian nhất định…"[1;179-180].

Nếu ký hiệu:

T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông.

là giá cả trung bình của một hàng hoá. Gh là tổng số giả cả của hàng hoá.

N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại. Có thể diễn đạt quy luật này bằng các công thức sau:

Gh x H G

T = N = N

Điều kiện: Tất cả các nhân tố trên phải được xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một không gian.

Số lượng cần thiết cho lưu thông lại tỷ lệ nghịch với số vòng quay của đồng tiền.

Trong lưu thông, lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. Sở dĩ có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò chốc lát. người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị. Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền Nhà nước phải tìm cách giảm bớt hàm lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền giấy. Nhà nước có thể in tiền giấy ném vào lưu thông. Nhưng vì bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của tiền vàng, nên Nhà nước không thể tuỳ ý in bao nhiêu tiền giấy cũng được, mà phải tuân theo quy luật, lưu thông tiền giấy. Quy luật đó là: "việc phát hành tiền giấy phải được giới hạn trong số lượng vàng (hay bạc) do tiền giấy đó tượng trưng, lẽ ra phải lưu thông thực sự"[1;193]. Khi khối lượng tiền giấy do Nhà nước phát hành và lưu thông vượt quá khối lượng tiền cần cho lưu thông, thì giá trị của tiền tệ sẽ bị giảm xuống, tình trạng lạm phát sẽ xuất hiện.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 36 - 37)