Khái niệm tôn giáo

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 144 - 145)

III. giảI quyết vấn đề dân tộc và tôn giáo

a,Khái niệm tôn giáo

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội ra đời rất sớm trong lịch sử nhân loại và tồn tại phổ biến ở hầu hết các cộng đồng người trong lịch sử hàng ngàn năm qua. Nói chung, bất cứ tôn giáo nào, với hình thái phát triển đầy đủ của nó, cũng đều bao gồm: ý thức tôn giáo (thể hiện ở quan niệm về các đấng thiêng liêng cùng những tín ngưỡng tương ứng) và hệ thống tổ chức tôn giáo cùng với những hoạt động mang tính chất nghi thức tín ngưỡng của nó.

Khi phân tích bản chất tôn giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội, Ph.Ăngghen cho rằng: “tất cả mọi tôn giáo chẳng qua chỉ là sự phản ánh hư ảo –

vào trong đầu óc của con người – của những lực lượng ở bên ngoài chi phối cuộc sống hang ngày của họ; chỉ là sự phản ánh trong đó những lực lượng ở trần thế đã mang hình thức những lực lượng siêu trần thế” [5;437].

Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện tự nhiên và lịch sử cụ thể, xác định. Về bản chất, tôn giáo là một hiện tượng xã hội phản ánh sự bế tắc bất lực của con người trước tự nhiên và xã hội. Tuy nhiên, tôn giáo cũng chứa đựng một giá trị phù hợp với đạo đức, đạo lý con người. Trong những hệ thống những lời răn dạy của giáo lý tôn giáo cũng có những lời răn mà trong chừng mực nào đó khi quần chúng chấp nhận vẫn có tác dụng điều chỉnh đối với họ, như khuyên làm điều tốt, răn bỏ điều ác.

Trong lịch sử xã hội loài người, tôn giáo xuất hiện từ rất sớm. Nó hoàn thiện và biến đổi cùng với sự biến đổi của những điều kiện kinh tế – xã hội, văn hoá, chính trị. Tôn giáo ra đời bởi nhiều nguồn gốc khác nhau nhưng cơ bản là từ các nguồn gốc kinh tế – xã hội, nhận thưc và tâm lý.

Một phần của tài liệu NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN (Trang 144 - 145)