Khái quát về giáo dục THCS huyệnKỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)

8. Cấu trúc của đề tài

2.2. Khái quát về giáo dục THCS huyệnKỳ Sơn, tỉnh Nghệ An

2.2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý:

Trong sự nghiệp phát triển Giáo dục và Đào tạo, công tác quản lý đóng vai trò hét sức quan trọng, đội ngũ cán bộ quản lý trường học là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến việc hoàn thành mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có những

ưu điểm sau:

- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có năng lực quản lý, có uy tín với tập thể sư phạm, chính quyền và nhân dân địa phương, được nhân dân, giáo viên và học sinh tin yêu;

- Có lập trường tư tưởng vững vàng, yêu nghề, gắn bó với địa phương và nhà trường. Hầu hết đều được trưởng thành từ giáo viên giảng dạy chuyên môn, là những người tâm huyết với nghề, nhiệt tình với sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo, hiểu rõ hoàn cảnh địa phương nơi trường đóng và nắm chắc đối tượng quản lý, - Luôn gương mẫu đi đầu trong mọi công tác, chấp hành tốt mọi chủ trương chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, luôn chăm lo đến đời sống giáo viên cả về vật chất lẫn tinh thần;

- Là tấm gương cho giáo viên noi theo. Thường xuyên tự BDNVQL để nâng cao hiệu quả trong công tác. Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong công tác quản lý, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Công đoàn, Đoàn thanh niên để chỉ đạo mọi hoạt động trong nhà trường mà trọng tâm là hoạt động dạy học.

Tuy nhiên đội ngũ cán bộ quản lý các trường THCS huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An ngoài những ưu điểm trên còn có một số hạn chế như sau:

- Một số cán bộ quản lý số năm làm công tác quản lý còn ít, do đó kinh nghiệm quản lý còn hạn chế; số CBQL đạt trên chuẩn và học cao cấp chính trị chưa nhiều. - Cán bộ quản lý ở các trường khác nhau, quy chế, phong cách quản lý khác nhau nên hiệu quả quản lý cũng khác nhau;

- Việc trao đổi kinh nghiệm quản lý giữa các trường THCS trong huyện cũng chưa được thường xuyên, do vậy đã ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng năng lực quản lý của người CBQL.

Nguyên nhân của hạn chế trên là:

- Một số CBQL còn ngại học tập để nâng cao trình độ, chưa mạnh dạn trong việc tiếp thu và vận dụng những vấn đề mới vào công tác quản lý của mình;

- Một số CBQL còn chưa thật sự năng động, không phát huy được hết thế mạnh của giáo viên;

- Một số CBQL còn thiếu kinh nghiệm nên không kiểm soát hết được các tình hình hoạt động trong nhà trường.

2.2.2. Đội ngũ giáo viên với hoạt động dạy học

Giáo viên là nhân tố cơ bản quyết định chất lượng giáo dục nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng. Thống kê đội ngũ cán bộ giáo viên các nhà trường được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Thực trạng chất lượng dạy học ở các trường THCS huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An trong những năm qua có nhiều chuyển biến và đạt được kết quả cao về các mặt, tuy nhiên để đáp ứng được nhu cầu phát triển GD - ĐT trong giai đoạn hiện nay của địa phương, thì đội ngũ giáo viên và nhà trường cần cố gắng rất nhiều trong việc

nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường nói chung và chất lượng dạy học nói riêng.

Đa số giáo viên là người địa phương nên họ thực sự an tâm công tác tại địa phương, gắn bó với nhà trường và địa phương nơi họ công tác.

Đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, lập trường tư tưởng tương đối vững vàng, nhìn chung nhiệt tình, yêu nghề, đoàn kết và có ý thức phấn đấu vươn lên trong công tác giảng dạy cũng như công tác khác.

Thực tế đội ngũ giáo viên của các nhà trường có cả giáo viên lâu năm song cũng có nhiều giáo viên mới vào nghề, vì vậy chưa đồng bộ về nhận thức cũng như chuyên môn. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học tuy đã được chú ý đầu tư, song vẫn còn thiếu, một số trang thiết bị cũ, lạc hậu, một số trang thiết bị mới không đồng bộ, chất lượng kém, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới dạy học, nhất là các môn có tính thực nghiệm như vật lý, hóa học, sinh vật …

Đội ngũ nhân viên hành chính cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho các hoạt động giáo dục của nhà trường. Do điều kiện lịch sử để lại và do cơ cấu tổ chức chưa được thống nhất của UBND Tỉnh cũng như Sở GD & ĐT nên chất lượng của đội ngũ này chưa thực sự đồng bộ, Thực trạng học sinh hiện nay có nhiều vấn đề cần phải quan tâm: Một số bộ phận học sinh chưa thực sự tự giác học tập, quá trình tự lĩnh hội kiến thức, tự điều khiển trong học tập còn yếu (khoảng gần 30%). Việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, lúng túng, việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong việc tự học chưa cao, vẫn còn nhiều học sinh lười học, chưa xác định được nhiệm vụ, mục đích, động cơ, thái độ học tập nên kết quả học tập còn thấp. Bên cạnh đó, công tác bồi dưỡng giáo viên giỏi, học sinh giỏi đã được chú ý song đầu tư còn ít do hạn chế về khả năng kinh tế cũng như kế hoạch chỉ đạo còn lúng túng, thiếu tính liên tục, thiếu tính sáng tạo. Trong ba năm trở lại đây, các nhà trường thực hiện cuộc vận động “Hai không” của Bộ GD & ĐT nên chất lượng học tập, rèn luyện của học sinh cũng đã trở về sát với thực chất và có giảm so với các năm trước. Trong các năm qua, chất lượng dạy và học của các trường phần nào được

tăng lên, song còn chậm, hiệu quả dạy học chưa cao, nhiều vấn đề liên quan đến dạy học còn phải nghiên cứu, giải quyết để đáp ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn mới, đáp ứng mong muốn của học sinh và phụ huynh, xứng đáng với vị trí, vai trò, nhiệm vụ của các nhà trường. Kết quả thống kê về quy mô, số lượng và chất lượng của học sinh được thể hiện ở các bảng sau:

Bảng 2.0. Quy mô số trường và số học sinh từ năm 2008 đến năm 2013 các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w