Nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạy họ cở trường THCS

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

8. Cấu trúc của đề tài

1.5. Nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạy họ cở trường THCS

1.5.1. Quản lý mục tiêu,nội dung chương trình, phương pháp dạy học

Mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong nội dung quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS. Vì những yếu tố này đóng vai trò và ảnh hưởng toàn diện tới chất lượng đào tạo của nhà trường. Các trường THCS muốn đạt được chất lượng đào tạo tốt

nhất thì cần phải có mục tiêu, chương trình và phương pháp dạy học khoa học và phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của từng trường. Từ kế hoạch tổng thể đầu năm học, ban giám hiệu xây dựng nội dung, chương trình, phương pháp hoạt động, dạy và học cho từng học kỳ, từng tháng, từng tuần để các tổ, nhóm và các bộ phận thực hiện. Hệ thống cán bộ quản lý chuyên môn: Ban giám hiệu, tổ trưởng, nhóm trưởng, ban thanh tra, các tổ chức đoàn thể cùng tham gia thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Nhà trường cần chú trọng nâng cao chất lượng dạy và học như dự giờ, thăm lớp, tổ chức thao giảng, phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh khá giỏi, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi, tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, đặc biệt công tác đổi mới phương pháp dạy học, tổ chức soạn giảng bằng giáo án điện tử ứng dụng công nghệ thông tin. Đối với học sinh, tổ chức phong trào thi đua học tốt, xây dựng nề nép học tập: tổ chức thi học sinh giỏi, thi tìm hiểu về các vấn đề văn hóa xã hội; tổ chức hoạt động ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp … Nhìn chung việc quản lý các yếu tố cơ bản trên ở các trường THCS phải đi vào chiều sâu chuyên môn. Điều đó góp phần tạo ra được phong trào thi đua dạy và học, xây dựng được đội ngũ giáo viên có lương tâm, trách nhiệm trong dạy học.

Tuy vậy, công tác quản lý mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình, nội dung, phương pháp dạy học cần chặt chẽ hơn. Phải đầu tư hơn nữa việc quản lý thực hiện nội dung chương trình dạy học, nhất là chương trình, nội dung dạy thêm học thêm; phải kiểm tra chu đáo việc thực hiện quy chế chuyên môn; phải phát huy tính dân chủ trong công tác quản lý dạy và học…

Đội ngũ học sinh giỏi được xem là bộ mặt của nhà trường, phản ánh kết quả và chất lượng giảng dạy của giáo viên. Chính vì vậy việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đóng một vai trò quan trọng trong nâng cao chất lượng giảng dạy trong hệ thống các trường THCS. Cũng như các khâu quản lý khác, việc quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải được tiến hành nghiêm túc, khoa học mới mang lại hiệu quả cao cho mỗi trường. Công tác này đòi hỏi cán bộ quản lý cần theo sát chất lượng học tập và giảng dạy của giáo viên và học sinh nhằm phát hiện và bồi dưỡng kịp thời những em có thành tích học tập xuất sắc. Thành

tích học tập của các em chính là tấm gương phản ánh chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc học thêm, dạy thêm hiện nay đang là một trong những vấn đề đặt ra không ít những luồng tư tưởng trái chiều trong xã hội. Đây cũng là một trong những yếu tố cần phải được giám sát và quản lý chặt chẽ để nâng cao chất lượng giáo dục. Dạy thêm, học thêm là những điều cơ bản, cần thiết trong mỗi trường THCS bởi đây là cấp học trang bị cho các em kiến thức một cách toàn diện để bước vào giai đoạn quan trọng trong cuộc đời. Đây là cấp học nặng kiến thức nhất trước khi các em bước vào các trường chuyên nghiệp dạy nghề, do đó việc học thêm, dạy thêm là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của nhà trường. Tuy nhiên để công tác này đạt hiệu quả cao, mỗi nhà trường cần phải có biện pháp quản lý phù hợp như đề ra chương trình dạy thêm, học thêm phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và nhu cầu học tập, giảng dạy của giáo viên và học sinh. Tránh tình trạng dạy thêm, học thêm tràn lan gây hậu quả tiêu cực, lãng phí trong xã hội, tạo áp lực nặng nề cho các em học sinh. Chính vì vậy mỗi nhà trường cần phải có chương trình cụ thể, phân bổ việc học tập và giảng dạy phù hợp và khoa học, thường xuyên kiểm tra chất lượng học thêm, dạy thêm để nâng cao chất lượng đào tạo.

1.5.2. Quản lý giáo viên

Giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy trong trường học. Chính vì vậy công tác quản lý giáo viên đóng vai trò quan trọng và là cũng là ưu tiên hàng đầu trong các trường THCS.

Công tác này bao gồm:

* Xây dựng đội ngũ giáo viên

Muốn xây dựng đội ngũ giáo viên đủ về số lượng và mạnh về chất lượng, nhà trường cần có kế hoạch tổng thể nhằm phục vụ cho sự phát triển lâu dài của nhà trường. Mặt khác, công tác phân bổ GV phải hợp lý tránh tình trạng GV thừa môn này, thiếu môn khác. quản lý sát sao và nghiêm túc việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên. Bắt buộc GV tham gia tập huấn thay sách giáo khoa, tham gia bồi dưỡng

thường xuyên theo chu kỳ, có viết bài thu hoạch. Bên cạnh đó hiệu trưởng có kế hoạch để GV học nâng chuẩn; Khuyến khích học tin học, ngoại ngữ. Nhìn chung công tác quản lý việc tự học, tự bồi dưỡng của GV được hiệu trưởng các trường quan tâm đúng mức, kết quả mang lại tương đối tốt.

* Công tác kiểm tra đánh giá giáo viên.

Công tác kiểm tra đánh giá GV được thể hiện trong kế hoạch của ban giám hiệu nhà trường. Tuy nhiên việc thực hiện công tác này còn nhiều tồn tại ở hầu hết các trường, cụ thể một số trường chưa đánh giá đúng năng lực chuyên môn của cán bộ GV. Các chuẩn đánh giá, tiêu trí đánh giá chưa bám sát quy định chung và chưa rõ ràng, việc chỉ đạo còn chung chung, chưa cụ thể hóa nội dung kiểm tra, việc đánh giá, kiểm tra chất lượng giảng dạy còn mang tính hình thức. Công tác kiểm tra, đánh giá phân loại GV cần được chú trọng tránh ảnh hưởng tới công tác quy hoạch và nâng cao chất lượng đội ngũ GV.

Tóm lại mỗi nhà trường luôn chú trọng xây dựng khối đoàn kết, thống nhất cao, thương yêu giúp đỡ nhau trong giảng dạy cũng như trong công tác và sinh hoạt; chăm lo bồi dưỡng năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống lành mạnh, làm tấm gương cho học sinh noi theo.

Bồi dưỡng lòng nhiệt tình say mê nghề nghiệp, biết giữ gìn phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo trong mọi lúc mọi nơi; chăm lo đời sống vật chất, đời sống tinh thần cho cán bộ và giáo viên, đảm bảo đầy đủ kịp thời chế độ chính sách cho cán bộ giáo viên.

Thi đua thực hiện tốt cuộc vạn động và ký cam kết “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục; nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và nói không với việc học sinh ngồi nhầm lớp”, tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Dân chủ, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”. Triển khai và đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Đẩy mạnh công tác dân chủ trong trường học, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đảm bảo công bằng, khách quan và hợp lý.

Cùng với công tác quản lý giáo viên, quản lý học sinh cũng là một trong những thành tố cơ bản góp phần làm nên chất lượng đào tạo. “Học sinh là chủ thể của nhà trường; là đối tượng của quá trình dạy - học, giáo dục; là chủ thể của quá trình nhận thức, Do vậy, quản lý hoạt động học tập của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý quá trình dạy - học của hiệu trưởng” .

Công tác quản lý học sinh phải thực hiện từ việc theo dõi quản lý sĩ số học sinh đến việc phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường với phụ huynh học sinh quản lý con em mình ở ngoài nhà trường. Phát huy công tác tự quản lý của Đoàn TNCS trong nhà trường. Công tác tự quản của học sinh phải thường xuyên, liên tục, chủ động, không lệ thuộc vào hoạt động điều hành của lớp, của trường, của đoàn trường. Việc tìm ra các biện pháp để kích thích tâm lý của học sinh ham học, say mê học, có quyết tâm cao trong học tập đã có song thiếu tính sáng tạo, thiếu thường xuyên, cần phải được trải rộng được đến tất cả các đối tượng học sinh.

Vì học sinh chính là đối tượng cần giáo dục, đào tạo nên công tác quản lý học sinh càng có ý nghĩa quan trọng. Việc quản lý học sinh cần phải được thực hiện nghiêm túc theo hệ thống từ cao xuống thấp và theo những quy định, quy tắc và chuẩn mực nhất định.

Công tác này bao gồm rất nhiều các yếu tố như: quản lý chất lượng đầu vào của học sinh, quản lý giờ giấc học tập, thi cử, kết quả học tập, kết quả rèn luyện tư cách đạo đức… Chính vì vậy đòi hỏi mỗi trường cần phải có những biện pháp quản lý học sinh hợp lý, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh cũng như điều kiện phát triển thực tế của từng trường. Có như vậy chất lượng giảng dạy mới được nâng cao.

1.5.4. Quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Đối với trường THCS việc quản lý cơ sở vật chất đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Muốn quản lý tốt cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, cán bộ quản lý nhà trường cần phải nắm vững cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý để chỉ đạo công tác quản lý, sử

dụng CSVC – TBDH: Các tính năng, các yêu cầu kỹ thuật, các quy định trong quản lý, các quy chế...

Nắm vững các chức năng quản lý: Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các hoạt động liên quan đến CSVC – TBDH.

Nhà trường cần có kế hoạch và hành động quản lý, tổ chức và tạo điều kiện để mọi GV đều sử dụng thiết bị dạy học; Mỗi GV cần tự giác sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị. Khuyến khích sử dụng các phương tiện hiện đại, ứng dụng CNTT, khai thác internet để đổi mới PPDH.

Hiệu trưởng cần hướng tới các biện pháp quản lý để khai thác, sử dụng triệt để và có hiệu quả những thiết bị GD hiện có, được cấp, tự cung cấp, mặt khác, cần chú ý khai thác tiềm năng của GV trong việc sưu tầm các mẫu vật, tranh ảnh, trong việc làm ra các thiết bị dạy học. Vừa quan tâm cung cấp, đáp ứng yêu cầu thiết bị giáo dục, vừa chú ý, quản lý, kiểm tra, ngăn ngừa tình trạng không sử dụng hoặc sử dụng kém hiệu quả các thiết bị hiện có. Thường xuyên theo dõi, kiểm kê các loại thiết bị dạy học để có biện pháp.

1.5.5. Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục

Công tác xã hội hóa giáo dục góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng dạy và học, góp phần vào việc xây dựng nhà trường, góp phần đưa chất lượng giáo dục nhà trường càng nâng cao. Do đó, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục cũng là một khâu quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Tuy nhiên kế hoạch chỉ đạo công tác này cần phải xem xét, vận dụng phù hợp để tận dụng cao hơn nữa các nguồn lực cho sự phát triển sự nghiệp giáo dục của nhà trường nói riêng và của địa phương nói chung.

Kết luận Chương 1:

Chất lượng dạy học và công tác quản lý nâng cao chất lượng dạy học từ xưa đến nay vẫn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý, các nhà giáo dục và

nghiên cứu khoa học. Trong hướng tiếp cận đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục hiện nay, vấn đề này càng phải được xem xét, đặt ra ngay ở cấp cơ sở - các đơn vị trường học, đặc biệt là ở bậc THCS.

Với quan điểm như trên, Chương 1 của Luận văn đã trình bày khái quát bốn vấn đề: tình hình nghiên cứu đề tài; các khái niệm cơ bản; các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dạy học ở trường THCS và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng dạy học ở trường THCS. Đây là những vấn đề lý luận quan trọng làm cơ sở cho việc triển khai khảo sát thực trạng công tác quản lý chất lượng dạy học của một số trường THCS ở địa phương (Kỳ Sơn, Nghệ An) và đề xuất các giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học nói chung sẽ được trình bày trong các phần sau của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG THCS Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH NGHỆ AN

2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An.

Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An.

Vào tháng 10-1961, trước yêu cầu của công tác chỉ đạo thực tiễn ở miền núi, căn cứ vào tình hình từng vùng, tỉnh Nghệ An quyết định tách Tương Dương thành 2 huyện Tương Dương và Kỳ Sơn. Ban đầu có 12 xã, đến năm 2004 huyện có 20 xã và 1 thị trấn.

Kỳ Sơn có đường biên giới với nước bạn Lào dài 192 km, ba hướng bắc, tây và nam giáp 3 tỉnh (Huaphanh, Xiengkhuang, Borikhamxay) và 5 huyện (Xam Neua, Nong Het, Morkmay,Khamkheuth, Viengthong) của Lào.[1] Phía đông giáp với huyện Tương Dương.

Theo phòng thống kê thuộc UBND Huyện Kỳ Sơn năm 2007 thì Huyện Kỳ Sơn có diện tích 2.094,84 km2, với dân số là 65.881 người. Với đa phần là thuộc các bộ tộc Lào-Thái. Người Khơ Mú và người Mông đến Kỳ Sơn muộn hơn so với

người Thái, cách đây khoảng 300 năm, chủ yếu di cư từ Lào sang và sống ở vùng núi rẻo giữa và rẻo cao. Còn người Việt, chỉ tập trung tại thị trấn Mường Xén sau năm 1954 và đến nay vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ so với các dân tộc khác trong huyện.

Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy núi Pu Lai Leng thuộc xã Na Ngoi có đỉnh cao 2.711 m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365m), Pu Tông (2.345m), Pu Long (2.176m),...

Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125 km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km2 và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.

Trong những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã nỗ lực huy động mọi nguồn lực để củng cố mạng lưới giao thông trên địa bàn. Thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm, cùng với ngân sách của tỉnh, huyện, mỗi lao động trong huyện đã tự nguyện đóng góp 10 ngày công để gia cố và làm mới lại nhiều tuyến đường tới các xã, cụm và thôn bản. Nhờ đó, trong những năm qua, 9 tuyến đường quan trọng đã được khai thông. Năm 2003, 18/21 xã có đường ôtô vào đến trung tâm xã. Nhiều tuyến đường quan trọng khác cũng được triển khai thi công như: đường vành đai biên giới, hệ thống đường nối quốc lộ 7 với các xã phía nam huyện,...

Kỳ Sơn là một trong 3 huyện của Nghệ An được xếp vào nhóm các huyện nghèo của cả nước. Là một trong 9 huyện khó khăn của cả nước, năm 2003, Kỳ Sơn còn 45% hộ thuộc diện nghèo đói. Người dân trong huyện vẫn mang nặng tâm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý nâng cao chất lượng dạy học ở các trường Trung học cơ sở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w