Các phương thức thanh toán giữa các ngân hàng

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 30 - 32)

6.1 Thanh toán liên hàng nội bộ:

- Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống ngân hàng, xảy ra trên cơ sở thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ giữa các chủ thể (tổ chức, cá nhân) thanh toán mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau trong cùng một hệ thống hoặc thanh toán công nợ, chuyển vốn và điều hòa vốn trong nội bộ từng hệ thống ngân hàng.

- Hiện nay ở Việt nam áp dụng 2 phương pháp kiểm soát và đối chiếu để quá trình

TTLH được chính xác đó là “Kiểm soát tập trung, đối chiếu phân tán” và “Kiểm soát tập

trung, đối chiếu tập trung”. Theo 2 phương pháp này, thì ngoài 2 chi nhánh ngân hàng tham gia thanh toán còn có “Trung tâm thanh toán” làm nhiệm vụ kiểm soát, đối chiếu tất cả các lệnh chuyển tiền thanh toán trong cùng hệ thống và theo dõi nguồn vốn của các chi

nhánh để thực hiện thanh toán.

6.2 Thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng:

- Là phương thức thanh toán giữa các ngân hàng được thực hiện bằng cách bù trừ

tổng số phải thu, phải trả để thanh toán số chênh lệch (kết quả bù trừ). TTBT phát sinh

trên cơ sở các khoản tiền hàng hóa, dịch vụ của khách hàng mở tài khoản ở các ngân hàng khác nhau hoặc thanh toán vốn của bản thân ngân hàng. Tùy thuộc vào ph ơng pháp trao đổi chứng từ, truyền số liệu mà TTBT có thể tiến hành trên cơ sở chứng từ giấy (TTBT giấy) hay chứng từđiện tử(TTBT điện tử).

- Hiện nay, hoạt động thanh toán bù trừđược thực hiện theo hai hệ thống: Thanh toán bù trừ ở các chi nhánh tỉnh, thành phố trên địa bàn và thanh toán điện tử liên ngân hàng.

Page 29

- Phạm vi thanh toán bù trừ được thực hiện giữa các ngân hàng cung ứng dịch vụ

thanh toán khác hệ thống, cùng mở tài khoản tại một Chi nhánh NHNN, do Chi nhánh

NHNN đó tổ chức, chủ trì thanh toán bù trừ. Trường hợp TTBT giữa các ngân hàng

thương mại cùng hệ thống, thì ngân hàng thương mại cấp trên của hệ thống đó chỉ định một đơn vị tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trong hệ thống chủ trì thanh toán bù trừ.

* Nguyên tắc chung trong thanh tóan bù trừ:

- Có mở tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN hoặc một ngân hàng chủ trì nào đó trên địa bàn.

- Các thành viên phải tuân thủ và thực hiện đúng, đầy đủ các nguyên tắc tổ chức và kỹ thuật nghiệp vụ thanh toán bù trừnhư: Phải có văn bản đề nghị tham gia thanh toán bù trừ và cam kết chấp hành đúng các qui định trong TTBT; Phải lập đúng, đủ, kịp thời các giấy tờ trong giao dịch TTBT, đảm bảo số liệu chính xác, rõ ràng.

- Người được ủy quyền trực tiếp làm thủ tục TTBT và giao nhận chứng từ phải

đăng ký mẫu chữ ký của mình với các đơn vị thành viên và với ngân hàng chủ trì.

- Các đơn vị thành viên phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về các số liệu trên bảng kê chứng từ, bảng TTBT và các chứng từ kèm theo. Nếu để sai sót, lợi dụng gây tổn thất tài sản thì phải hoàn toàn chịu trách nhiệm bồi thường cho người thiệt hại.

- Ngân hàng chủ trì chịu trách nhiệm tổng hợp kết quả thanh toán của các đơn vị

thành viên và thanh tóan số chênh lệch bù trừ.

Khi tiến hành thanh tóan bù tr, nếu có chênh lch phát sinh thì các thành viên tham gia thanh toán phi tôn trng các nguyên tc:

- Mọi thành viên tham gia TTBT phải bảo đảm thanh tóan kịp thời, sòng phẳng số

chênh lệch phải thanh toán với ngân hàng chủ trì.

- Trường hợp thiếu khảnăng chi trả về TTBT thì thành viên đó phải nộp tiền mặt vào ngân hàng chủ trì hoặc xin vay ngân hàng chủ trì để thanh toán khoản thiếu hụt đó.

- Trường hợp không được vay TTBT thì Ngân hàng chủ trì sẽ chuyển số tiền thiếu khả năng thanh toán sang nợ quá hạn và phạt theo lãi suất nợ quá hạn. Nếu nợ quá hạn phát sinh liên tiếp 3 lần thì ngân hàng chủ trì đình chỉ quyền tham gia TTBT của thành

Page 30

6.3 Thanh toán qua tài khoản ti ền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN được áp dụng trong thanh toán qua lại giữa hai ngân hàng khác hệ thống đều có tài khoản tiền gửi tại chi nhánh NHNN (cùng hoặc khác chi nhánh).

6.4 Thanh tóan theo phương thức Ủy nhiệm thu hộ, chi hộ.

- Là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo sự thỏa thuận và cam kết với nhau, ngân hàng này sẽ thực hiện việc thu hộ hoặc chi hộ cho ngân hàng kia trên cơ sở

chứng từ thanh toán của các khách hàng có mở tài khoản tại ngân hàng kia.

- Các nghiệp vụ thanh toán thu hộ, chi hộđược hạch toán vào tài khoản thu hộ, chi hộ.

- Theo định kỳ hai ngân hàng sẽđối chiếu doanh số phát sinh và số dư tài khoản thu, chi hộđể thanh toán cho nhau và tất toán sốdư của tài khoản này.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán của ngân hàng thương mại Việt Nam (Trang 30 - 32)