Phân tích tình hình huy động vốn của ngân hàng – phân theo tiêu chí

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CÀ MAU (Trang 45 - 48)

nội tệ và ngoại tệ.

Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển, hội nhập kinh tế ngày càng mở

rộng, thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất, xuất nhập khẩu do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng vì vậy mà ngân hàng cần phân tích nguồn vốn huy động theo nội tệ và ngoại tệ để thấy rỏ

những điểm mạnh những điểm yếu trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịph thời và vạch ra chiến lược huy động vốn trong tương lai trên cơ sở phân tích này.

Lun văn tt nghip

Bảng 4: VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO NỘI TỆ VÀ NGOẠI TỆ

Đơn v tính: Triu đồng

( Nguồn: phòng kế hoạch kinh doanh)

2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005

CHỈ TIÊU STiốền TTrỷọng TiSốền TTrỷọng STiốền TrTỷọng TuyĐối ệt Tđốươi (%) ng TuyĐối ệt Tđốươi (%) ng

1. Nội Tệ 558.559 97,71 664.538 97,9 795.696 92,72 105.979 18,97 131.158 19,74

2. Ngoại Tệ 1.612 0,29 14.284 2,1 23.642 7,28 12.672 786,1 9.358 65,51

3.2.3.1. Phân tích vốn huy động nội tệ

Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng tăng qua các năm, và chiếm tỷ

trọng khá lớn trong tổng vốn huy động thừơng trên 92%. Năm 2005 vốn huy

động bằng nội tệ tăng 105.979triệu đồng tương ứng 18,97% so với năm 2004, năm 2006 tăng về tuyệt đối là 95.158triệu đồng, tương ứng là 14,32% so với năm 2005.

Nguyên nhân trong những năm gần đây do cạnh tranh trên nền kinh tế thị

trường nên công tác huy động vốn trong ngân hàng ngày càng được chú trọng nhiều hơn. Ngân hàng ngày càng mở rộng mạng lưới, đa dạng sản phẩm dịch vụ, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền, cải tiến thủ tục….. để thu hút vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế.

Một nguyên nhân không thể thiếu trong thành công của công tác huy động vốn tại ngân hàng đó là nhờ vào sự lãnh đạo linh hoạt của ban giám đốc, sự nỗ

lực của toàn thể cán bộ trong việc triển khai thực hiện các phương án huy động vốn.

3.2.3.2. Phân tích vốn huy động ngoại tệ

Vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng tăng qua các năm, năm 2005 vốn huy động bằng ngoại tệ của ngân hàng đạt 14.284 triệu đồng tăng 786,1% so với năm 2004 (tăng hơn 7 lần). Nguyên nhân do kinh tế ngày càng phát triển, đặc biệt tỉnh Cà Mau có thế mạnh về chế biến thuỷ sản xuất khẩu nên trên địa bàn tỉnh có nhiều nhà máy chế biến xuất nhập khẩu mọc lên, các doanh nghiệp xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, EU, Nhật đòi hỏi họ phải mở các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ tại ngân hàng vì vậy mà tiền gửi bằng ngoại tệ tăng lên.

0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000 700,000 800,000 900,000 2004 2005 2006 Ngoại tệ Nội tệ Tổng vốn huy động

Hình 10: Biểu đồ vốn huy động phân theo nội tệ và ngoại tệ

Bên cạnh đó do biến động của giá ngoại tệ một số khách hàng đã chuyển tiền gửi nội tệ sang gửi ngoại tệ góp phần làm tăng vốn huy động bằng ngoại tệ

của ngân hàng.

Tuy vốn huy động bằng ngoại tệ tăng qua các năm nhưng chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng vốn huy động. Ngân hàng cần có những giaỉ pháp thu hút vốn huy động bằng ngoại tệ do tiềm năng tiền nhàn rỗi bằng ngoại tệ trong nền kinh tế còn khá lớn như tiền gửi của Việt Kiều về cho thân nhân trong tỉnh, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoại tệ tăng do du lịch trong tỉnh ngày càng được chú trọng phát triển….

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP CHIẾN LƯỢC HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH TỈNH CÀ MAU (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)