Đặcđiểm vi phẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực vật và thành phần hóa học củ một loài thuộc chi stephania lour ở ninh thuận (Trang 28 - 31)

Đặc điểm vi phẫu thân (Hình 3.3):

Mặt cắt thân có thiết diện gần tròn.

Biểu bì (1): cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình chữ nhật đều, phía ngoài phủ cutin. Mô mềm vỏ (2): bắt màu đỏ khi nhuộm bằng đỏ son phèn, phân thành hai phần bởi cung mô cứng uốn lượn thành hình hoa thị 8 cánh, gồm 6 – 7 hàng tế bào

hình trứng kích thước không đều nhau, thành mỏng bằng cellulose , kích thước nhỏ hơn so với mô mềm vỏ phía trong mô cứng.

Đám mô mềm trong cung mô cứng (2): gồm 1 – 2 hàng tế bào, gồm những tế bào thành mỏng bằng cellulose, hình đa giác, không đều nhau, có kích thước lớn hơn tế bào mô mềm vỏ ngoài cung mô cứng.

Cung mô cứng (3) : gồm 3 – 6 hàng tế bào, thành dày hoá gỗ, bắt màu xanh, tế bào hình đa giác, kích thước không đều nhau, càng gần tâm tế bào mô cứng càng lớn. Mỗi cung mô cứng ứng với mỗi bó libe gỗ. Các cung mô cứng xếp liền nhau tạo thành vòng cung hình hoa thị, có 8 cung.

Bó libe gỗ cấp I (4): gồm 8 bó, kích thước không đều nhau. libe ở ngoài, bắt màu đỏ, gỗ ở trong, bắt màu xanh, gồm các tế bào hình tròn hoặc hình trứng, kích thước rất không đều nhau, giữa là một hàng tế bào thượng tầng (tầng phát sinh libe-gỗ).

Mô mềm ruột (5) : thành mỏng, hình tròn, kích thước không đều nhau, bắt màu đỏ.

1. Biểu bì. 2. Mô mềm vỏ. 3. Cung mô cứng. 4. Bó libe – gỗ.` 5. Mô mềm ruột. 6. Tia ruột.

Hình 3.3.Vi phẫu thân. Đặc điểm vi phẫu cuống lá (Hình 3.4)

Biểu b ì (1): cấu tạo bởi 1 hàng tế bào hình chữ nhật, đều, phía ngoài phủ cutin. Mô mềm vỏ (2): bắt màu đỏ, gồm 4 hàng tế bào hình đa giác, kích thước không đều,xếp xít nhau.

1

2 3 4 5

Vòng mô cứng (3): gồm 1 - 4 hàng tế bào nhiều cạnh, thành hoá gỗ, bắt màu xanh, mỗi cung mô cứng tương ứng với một bó libe, gỗ, các tế bào mô cứng xếp liền nhau tạo thành một vòng tròn uốn lượn hình hoa thị gồm 6 cung.

Bó libe gỗ (4): các bó không đều nhau, có 6 bó. Libe ở ngoài, bắt màu đỏ, xếp lộn xộn, hình bầu dục. Gỗ ở trong, bắt màu xanh, mạch bé dần vào ruột, tạo bó hình tam giác đỉnh quay vào trong.

Mô mềm ruột (5): bắt màu đỏ, tế bào thành mỏng, bằng cellulose, hình tròn không đều nhau.

1. Biểu bì. 2. Mô mềm vỏ. 3. Cung mô cứng. 4. Bó libe – gỗ. 5. Mô mềm ruột.

Hình 3.4. Vi phẫu cuống lá. Đặc điểm vi phẫu gân và phiến lá

Gân lá:(Hình 3.5)

Biểu bì trên và dưới (1a, 1b): gồm một hàng tế bào hình nhiều cạnh, xếp thành một hàng, phía ngoài phủ cutin, không đều nhau.

Mô dày (2): gồm 2 – 3 hàng tế bào,các tế bào thành dày, bắt màu đỏ.

Bó libe – gỗ (3): tạo thành bó nhỏ nằm chính giữa gân lá. Gỗ ở phía trên, gồm các tế bào hình tròn, thành dày, bắt màu xanh. Libe ở dưới, gồm các tế bào xếp xít nhau, bắt màu đỏ.

Tế bào tiết (4): gồm các tế bào nhú lên khỏi bề mặt lá, bắt màu đỏ. Có cả ở bề mặt gân lá và phiến lá. 2 3 4 5 1

Mô mềm (5): gồm các tế bào hình dạng bất định, thành mỏng bằng cellulose, bắt màu đỏ.

Phiến lá (Hình 3.5)

Biểu bì trên và dưới (6a, 6b): cấu tạo như phần gân lá.

Mô khuyết (7): cấu tạo từ những tế bào không đều nhau, để hở những khoảng gian bào.

Mô giậu (8):gồm một vài hàng tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn, vuông góc với hàng biểu bì trên.

1a, 1b. Biểu bì trên và dưới (gân lá). 2. Mô dày (gân lá). 3. Bó libe – gỗ (gân lá). 4. Tế bào tiết.

5. Mô mềm (gân lá). 6a, 6b. Biểu bì trên, dưới (phiến lá).

7. Mô khuyết. 8. Mô giậu.

Hình 3.5.Vi phẫu gân và phiến lá.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về thực vật và thành phần hóa học củ một loài thuộc chi stephania lour ở ninh thuận (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)