- Hàng ngày căn cứ vào các hoá đơn GTGT, PNK, PXK nguyên vật liệu kế toán ghi sổ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ nhật ký chung
o Sổ nhật ký chung là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian đồng thời phản ánh theo quan hệ đối ứng tài khoản, các số liệu trên sổ nhật ký chung được dùng làm căn cứ để ghi sổ cái các TK 152…
- Kết cấu và phương pháp ghi sổ
o Kết cấu sổ nhật ký chung được quy định thống nhất theo mẫu ban hành trong chế độ quyết định 15 ngày 20/03/2006
o Cột A ghi ngày tháng ghi sổ
o Cột B, C ghi số hiệu ngày, tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
o Cột D ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh của chứng từ kế toán
o Cột E đánh dấu các nghiệp vụ ghi sổ kế toán chung đã được ghi vào sổ cái o Cột G ghi số thứ tự của dòng nhật ký chung
o Cột H ghi số hiệu các tài khoản ghi nợ, ghi có theo định khoản kế toán các nghiệp vụ phát sinh. Tài khoản ghi nợ được ghi trước, tài khoản ghi có được ghi sau, mỗi tài khoản được ghi 1 dòng riêng
o Cột 1 ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi nợ o Cột 2 ghi số tiền phát sinh các tài khoản ghi có
o Cuối trang sổ cộng số phát sinh luỹ kế để chuyển sang đầu trang sau, đầu trang sổ ghi số cộng trang trước chuyển sang
o Về nguyên tắc, tất cả các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải ghi vào sổ nhật ký chung. Tuy nhiên trong trường hợp 1 hoặc 1 số đối tượng kế toán có số lượng phát sinh lớn để đơn giản và giảm bớt khối lượng ghi sổ cái, doanh nghiệp có thể mở các sổ nhật ký đặc biệt để ghi riêng các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến các đối tượng kế toán đó
o Các sổ nhật ký đặc biệt là 1 phần của sổ nhật ký chung nên phương pháp ghi chép tương tự như sổ nhật ký chung. Song để tránh sự trùng lặp các nghiệp vụ đã ghi vào sổ nhật ký đặc biệt thì không ghi vào sổ nhật ký chung. Trường hợp này căn cứ để ghi sổ cái là sổ nhật ký chung và các sổ nhật ký đặc biệt.
Đoàn lập - Tiên Lãng - Hải Ph òng (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Năm: 2011
Đơn vị tính: VNĐ
NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Đã
ghi STT dòng SH TK ĐƯ Số PS SH NT Nợ Có A B C D E G H 1 2
Số trang trước chuyển sang
15/09 15N 15/09 Mua xi măng chưa thanh
toán 1 152 133 331 17.475.000 1.747.500 19.222.500 19/09 20N 19/09 Nhập xi măng 2 152 133 111 18.012.000 1.801.200 19.813.200 20/09 16X 20/09 Xuát xi măng 3 154 152 18.012.000 18.012.000
20/09 22N 20/09 Trả tiền mua Inox 4
152 133 111 17.947.800 1.794.780 19.742.580 22/09 18X 22/09 Xuất Inox cho công
trình 5
154
152 17.947.800 17.947.800
22/09 25N 21/09 Trả tiền mua tôn mạ
màu 6 152 133 111 18.150.000 1.815.000 19.965.000 22/09 20X 21/09 Xuất tôn mạ màu cho
công trình 7
154
152 18.150.000 18.150.000
26/09 35N 26/09 Mua thép chưa thanh
toán 8 152 133 331 18.139.000 1.813.900 19.952.900
30/09 40N 30/09 Mua sơn chưa thanh
toán 9 152 133 331 17.680.000 1.768.000 19.448.000
Cộng chuyển trang sau 10 113.613.580 113.613.580
Sổ này có 03 trang. Ngày mở sổ: 01/09/2011
Ngày 30 tháng 09 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
2.2.3.2 Sổ nhật ký mua hàng:
Sổ nhật ký mua hàng là sổ ghi chép các nghiệp vụ mua hàng của đơn vị
Cơ sở lập sổ nhật ký mua hàng: căn cứ hoá đơn GTGT, mỗi một nghiệp vụ phát sinh nhập hàng, được ghi vào một dòng trên sổ nhật ký mua hàng
Phương pháp ghi sổ: Cột A ghi ngày tháng ghi sổ
Cột B, C ghi số hiệu ngày tháng lập của chứng từ kế toán dùng làm căn cứ ghi sổ
Cột D ghi tóm tắt nghiệp vụ phát sinh của chứng từ kế toán Cột 1, 2, 3 ghi nợ các TK 152
Cột 4 ghi số tiền phải trả người bán tương ứng với số hàng đã mua
Cuối trang sổ, cộng sổ luỹ kế để chuyển sang trang sau, đầu trang sổ ghi số cộng trang trước chuyển sang
Công ty TNHH Biên Thùy
Đoàn lập - Tiên Lãng - Hải Ph òng
Mẫu số: S03a3- DNN
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC) SỔ NHẬT KÝ MUA HÀNG Tháng 09 năm 2011 ĐVT: Đồng Ngày tháng Chứng từ SH NT NVL 152 Tài khoản khác SH Số tiền 15/09 15N 15/09 Mua xi măng chưa
thanh toán
17.475.000
133 1.747.500 19.222.500
20/09 20N 20/09 Mua xi măng 18.012.000 133 1.801.200 19.813.200
21/09 22N 21/09 Mua Inox 17.947.800 133 1.794.780 19.742.000
22/09 25N 22/09 Mua tôn mạ màu 18.150.000 133 1.815.000 19.965.000
26/09 35N 26/09 Mua thép chưa thanh
toán 18.139.000 133 1.813.900 19.952.900
30/09 40N 30/09
Mua sơn chưa thanh
toán 17.680.000 133 1.768.000 19.448.000 Cộng chuyển trang sau 107.403.80 0 10.740.380 118.026.800 Ngày 30 tháng 09 năm 2011 Người ghi sổ (Ký, họ tên) Kế toán trưởng (Ký, họ tên) Giám đốc (Ký, họ tên đóng dấu)
2.2.3.3 Sổ chi tiết thanh toán với người bán: Sổ này dùng để theo dõi việc thanh toán với người bán theo từng đối tượng và từng thời hạn thanh toán.
Sổ chi tiết thanh toán với người bán được mở theo từng TK, theo từng đối tượng thanh toán
Cột A ghi ngày tháng năm ghi sổ
Cột B, C ghi số hiệu ngày tháng của chứng từ dùng để ghi sổ Cột D ghi nội dung của nghiệp vụ kinh tế PS
Cột E ghi số hiệu TKĐƯ
Cột 1 ghi thời hạn được hưởng chiết khấu thanh toán trên hoá đơn mua hàng Cột 2, 3 ghi số PS bên Nợ hoặc số PS bên Có của TK
Cột 4, 5 ghi số dư bên Nợ hoặc số dư bên Có của từng TK sau từng nghiệp vụ thanh toán
2.2.3.4 Sổ cái TK152.
Cơ sở lập sổ: căn cứ vào nhật ký chung hoặc nhật ký mua hàng, kế toán phản ánh vào sổ cái TK152 và cuối tháng cộng sổ cái các TK để ghi vào bảng cân đối số phát sinh
Phương pháp ghi sổ: Cột A ghi ngày tháng ghi sổ
Cột B, C ghi số hiệu ngày tháng lập của chứng từ kế toán được dùng làm căn cứ ghi sổ
Cột D ghi tóm tắt nội dung nghiệp vụ phát sinh
Cột E ghi số trang của sổ nhật ký chung đã ghi vào nghiệp vụ này Cột G ghi số dòng của sổ nhật ký chung đã ghi nghiệp vụ này
Cột H ghi số hiệu của các TKĐƯ liên quan đến nghiệp vụ phát sinh với TK trang số cái này (TK ghi Nợ trước, TK ghi Có sau)
Cột 1, 2 ghi số tiền phát sinh bên Nợ hoặc bên Có của TK theo từng nghiệp vụ kinh tế
Đầu tháng ghi số dư đầu kỳ của TK vào dòng đầu tiên, cột số dư (Nợ hoặc Có). Cuối tháng cộng số PS Nợ, số PS Có, tính ra số dư và cộng luỹ kế số PS từ đầu quý của từng TK để làm căn cứ lập bảng cân đối số PS và báo cáo tài chính
Đơn vị: Công ty TNHH Biên Thùy Mẫu số: S03b- DNN
Địa chỉ: Đoàn lập – Tiên Lãng – HP (Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ- BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
SỔ CÁI Năm: 2011
Tên tài khoản: Nguyên vật liệu Số hiệu: 152 NT ghi sổ Chứng từ Diễn giải Số hiệu TKĐ Ư Số hiệu Ngày tháng Trang sổ STT dòng Nợ Có A B C D E G H
Số dư đầu năm 107.728.000
15/09 15N 15/09 Mua xi măng chưa
thanh toán 1 133 331 1.747.500 19.222.500 19/09 20N 19/09 Nhập xi măng 2 133 111 1.801.200 19.813.200 20/09 16X 20/09 Xuất xi măng 3 154 18.012.000
20/09 22N 20/09 Trả tiền mua Inox 4 133
111 1.794.780
19.742.580 22/09 18X 22/09 Xuất Inox cho công
trình 5
154
17.947.800
22/09 25N 21/09 Trả tiền mua tôn mạ
màu 6
133
111 1.815.000
19.965.000 22/09 20X 21/09 Xuất tôn mạ màu cho
công trình 7
154
18.150.000
26/09 35N 26/09 Mua thép chưa thanh
toán 8
133
331 1.813.900 19.952.900
30/09 40N 30/09 Mua sơn chưa thanh
toán 9 133 331 1.768.000 19.448.000 Cộng phát sinh trong tháng 63.082.800 118.026.000 Số dư cuối tháng 52.784.800
Ngày mở sổ: 01/09 Ngày 30 tháng 09 năm 2011
Người ghi sổ Kế toán trưởng Giám đốc
2.3.Nhận xét thực trạng công tác hạch toán nguyên vật liệu tại Công ty TNHH Biên Thùy.
2.3.1 Kết quả đạt được
Nhìn chung, việc sử dụng nguyên vật liệu công ty TNHH Biên Thùy trong thời gian qua đã đạt được những kết quả đáng khích lệ.
Trong công tác thực hiện định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, công ty đã thực hiện tốt và tiết kiệm đáng kể lượng nguyên vật liệu tiêu hao, nâng cao hệ số sử dụng nguyên vật liệu góp phần giảm bớt chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Công ty cũng đã có nhiều biện pháp để giảm bớt phế liệu, phế phẩm, triệt để thu hồi và tận dụng phế liệu, phế phẩm như: cải tiến máy móc thiết bị, nâng cao năng lực trình độ của đội ngũ lao động, thực hiện chế độ thưởng phạt, gắn trách nhiệm với quyền lợi khuyến khích người lao động tham gia vào việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu. Công ty đã có nhiều hình thức để phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật cho cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó, công ty đã tích cực nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác thu mua nguyên vật liệu, quản lý kho, cấp phát và thanh quyết toán nguyên vật liệu. Với một thời gian hoạt động, cùng với sự trưởng thành và phát triển của ngành XDCB cũng như các ngành xây dựng kinh tế khác. Công ty TNHH Biên Thùy đã không ngừng lớn mạnh và có nhiều thành tích trong công tác quản lý sản xuất và quản lý tài chính, Công ty ngày càng có sự chín chắn, kinh nghiệm trong công tác quản lý của mình, luôn tìm tòi, khám phá cái mới để phục vụ tốt cho công việc. Công ty đã không ngừng mở rộng quy mô sản xuất cả về bề rộng lẫn bề sâu. Để đạt được kết quả sản xuất kinh doanh hiện nay là cả một quá trình phấn đấu liên tục của Ban Giám Đốc và tập thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty đã trở thành đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ quá trình phát triển của Công ty. Nhờ có bộ máy quản lý gọn nhẹ, các phòng chức năng làm việc có hiệu quả nên đã giúp cho Giám đốc Công ty trong việc kiểm tra, giám sát thi công các công trình, nắm bắt kịp thời tình hình hoạt động của các phòng ban, các đội ngũ sản xuất và sự biến động thường xuyên của thị trường, đảm bảo cho quá trình thi công xây dựng các công trình đạt hiệu quả cao
2.3.2. Những hạn chế trong việc sử dụng nguyên vật liệu tại Công ty
Việc áp dụng chế độ kế toán mới không thể hoàn thiện ngay trong một sớm một chiều đối với Công ty TNHH Biên Thùy cũng như đối với nhiều doanh nghiệp khác. Do vậy, mặc dù có nhiều cố gắng trong công tác kế toán không khỏi có những hạn chế nhất định, bên cạnh một số ưu điểm nêu trên vẫn còn những hạn chế nhất định và cần hoàn thiện như sau:
3.2.1. Về công tác quản lý vật liệu.
Vật liệu của công ty bao gồm nhiều loại, quy cách khách nhau, khó có thể nhớ hết được nhưng công ty lại chưa sử dụng Sổ danh điểm vật tư được dễ dàng, chặt chẽ nhất là tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng máy vi tính và công tác vật tư sau này.
3.2.2. Về công tác kế toán chi tiết vật liệu.
Cụ thể là đối với công việc ghi chép sổ chi tiết vật tư.
Do kế toán ghi sổ theo chỉ tiêu giá trị, theo nhóm, loại vật liệu nên số kế toán không cho phép nhận biết sự biến động và số hiện có của từng thứ vật liệu. Mặt khác, khi đối chiếu kiểm tra số liệu ở sổ số dư và bảng tổng hợp nhập, xuất nếu không khớp đúng thì việc kiểm tra để phát hiện sự nhầm lẫn, sai sót trong việc ghi sổ sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp, tốn nhiều công sức.
Định mức tiêu dùng NVL thiếu chính xác, không sát với thực tế.
Trong quá trình sử dụng nguyên vật liệu, công nhân để lãng phí nhiều nguyên vật liệu, tỷ lệ phế liệu, phế phẩm thu hồi và tái sử dụng không cao.
Nguyên vật liệu thu mua đôi khi chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng, chưa đủ số lượng và chưa đúng tiến độ. Đó là do công tác hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu còn yếu kém.
Công tác quản lý kho, thanh quyết toán nguyên vật liệu cũng còn nhiều bất cập, sổ sách đôi khi không rõ ràng, thanh quyết toán nguyên vật liệu chậm.
2.3.3 Nguyên nhân.
- Do sự yếu kém trong công tác xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu, không sửa đổi kịp thời khi có sự biến động tình hình thực tế của công ty cũng như tình hình chung của ngành vật liệu xây dựng trở nên lạc hậu không sát với thực tế.
- Do công ty chưa thực hiện có hiệu quả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động. Trình độ quản lý vật tư còn thấp, ý thức trách nhiệm của công nhân chưa cao cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản cản trở việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty. Thực tế đòi hỏi công ty phải tìm hiểu rõ nguyên nhân đồng thời có những giải pháp thiết thực để nâng cao tiết kiệm nguyên vật liệu tại công ty.
CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT, Ý KIẾN KIẾN NGHỊ GIÚP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TẠI CÔNG TY TNHH BIÊN THÙY.
3.1. Định hướng chung
Mục tiêu
Để theo kịp với đà phát triển chung của nền kinh tế, cũng như xu hướng phát triển của ngành xây dựng, công ty đã xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong thời gian tới với mục tiêu là nâng cao doanh thu, mở rộng thị trường, giảm bớt các khoản phải thu, phải trả nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. Cụ thể trong giai đoạn 2006 – 2011 công ty dự kiến phấn đấu mức doanh thu tăng trưởng bình quân hàng năm từ 10% - 12% so với năm trước, lợi nhuận tăng 10% – 15% mỗi năm.
Năm 2008 là năm thứ 2 của giai đoạn 5 năm 2006 – 2011. Đây là năm có ý nghĩa chiến lược trong việc thực hiện thành công kế hoạch 5 năm, cũng như tạo ra động lực và dấu ấn mạnh mẽ trong phát triển kinh tế xã hội.
Chỉ tiêu kế hoạch cụ thể của công ty năm 2008 như sau: Doanh thu: dự kiến doanh thu đạt 20 tỷ đồng
Lợi nhuận: dự kiến lợi nhuận sau thuế đạt 550 triệu đồng Nộp ngân sách: dự kiến nộp ngân sách 300 triệu đồng. Thu nhập bình quân đầu người: 2 triệu đồng/người/tháng.
Các năm tiếp theo (2008 – 2011) công ty tiếp tục khai thác triệt để các tiềm năng của đất nước, nâng cao hiệu quả kinh tế, sức cạnh tranh, tiếp tục thực hiện mục tiêu ổn định và phát triển bền vững.
Định hướng:
Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới là:
- Về thị trường: công ty tiếp tục mở rộng thị trường, tìm kiếm và tham gia đấu thầu các công trình và hạng mục công trình của mọi thành phần đầu tư.
- Về nguồn nhân lực: công ty tiến hành đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên để đáp ứng đòi hỏi khắc khe của thị trường, không ngừng nâng cao chất lượng công trình. thêm vào đó công ty chủ trương trẻ hoá đội