Giải pháp sử dụng nhiên liệu sạch

Một phần của tài liệu tiểu luận quản li môi trường và khu đô thị công nghiệp (Trang 37 - 41)

Các giải pháp kĩ thuật cải thiện quá trình cháy và tăng cƣờng xử lý trên đƣờng xả chƣa đủ để làm giảm một cách triệt để nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải động cơ đốt trong.

Do đó, để nâng cao hiệu quả của việc chống ô nhiễm môi trƣờng do phƣơng tiện vận tải gây ra, chúng ta cần tác động đến nhiên liệu: nâng cao tính năng của nhiên liệu truyền thống hoặc sử dụng các loại nhiên liệu „sạch‟. Sử dụng nguồn nhiên liệu khí để chạy động cơ ngoài việc đa dạng hóa nguồn năng lƣợng còn góp phần đáng kể vào

Nhiên liệu sạch có thể sử dụng là LPG và CNG.

- LPG thực chất là khí dầu mỏ hóa lỏng, có thành phần chủ yếu là propane (C3H8) và butane (C4H10), tồn tại dƣới dạng lỏng với áp suất khoảng 7 atm.

- CNG là khí thiên nhiên nén, thành phần chủ yếu là metane (CH4) đƣợc lấy từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ.

Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này không giải phóng nhiều khí độc nhƣ NO, CO..., và hầu nhƣ không phát sinh bụi. Ngoài ra, chúng cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí, do đó kéo dài đƣợc chu kỳ bảo dƣỡng động cơ và khi cháy không tạo màng.

Theo nhận định CNG có thể sẽ là tƣơng lai của ngành công nghệ dầu khí, bởi nhiên liệu này có thành phần là metane, điều kiện cháy lý tƣởng hơn propane và butan. CNG đạt chỉ số nén là 120 so với 110 của LPG, trong khi loại xăng cao cấp nhất cũng chỉ đạt 95. Ngoài ra, giá đầu ra của CNG là 3.000 đồng/m3

. Đồng thời, so với xăng có nhiệt độ cháy là 2550

C, khí nén methane cháy ở nhiệt độ lên đến 6500

C và nhẹ hơn không khí (tỷ trọng 0,72kg/m3) nên khó bắt cháy hơn. Methane dễ phát tán, không tích tụ nhƣ hơi xăng, khi bị rò rỉ ra môi trƣờng không khí, nguy cơ hỏa hoạn của methane chƣa bằng một nửa xăng, dầu nên hạn chế nguy cơ cháy nổ.

Đồng thời, khí thải của methane ít Carbon Dioxide và HC hơn so với xăng, thải ít chất hạt hơn so với diesel. Nhƣ vậy, sử dụng nhiên liệu khí nén methanecó độ an toàn và sạch hơn so với xăng, dầu diesel đang dùng cho xe buýt hiện nay.

Để sử dụng hai loại nhiên liệu này, các phƣơng tiện phải đƣợc gắn thêm một thiết bị hoặc bộ chuyển đổi. Đây là một hệ thống hoàn toàn khép kín, đơn giản và không làm thay đổi cấu trúc ban đầu của phƣơng tiện. Tất cả các loại phƣơng tiện cơ giới sử dụng động cơ đốt trong (dùng bộ chế hòa khí hay hệ thống phun xăng điện tử) đều có thể chuyển sang dùng nhiên liệu khí.

Có 3 dạng chuyển đổi:

- Chuyển đổi song song nhiên liệu: phƣơng tiện trang bị động cơ xăng sau khi chuyển đổi có thể đồng thời chạy bằng cả xăng và khí.

- Chuyển đổi đơn nhiên liệu: phƣơng tiện lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi chỉ có thể sử dụng nhiên liệu khí.

- Chuyển đổi đồng nhiên liệu: xe lắp động cơ diesel sau khi chuyển đổi sử dụng cả diesel và nhiên liệu khí, trong đó diesel đóng vai trò làm mồi.

Tùy thuộc từng kiểu xe, bình chứa khí sẽ ảnh hƣởng ở mức độ khác nhau đến thể tích khoang xe. Ví dụ nhƣ dòng xe sedan sẽ mất khoảng 10-15% thể tích khoang chứa đồ. Tuy nhiên, với một số loại xe, có thể lắp bình chứa bên ngoài hoặc lắp vào hộc đựng bánh dự phòng.

Hình 3-2: Một bình khí CNG đặt trong xe

Áp dụng đối với khu vực Thành phố Hồ Chí Minh

Cách thức áp dụng:

Đối với hiện trạng giao thông của thành phố, việc chuyển đổi sẽ đƣợc thực hiện bằng 3 phƣơng pháp, nhƣ:

- Phƣơng pháp lắp thêm bộ chuyển đổi. - Phƣơng pháp thay thế động cơ CNG.

- Đầu tƣ mua mới xe buýt sử dụng CNG bằng cách chuyển đổi dần dần số xe buýt loại lớn (B80) và loại trung (B55) sang sử dụng CNG.

Hiện trạng áp dụng:

Tp.Hồ Chí Minh đã phối hợp với Công ty cổ phần Kinh doanh khí hóa lỏng miền Nam thực hiện dự án án “Ứng dụng kế hoạch nghiên cứu ứng dụng khí nén thiên nhiên (CNG) trong hoạt động vận tải hành khách công cộng tại TP.HCM”. Chƣơng trình còn có sự phối hợp của Tập đoàn Sunjin (Hàn Quốc). Đây là một trong những doanh nghiệp lớn về vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt với hơn 90% số lƣợng xe buýt sử dụng CNG.

Theo đó, lộ trình thực hiện sẽ là:

- Năm 2009, 38 xe buýt tại TP.HCM sẽ đƣợc chuyển từ sử dụng dầu diesel sang khí nén thiên nhiên.

- Cuối năm 2009 sẽ từng bƣớc làm hệ thống đại trà cho toàn thành phố. Sau đó, sẽ tiến hành ứng dụng vào các hệ thống giao thông khác nhƣ taxi, xe tƣ nhân, xe tải…

- Cuối năm 2010, 800 xe khác cũng bắt đầu dùng nhiên liệu này.

Hai tuyến xe đƣợc chong làm thí điểm là: tuyến số 30 với lộ trình Chợ Tân Hƣơng - Suối Tiên và tuyến số 91 lộ trình Bến xe Miền Tây - Chợ Nông sản Thủ Đức).

Để tiến hành thực hiện từ tháng 1 năm 2009, chiếc xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG đã đƣợc Hợp tác xã vận tải thành phố nhập về. Đây là loại B80 có 50 chỗ ngồi với giá khoảng 800 triệu đồng. Thế nhƣng, cho đến nay, việc ứng dụng xe buýt sử dụng nhiên liệu sạch này cũng chỉ mới dừng ở mức chạy thử nghiệm lòng vòng trong bãi giữ xe…

Hình 3-3: Xe buyt chạy bằng CNG

Những khó khăn khi thực hiện:

Nguyên nhân theo ông Hải, là do chƣa tìm đƣợc nguồn cung cấp nhiên liệu khí CNG dành cho loại xe này. Hiện nay hoạt động của hai chiếc xe đang phụ thuộc vào khối lƣợng khí mà nhà sản xuất đã nạp sẵn khi bán xe.

- Việc đầu tƣ cho các hệ thống xe ôtô buýt cũng nhƣ phƣơng tiện giao thông vận tải sử dụng CNG đòi hỏi vốn đầu tƣ lớn.

- Đồng thời hiện nay Thành phố chƣa có một hệ thống cung cấp nhiên liệu tƣơng tự nhƣ các trạm bán xăng.

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam có khả năng cung cấp CNG cho xe buýt tại TP.HCM trong năm 2009 khoảng 50 triệu m3 và đến năm 2010 là hơn 120 triệu m3/năm. Sẽ có 3 nguồn cung cấp CNG cho ôtô bus tại TP.HCM là:

- Từ nhà máy Dinh Cố (KCN Phú Mỹ) đến các nhà máy sản xuất CNG vào đầu năm 2009 với sản lƣợng 50 triệum3/năm.

- Nguồn thứ 2 đƣợc cung cấp từ các nguồn khí thu gom các mỏ dầu khí ngoài khơi Việt Nam, đƣa về bờ tách lọc, xử lý tại KCN Gò Dầu, tỉnh Đồng Nai, dự kiến khai thác vào đầu năm 2010 với sản lƣợng 50-70 triệu m3/năm.

- Nguồn thứ 3 từ kho lạnh Tây Nam, KCN Hiệp Phƣớc TP.HCM. Dự kiến khai thác vào năm 2012.

Các chính sách hỗ trợ:

Với những khó khăn trong việc triển khai thực hiện, Thành phố cùng các sở ban ngành cần phồi hợp thực hiện, đua ra các chính sách hỗ trợ cho chủ đầu tƣ về tài chính, thuế, kỹ thuật và chính sách. Cụ thể:

- Thành phố cần hỗ trợ một phần chi phí mua xe sử dụng khí CNG;

- Cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp để chuyển đổi hoặc mua mới phƣơng tiện;

- Cho phép doanh nghiệp xe buýt đƣợc giữ lại phần chênh lệch chi phí về nhiên liệu giữa dầu DO và CNG cho đến khi bù đắp đƣợc phần đầu tƣ ban đầu đối với xe buýt sử dụng nhiên liệu CNG.

- Miễn thuế nhập khẩu đối với khí thiên nhiên ứng dụng vào giao thông vận tải. Đồng thời, miễn thuế cho tất cả các doanh nghiệp đầu tƣ xe ôtô buýt chuyển đổi sang sử dụng CNG.

- Ngoài ra, để phát triển xe buýt sử dụng khí CNG

- đồng bộ trên địa bàn TPHCM, nhất thiết phải quy định bắt buộc đối với các xe buýt mới có sức chở lớn phải sử dụng nhiên liệu CNG. Có nhƣ vậy việc chuyển đổi mới diễn ra nhanh chóng, triệt để

- Riêng đối với từng cá nhân, Thành phố cần tiến hành hỗ trợ bằng cách tặng không bộ chuyển đổi cho những cá nhân đăng ký đầu tiên, và hỗ trợ 50% giá trị bộ chuyển đổi đối với những cá nhân tiếp theo.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản li môi trường và khu đô thị công nghiệp (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)