PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGUỒN VỐN TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÒA THỌ 1.Phân tích tính tự chủ về tài chính của tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chinh và cân bằng tài chính doanh nghiệp (Trang 35 - 38)

1. Phân tích tính tự chủ về tài chính của tổng công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

Để phân tích tính tự chủ về tài chính của công ty ta sử dụng bảng số liệu sau: Bảng 2: Bảng phân tích tính tự chủ về tài chính của tổng công ty

Năm

2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu chênh lệch % chênh lệch %

1. Tổng nguồn vốn 574,634,218,245 570,258,298,509 709,577,664,841 -4,375,919,736 -0.76% 139,319,366,332 24.43%

2.Nợ phải trả 463,149,235,298 432,557,539,808 501,893,489,263 -30,591,695,490 -6.61% 69,335,949,455 16.03%

3.Vốn chủ sở hữu 111,484,892,947 137,700,758,701 207,684,175,578 26,215,865,754 23.52% 96,199,282,631 86.29%

4.Tỉ suất nợ (4) =(2):(1) 80.60% 75.85% 70.73% -4.75% -5.89% -5.12% -6.75%

5.Tỉ suất tự tài trợ (5)=(3):(1) 19.40% 24.15% 29.27% 4.75% 24.46% 5.12% 21.21%

6.Tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu

(6)=(2):(3) 4.15 3.14 2.42 -1.01

-

24.39% -0.72

- 23.07% Biểu đồ 3 : Biểu đồ thể hiện tỉ suất nợ, tỉ suất tự tài trợ

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 36

Nhìn vào bảng phân tích và biểu đồ, ta thấy nợ phải trả của công ty chiếm trên 70% tổng nguồn vốn. Tỷ suất nợ cao thể hiện mức độ phụ thuộc của công ty vào các chủ nợ nhiều, khả năng tiếp nhận các khoản nợ vay nợ càng khó, nhƣng có xu hƣớng giảm đều qua các năm. Nguyên nhân là do năm 2009, tỉ suất nợ là cao nhất là 80.6% vì do ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng tài chính của năm 2008, nhà nƣớc thắt chặt chính sách tiền tệ, thắt chặt cho vay và thêm vào đó là đợt phát hành này, không đƣợc bảo lãnh phát hành nên cổ phiếu không đƣợc chào bán hết, tổng công ty chủ yếu sử dụng nợ để đầu tƣ cho hoạt động sản xuất. Năm 2010, 2011 tỉ suất nợ giảm là do doanh nghiệp bổ sung vốn chủ sở hữu bằng cách phát hành thêm cổ phiếu. Với tỉ lệ nợ cao nhƣ vậy, công ty đang nằm trong tình trạng thiếu vốn và khả năng tự chủ về tài chính vẫn còn thấp, chịu sức ép từ phía các chủ nợ nhƣng tình hình đã đƣợc cải thiện tuy tốc độ vẫn còn chậm.

Qua những chỉ tiêu trên về cấu trúc nguồn vốn ta thấy đƣợc thấy tƣ tƣởng chủ đạo của chính sách tài trợ của công ty là huy động phần lớn là nợ. Mặc khác, tỉ suất nợ giảm qua ba năm mà nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng. Ðể kiềm chế lạm phát, chính phủ cũng đã kiên quyết thực hiện các chính sách thắt chặt tiền tệ thông qua việc liên tục nâng các lãi suất chủ chốt, mà doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nên cần rất nhiều vốn. Bên cạnh đó, công ty có lợi thế doanh thu qua ba năm tăng trƣởng khá mạnh, điều này làm cho lãi cơ bản trên cổ phiếu trong ba năm tăng, nên khả năng khi công ty chào bán thêm cổ phần tăng vốn, số lƣợng cổ phiếu lƣu hành trên thị trƣờng của công ty cũng đƣợc gia tăng lên tƣơng ứng.

Tất nhiên, quyết định này sẽ mang đến lợi ích cho công ty vì chính sách tài trợ phần lớn bởi nợ trong ba năm qua sẽ làm giảm đi tính linh hoạt trong huy động vốn những năm sau đó. Với tỷ suất nợ cao này khả năng vay thêm vốn ở các ngân hàng cực kỳ khó khăn. Lúc này, chỉ còn có cách trông chờ vào vốn chủ sỡ hữu mà vốn chủ sỡ hữu rất khó huy một cách nhanh chóng sẽ dẫn đến công ty không có đủ vốn kip thời để nhận dự án, dẫn đến công ty mất đi cơ hội tăng trƣởng. Vì vậy, cần có biện pháp giảm tỷ suất nợ và tăng tỉ suất tự tài trợ (bằng cách tăng vốn chủ sở hữu chứ không phải làm giảm quy mô tài sản) để chuẩn bị cho những cơ hội sắp đến trong tƣơng lai.

Để có nhận xét hợp lý hơn về tính tự chủ về tài chính và sự phù hợp của chính sách tài trợ ta tiếp tục xem xét cơ cấu nợ phải trả của công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ.

Sau đây là bảng số liệu về cơ cấu nợ phải trả của công ty.

Bảng 3: Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu nợ tại công ty cổ phần dệt may Hòa Thọ

Ta thấy trong ba năm, tỷ suất nợ ngắn hạn luôn chiếm một mức cao, có xu hƣớng giảm qua ba năm. Nguyên nhân: năm 2010 khoản ứng trƣớc ngƣời bán giảm 10 tỷ đồng, khoản vay và nợ ngắn hạn của các ngân hàng giảm 66 tỷ đồng. Mặc dù, khoản ngƣời mua ứng trƣớc tiền tăng 10 tỷ đồng, phải trả cho nhân viên tăng hơn 42 tỷ đồng. Nhƣ vậy, khoản nợ ngắn hạn giảm do việc sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả khá tốt nên doanh nghiệp đã thanh toán đƣợc một số khoản vay ngắn hạn và trong năm ngân hàng đƣa ra một mức tỷ suất nợ giới hạn cho việc vay phòng ngừa rủi ro nên công ty kho tiếp cận các khoản vay.

Nợ dài hạn năm 2009 là trên 125 tỷ đồng, đến năm 2010 giảm xuống còn 121.9 tỷ đồng và đến năm 2011 lại tăng lên 39.3 tỷ đồng. Nguyên nhân là năm 2011 có sự hổ trợ vốn của Thành phố Ðà Nẵng, qua đó đã đƣợc Quỹ đầu tƣ phát triển TP Ðà Nẵng cho vay ngắn hạn và dài hạn 5,817 tỷ đồng và thanh toán các khoản nợ phải trả cho nhân viên hơn 24 tỷ đồng, nhằm nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần cho ngƣời lao động, làm cho họ thật sự gắn bó lâu dài với Tổng Công ty.

Cùng với sự gia tăng của khoản nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty cũng tăng theo, cụ thể nguồn vốn chủ sở hữu từ năm 2009 đến năm 2011 lần lƣợt là: 111.5 tỷ đồng, 137.7 tỷ đồng và 207.6 tỷ đồng. Sự tăng lên này chủ yếu là do nguồn vốn kinh doanh của công ty tăng lên, tăng các quỹ đầu tƣ và một phần từ lợi nhuận của hoạt đông sản xuất kinh doanh của công ty.

Năm

2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010 Chỉ tiêu chênh lệch % chênh lệch % Chỉ tiêu chênh lệch % chênh lệch % I. Nợ phải trả 463,149,235,298 432,557,539,808 501,893,489,263 -30,591,695,490 -6.61% 69,335,949,455 16.03% 1. Nợ ngắn hạn 337,869,748,962 310,634,981,917 340,708,169,361 -27,234,767,045 -8.06% 30,073,187,444 9.68% a. Vay và nợ ngắn hạn 203,843,287,983 137,766,415,906 190,022,578,616 -66,076,872,077 -32.42% 52,256,162,710 37.93% b. Phải trả ngƣời bán 98,335,908,238 88,217,272,126 90,549,016,922 -10,118,636,112 -10.29% 2,331,744,796 2.64% c. Ngƣời mua trả trƣớc 1,539,829,307 11,365,902,661 8,040,685,979 9,826,073,354 638.13% -3,325,216,682 -29.26% d. Thuế và các khoản nộp thuế nhà nƣớc 1,980,331,586 583,259,668 1,449,531,731 -1,397,071,918 -70.55% 866,272,063 148.52% e. Phải trả cho các nhân viên 22,338,574,837 64,121,960,117 40,058,413,678 41,783,385,280 187.05% -24,063,546,439 -37.53% 2.Nợ dài hạn 125,279,576,336 121,922,577,891 161,185,319,902 -3,356,998,445 -2.68% 39,262,742,011 32.20% 3.Tỉ lệ nợ ngắn hạn (3) = (1) : (I) 72.95% 71.81% 67.88% -1.14% -1.56% -3.93% -5.47% 4.Tỉ lệ nợ dài hạn (4) = (2) : (I) 27.05% 28.19% 32.12% 1.14% 4.20% 3.93% 13.94%

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 37

Tóm lại, với chính sách tài trợ là thiên về huy động nợ hơn nữa lại là nợ ngắn hạn có xu hƣớng giảm, điều đó làm tăng tính tự chủ về tài chính của công ty. Do công ty có phƣơng án phát hành thêm cổ phiếu và phƣơng pháp đảo ngƣợc nợ (vay dài hạn để trả nợ ngắn hạn) để tăng tính tự chủ về tài chính của mình.

2. Phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ:

Để phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ ta sử dụng bảng số liệu sau: Bảng 4: Các chỉ tiêu phân tích tính ổn định của nguồn tài trợ

Qua bảng phân tích trên ta thấy, tỉ lệ nguồn vốn thƣờng xuyên tăng đều qua các năm. Qua năm 2010 tỉ suất nguồn vốn thƣờng xuyên tăng lên 45.53%, tƣơng ứng tăng 10.5% so với năm 2009, sang năm 2011 tỉ suất nguồn vốn thƣờng xuyên tăng tiếp lên 51.98%, tƣơng ứng tăng 14.38% so với năm 2010. Năm 2009, 2010 tỉ suất này tăng nhƣng vẫn thấp hơn tỉ suất nguồn vốn tạm thời, thể hiện nguồn tài trợ phần lớn cho doanh nghiệp nợ ngắn hạn và chụi áp lực do thanh toán trong ngắn hạn là rất cao. Tuy nhiên tỉ suất này đƣợc cải thiện đáng kể vào năm 2011 là do doanh nghiệp tăng nguồn tài trợ bằng vốn chủ sỡ hữu và các khoản nợ vay trung và dài hạn. Trong năm 2010 vay dài hạn là 146.84 tỷ đồng từ các hệ thống ngân hàng, trong đó vay dài hạn trả sau 12 tháng là 120,16 tỷ đồng, còn lại là vay dài hạn đến hạn trả là 26.68 tỷ đồng, công ty đã dùng một phần trả bớt nợ ngắn hạn trong năm 2009 là 203.83 tỷ đồng còn 137.77 tỷ đồng, còn lại đầu tƣ vào tài sản cố định và đầu tƣ tài chính khác, và huy động nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng từ 111.48 lên 137.7 tỷ đồng, nguồn vốn này tăng lên là từ nguồn lợi nhuận chƣa phân phối đƣợc giữ lại tăng từ 12.7 lên 33.2 tỷ đồng. Sang năm 2011công ty gia tăng các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, vốn chủ sỡ hữu, cụ thể tăng vay nợ dài hạn từ 120,16 lên 157,9 tỷ đồng, vay và nợ ngắn hạn từ 137.8 lên 190 tỷ đồng, vốn chủ sỡ hữu từ 137.7 lên 207.7 tỷ đồng là do lợi nhuận chƣa phân phối tăng 7,8 tỷ đồng, và vốn góp của chủ sở hữu tăng từ 96.5 lên 150 tỷ đồng do phát hành 5,350,000 cổ phiếu ra thị trƣờng với trị giá là 53.5 tỷ đồng.

Năm

2009 2010 2011

2010/2009 2011/2010

Chỉ tiêu chênh lệch % chênh lệch %

1.Tổng nguồn vốn 574,634,218,245 570,258,298,509 709,577,664,841 -4,375,919,736 -0.76% 139,319,366,332 24.43% 2.Nợ ngắn hạn 337,869,748,962 310,634,981,917 340,708,169,361 -27,234,767,045 -8.06% 30,073,187,444 9.68% 3.Nợ dài hạn 125,279,576,336 121,922,577,891 161,185,319,902 -3,356,998,445 -2.68% 39,262,742,011 32.20% 4.Vốn chủ sở hữu 111,484,892,947 137,700,758,701 207,684,175,578 26,215,865,754 23.52% 69,983,416,877 50.82% 5.Nguồn vốn thƣờng xuyên 236,764,469,283 259,623,336,592 368,869,495,480 22,858,867,309 9.65% 109,246,158,888 42.08% (5)=(3)+(4) 6.Nguồn vốn tạm thời (6)=(2) 337,869,748,962 310,634,981,917 340,708,169,361 -27,234,767,045 -8.06% 30,073,187,444 9.68% 7.Tỉ suất nguồn vốn thƣờng xuyên 41.20% 45.53% 51.98% 4.32% 10.50% 6.46% 14.18% (7) = (5): (1)

8.Tỉ suất nguồn vốn tạm thời

58.80% 54.47% 48.02% -4.32% -7.36% -6.46% -

11.85% (8) = (6) : (1) (8) = (6) : (1)

www.thuvienluanvan.org Tƣ vấn hỗ trợ viết luận văn, tiểu luận Trang 38

Nhƣ vậy, bằng các chỉ tiêu phản ánh tính tự chủ và tính ổn định của nguồn tài trợ ta thấy cấu trúc nguồn vốn của công ty tốt. Tỉ suất nợ chiếm 70% trong cơ cấu nguồn vốn của công ty và giảm qua ba năm thể hiện khả năng độc lập về tài chính của công ty có triển vọng trong thời gian tới, tỷ suất tự tài trợ của công ty có xu hƣớng tăng lên nhƣng vẫn còn chậm, điều này là điều kiện tốt đến việc tiếp cận các khoản tín dụng từ bên ngoài trong tƣơng lai của công ty và các khoản vay dài hạn để trả nợ trong ngắn hạn. Vì vậy, có thể thấy rằng tính ổn định về nguồn tài trợ khá tốt và có xu hƣớng tăng và ngày càng cải thiện theo hƣớng tích cực hơn.

Vì vậy, trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng lại một cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn. Để cải thiện tính độc lập và tính ổn định về nguồn tài trợ tốt hơn, công ty cần phải cải thiện và mở rông quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, đồng thời cải thiện và duy trì một khoản nợ ngắn hạn thích hợp, để đảm bảo chi phí sử dụng vốn thấp, nhằm nâng cao tính độc lập về tài chính của công ty và mở ra những cơ hội về những nguồn vốn đầu từ bên ngoài.

Một phần của tài liệu phân tích cấu trúc tài chinh và cân bằng tài chính doanh nghiệp (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)